Huyetap.net https://huyetap.net Vì một trái tim luôn khỏe mạnh Tue, 01 Oct 2024 09:12:00 +0700 vi hourly 1 Có phải sâu răng làm tăng nguy cơ đột quỵ không? https://huyetap.net/sau-rang-lam-tang-nguy-co-dot-quy-2116/ https://huyetap.net/sau-rang-lam-tang-nguy-co-dot-quy-2116/#respond Wed, 30 Nov 2022 11:03:23 +0000 https://huyetap.net/?p=2116 Sâu răng là vấn đề răng miệng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên quan giữa sâu răng và đột quỵ. Điều này dẫn đến sự lo lắng ở nhiều đối tượng, nhất là người cao tuổi đang có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột qụy. Vậy thực hư là như thế nào, có phải sâu răng làm tăng đột qụy hay không? Chúng ta hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Có phải sâu răng làm tăng nguy cơ đột quỵ không? 1

1. Có phải sâu răng làm tăng nguy cơ đột qụy không?

Trước đây, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm mối liên hệ giữa bệnh nướu và đột quỵ nhưng lại có rất ít dữ liệu giữa sâu răng và bệnh lý này. Cho đến năm 2021, Tiến sĩ Souvik Sen và cộng sự tại Đại học Nam Carolina đã công bố mối quan hệ giữa bệnh sâu răng và đột quỵ sau 30 năm theo dõi (1).

Dữ liệu được tổng hợp từ 6.506 người không bị đột quỵ. Trong 15 năm đầu, nhà nghiên cứu thấy rằng những người sâu răng làm tăng nguy cơ chảy máu não – một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. 15 năm tiếp theo, ở những người sâu răng có nguy cơ đột quỵ do chảy máu não cao gấp 4,5 lần những người không bị sâu răng.

Xuất huyết não gây đột quỵ chỉ chiếm 10 – 20% tất cả các trường hợp đột quỵ nhưng tình trạng này nguy hiểm hơn nhiều so với đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ thuộc nhóm 10 nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Hiện nay có nhiều giải pháp để giúp người bệnh giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhưng do chảy máu trong não lại rất hạn chế.

Để tìm ra nguyên nhân của mối nguy cơ này, nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp tính. Trong số những người bị đột quỵ do xuất huyết não, xét nghiệm thấy 26% người có kết quả dương tính với vi khuẩn S. mutans trong nước bọt (vi khuẩn hàng đầu gây sâu răng).

Như vậy, sâu răng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do chảy máu não.

2. Dấu hiệu nhận biết sâu răng và đột quỵ

Để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh sâu răng như đột quỵ, chúng ta cần biết những triệu chứng sớm của hai bệnh giúp xây dựng phương pháp điều trị sớm:

2.1. Sâu răng

2.1. Sâu răng 1

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng có nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Vi khuẩn phá hủy phần khoáng trong cấu trúc của răng, dẫn đến răng bị mềm đi, sụp xuống tạo thành các lỗ sâu.

Sâu răng do nhiều yếu tố gây ra, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chính (thường do Streptococcus mutans). Những điều kiện thuận lợi như vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống nhiều carbohydrat, nước uống có nồng độ flouride thấp, mắc bệnh tiểu đường hay trào ngược dạ dày – thực quản…

Sâu răng chia thành nhiều mức độ khác nhau với các đặc trưng. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng dưới đây:

  • Đau răng nhẹ khi nhai.
  • Răng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
  • Khi ăn những thực phẩm ngọt, chua, cay thấy răng bị ê buốt, hơi thở có mùi hôi…
  • Nặng thấy xuất hiện các đốm đen trên răng, có lỗ thủng, đau nhức phát sốt, lan rộng sang hàm, vỡ thân răng…

2.2. Đột quỵ

2.2. Đột quỵ 1

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương do dòng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc mạch máu bị vỡ gây xuất huyết ồ ạt.

Trước đột quỵ, hầu hết người bệnh không thấy có triệu chứng rõ ràng nào, đến khi khởi phát nó mới xuất hiện các biểu hiện rõ ràng như:

  • Tê hoặc yếu cơ, nhất là chỉ thấy ở một bên cơ thể.
  • Suy giảm thị lực ở một hoặc 2 bên mắt.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
  • Khó nói, lưỡi bị tê cứng, chóng mặt, khó cử động, đi lại khó khăn…

Những người sống sót sau đột quỵ đều để lại ít nhiều di chứng như một bên cơ thể yếu đi, tê liệt, rối loạn cảm xúc, khó nói chuyện… Vì vậy, việc giảm thiểu tối đa nguy cơ gây đột quỵ là điều vô cùng cần thiết.

3. Điều trị sâu răng ngăn ngừa đột quỵ

3. Điều trị sâu răng ngăn ngừa đột quỵ 1

Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần phải điều trị sâu răng dứt điểm.

Đầu tiên, bạn cần chụp X-quang xem xét các tổn thương răng đã ảnh hưởng tới đâu. Tùy theo mức độ sâu răng mà nha sĩ sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả.

– Mức độ nhẹ: Sâu răng đang ở giai đoạn sớm, chưa gây tổn thương tủy, bác sĩ nha khoa sẽ vệ sinh răng, tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng bằng laser. Sau đó dùng flour có độ tập trung cao (dạng dung dịch, gel, vecni), khoáng chất (như canxi, phospho) ở dạng gel đắp lên bề mặt răng để tăng cường tái khoáng. Đồng thời, nó giúp ngăn chặn sự phá hủy khoáng và phục hồi các tổn thương trên năng dần dần.

Nếu răng ở mức độ nặng hơn có xuất hiện các lỗ thủng trên răng nhưng chưa có mủ, bạn có thể cần trám lại bằng vật liệu composite để ngăn ngừa nhiễm trùng răng tái phát.

– Mức độ trung bình: Sâu răng xuất hiện mủ và tác động đến phần tủy gây viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ tiến hành khoan bề mặt răng, sử dụng thuốc diệt vi khuẩn như doxycycline, amoxiciclin và phenoxymethylpenicillin, spiramycin và erythromycin… Sau đó, bạn sẽ được rút hết dịch tủy, lấy vật liệu trám lại để khôi phục kết cấu răng đã mất. Nếu cần có thể phải tiến hành bọc sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng.

– Mức độ nặng: Khi sâu răng tạo thành ổ nhiễm trùng lớn làm chân răng bị tổn thương gây lung lay, không còn bảo tồn răng được nữa, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng để ngăn chặn viêm gây ảnh hưởng tới mô nướu hay làm lây lan vi khuẩn sâu răng sang khu vực lân cận. Nha sĩ sẽ trích dẫn lưu mổ, làm sạch ổ nhiễm trùng, tiêm thuốc tê và nhổ răng. Sau đó, bệnh nhân có thể cần uống thuốc để kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Như vậy, việc khắc phục sâu răng dễ hơn rất nhiều ở mức độ nhẹ, do đó khi thấy răng có các dấu hiệu sớm như đường đen trên răng, đau khi ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh… bạn nên đi thăm khám ngay. Tránh để đau rồi mới đi kiểm tra, lúc này bạn phải cần thực hiện những biện pháp nặng hơn như diệt tủy, chụp sứ, thậm chí là nhổ răng.

Hiện nay, bất cứ nha khoa hay bệnh viện nào cũng có thể điều trị sâu răng cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín với bác sĩ có tay nghề tốt để hạn chế tình trạng đau buốt sau khi thực hiện cũng như đảm bảo sâu răng không tái phát.

3. Ngăn ngừa sâu răng như thế nào?

3. Ngăn ngừa sâu răng như thế nào? 1

Sau khi điều trị khỏi sâu, lúc này răng miệng rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm trở lại. Do đó, việc chăm sóc đúng cách, ngăn ngừa sâu răng là điều nên làm.

– Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh:

  • Vi khuẩn sử dụng đường để tạo năng lượng sinh sôi, phát triển và sản sinh acid lactic gây mất chất khoáng dẫn đến sâu răng. Vì vậy, việc giảm lượng thức ăn và đồ uống chứa đường sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Uống nước lọc thay vì sử dụng nước ngọt, nước trái cây có cho đường nhân tạo.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất khoáng và vitamin nuôi dưỡng sức khỏe răng miệng.

– Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bởi chải răng không giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, đường và acid tích tụ do đó bạn nên kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp làm sạch hiệu quả hơn.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để bảo vệ răng và chống lại acid gây hại cho răng.
  • Nước bọt là một trong những dung dịch tự nhiên để bảo vệ răng bằng cách cuốn trôi đường vào dạ dày, ngăn chặn sự gây hại của acid. Bạn có thể nhai keo cao su không đường sau bữa ăn để tăng tiết nước bọt.
  • Uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày cũng góp phần làm sạch răng miệng.

– Thăm khám bác sĩ định kỳ: Việc định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng là một việc nên làm để phát hiện sớm những dấu hiệu sâu răng. Từ đó có phương pháp điều trị nhanh chóng giúp hạn chế tình trạng nặng phải nhổ răng.

Như vậy, sâu răng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Khi thấy những dấu hiệu của việc sâu răng nên đi thăm khám bác sĩ sớm để được khắc phục tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn tham khảo: https://www.heart.org/en/news/2021/03/19/how-oral-health-may-affect-your-heart-brain-and-risk-of-death

]]>
https://huyetap.net/sau-rang-lam-tang-nguy-co-dot-quy-2116/feed/ 0
Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi trồng răng implant? https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/ https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/#respond Tue, 29 Nov 2022 02:18:11 +0000 https://huyetap.net/?p=2083 Mất răng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười mà còn làm giảm chức năng ăn nhai, xô lệch răng liền kề… . Do đó, việc trồng răng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nhưng nhiều người bị mắc bệnh lý nền tăng huyết áp lo lắng không biết có trồng răng implant được không? Cần lưu ý gì để thực hiện cấy ghép răng an toàn? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi trồng răng implant? 1

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không?

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng cần điều trị trồng răng implant nhiều nhất. Tuy nhiên, độ tuổi này lại thường mắc nhiều bệnh lý nền đặc biệt là huyết áp cao, trong khi đó một số yếu tố của việc trồng răng có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh này.

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không? 1

Phương pháp này có một số yếu tố làm ảnh hưởng tới huyết áp như sau:

Chất gây tê sử dụng để giảm đau trong khi trồng răng implant có thể làm tăng huyết áp: Bước gây tê là một phần quan trọng trong quy trình cấy ghép nha khoa, nó giúp người bệnh thoải mái, không cảm thấy đau trong khi thực hiện từ đó việc trồng răng cũng diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc gây tê cục bộ dùng phổ biến hiện nay chứa adrenalin như epinephrine có tác dụng co mạch. Chất này khiến huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân tăng lên dẫn đến những biến chứng xơ vữa động mạch.

Cộng thêm yếu tố tâm lý khi ngồi trên ghế nha khoa, nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim. Bởi khi cơ thể căng thẳng sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenalin có tác dụng co mạch.

Việc trồng răng có thể khiến người bị cao huyết áp tăng chỉ số huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não, ngất xỉu…

Ngược lại, tăng huyết áp cũng góp phần tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của việc trồng răng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài…

Việc trồng răng implant cần một thời gian hồi phục tương đối dài để trụ implant ổn định trong xương. Ở người cao huyết áp, khả năng phục hồi và làm lành lâu hơn. Do huyết áp cao không được kiểm soát sẽ hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tĩnh mạch và mao mạch, làm giảm khả năng tái tạo và chữa lành tế bào. Trong khi đó, khoang miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Thời gian kéo dài với vết thương hở trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy và sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào máu.

Tăng huyết áp ảnh hưởng tới quá trình cầm máu trước và trong phẫu thuật. Thông thường, việc cắm implant đòi hỏi bạn phải rạch một đường dưới nướu và dùng máy khoan trong y khoa để tạo lỗ đặt trụ implant. Khi huyết áp cao tạo áp lực lớn lên thành mạch có thể phá vỡ các cục máu đông, giảm khả năng cầm máu. Vì vậy, người bị cao huyết áp thực hiện cấy ghép implant có nguy cơ chảy máu cao, dẫn đến choáng, ngất.

Ngoài ra, một số loại thuốc huyết áp như thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng phụ là tăng sản nướu có thể gây sưng nướu và phát triển của viêm quanh implant ở một số người (1).

Như vậy, cao huyết áp và trồng răng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, và những trường hợp khẩn cấp như đột quỵ, choáng, ngất, tai biến mạch máu não…

Dựa trên những thông tin này, các chuyên gia khuyến cáo như sau:

– Ở những người lớn tuổi bị cao huyết áp nên tiến hành lắp hàm răng giả, nhất là trường hợp mất nhiều răng. Hoặc có thể xem xét làm cầu răng, tuy nhiên cũng cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện, hạn chế tình trạng gây xâm lấn như nâng xoang, cấy ghép xương…

– Ở những người trẻ tuổi mất răng bị huyết áp cao nên tiến hành cấy ghép implant để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Tuy nhiên, cần chuẩn bị tâm lý và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện, đồng thời lưu ý:

  • Huyết áp trước khi tiến hành trồng răng phải ổn định trong khoảng 140/90 mmHg. Nếu trước khi thực hiện, huyết áp tăng lên đột ngột cần phải ngừng trồng răng ngay lập tức.
  • Chống chỉ định cấy ghép implant khi huyết áp tâm trương trên 100mmHg, bất kể là trường hợp dễ như trồng răng cửa.

☛ Xem thêm: Cập nhật mới nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không? 2

2. Những điều cần biết để trồng răng an toàn khi bị cao huyết áp

2.1. Trước khi trồng răng

2.1. Trước khi trồng răng 1

Trước khi trồng răng bạn nên chú ý những thông tin dưới đây:

– Điều được coi quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn bệnh viện hay địa chỉ nha khoa uy tín để trồng răng. Nơi có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, xử lý nhanh chóng, kịp thời những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, đó cũng phải là nơi có đầy đủ trang thiết bị tân tiến để theo dõi nhịp tim, huyết áp của bạn trong toàn bộ quá trình trồng răng.

Thông thường trước khi trồng răng bạn sẽ được thăm khám sơ bộ và thực hiện một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, chụp x-quang, đo huyết áp… để nha sĩ xác định được tình trạng răng miệng và xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện. Sau đó vài ngày, bạn sẽ được chỉ định trồng răng.

Trong những ngày này, bạn cũng cần uống thuốc huyết áp đều đặn mỗi ngày để duy trì huyết áp ổn định. Nếu là người khó ngủ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mình có thể uống như thuốc an thần có gây ảnh hưởng tới việc trồng răng không. Bạn không nên sử dụng đột ngột bất cứ loại thuốc nào trước khi trồng răng.

– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia hay chất kích thích khác, nhất là ngày trước khi trồng răng.

– Vào buổi tối trước ngày cấy ghép implant, bạn cần đi ngủ sớm, đủ giấc để ngày hôm sau luôn trong trạng thái khỏe mạnh, tỉnh táo để góp phần thực hiện cấy ghép thành công.

2.2. Trong quá trình trồng răng

2.2. Trong quá trình trồng răng 1

– Quá trình trồng răng phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ nha khoa. Ngay trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đo nhịp tim, huyết áp lại một lần nữa. Người bị tăng huyết áp thường được bác sĩ tiêm thuốc gây tê không có chất adrenalin như mepivacain 3% hoặc giảm liều thuốc tê có tác dụng co mạch trong giới hạn an toàn.

Với những người cao huyết áp, bác sĩ thường kê kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa tối đa khả năng có thể nhiễm trùng.

Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ luôn quan sát tình trạng toàn thân của bạn trong suốt quá trình trồng răng. Bạn và bác sĩ nên thỏa thuận gia hiệu như thế nào nếu trong khi thực hiện bạn cảm thấy khó chịu để xử lý kịp thời.

– Căng thẳng như đã biết là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do đó, sau khi lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bạn cần tin tưởng vào tay nghề của các y bác sĩ, vui vẻ, giữ tinh thần thoải mái trong khi thực hiện.

Thông thường, các nha sĩ cũng sẽ trò chuyện để bạn yên tâm và bớt căng thẳng hơn. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng quá mức, bạn có thể được bác sĩ kê 1 liều thuốc an thần trước khi thực hiện.

2.3. Sau khi trồng răng

2.3. Sau khi trồng răng 1

Một điều quan trọng nữa trong quy trình trồng răng là chăm sóc sau khi thực hiện. Đặc biệt là phương pháp cấy ghép implant mất tương đối nhiều thời gian từ 2 – 6 tháng để implant có thể ổn định rồi mới gắn răng sứ.

– Bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đảm bảo đánh răng 2 lần mỗi ngày, tại vị trí trồng răng cần chải nhẹ nhàng hơn. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, dung dịch súc miệng acid tranexamic 5% 4 lần/ngày trong 2 – 5 ngày để làm sạch sâu.

– Như đã nói ở trên, một số loại thuốc chống tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới viêm quanh trụ implant. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc, huyết áp tăng cao sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có chuyển loại hay dùng liều lượng thuốc thấp hơn hay không.

Ngoài ra, sau khi cấy ghép có thể bạn cũng cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… bạn nên nói với bác sĩ những thuốc đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

– Sau khi thực hiện trồng răng về, bạn cũng cần theo dõi xem vết khâu có còn chảy máu hay không. Nếu xuất huyết nhưng nước bọt vẫn trong thì bạn hãy khắc phục bằng cách ngậm nước đá hay chườm đá lạnh vào bên má có trồng răng. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều hoặc kéo dài cần quay lại nha khoa hoặc thông báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần biết trước khi quyết định trồng răng ở người cao huyết áp. Điều quan trọng là đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng để có thể thực hiện an toàn.

 

]]>
https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/feed/ 0
Bệnh nha chu có mối quan hệ gì với các bệnh tim mạch? https://huyetap.net/benh-nha-chu-va-benh-tim-mach-2064/ https://huyetap.net/benh-nha-chu-va-benh-tim-mach-2064/#respond Mon, 28 Nov 2022 09:54:54 +0000 https://huyetap.net/?p=2064 Bệnh nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp nên nhiều người chủ quan không đến các cơ sở nha khoa để khắc phục dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là các vấn đề về tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Vậy tại sao lại như vậy, mối quan hệ giữa bệnh nha chu và bệnh lý tim mạch như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nha chu có mối quan hệ gì với các bệnh tim mạch? 1

1. Bệnh nha chu và bệnh tim mạch? Dấu hiệu nhận biết?

Điều đầu tiên để hiểu rõ về mối quan hệ giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch, bạn cần biết chính xác hai bệnh và triệu chứng nhận biết của chúng là gì.

1.1. Bệnh nha chu

1.1. Bệnh nha chu 1

Bệnh nha chu là tình trạng tổn thương mô nha chu gây viêm, sưng tấy. Nó là bệnh lý răng miệng phổ biến, khoảng 20% dân số trên thế giới mắc phải. Khởi phát của bệnh là do viêm nướu, sau đó hình thành túi nha chu. Cùng với góp phần của sự thay đổi cơ cấu vi khuẩn trong những mảng bám của răng đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và tăng sinh, xâm nhập vào mô nha chu dẫn đến tình trạng viêm. Một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm P. gingivalis, P. intermedia, A. actinomycetemcomitans…

Triệu chứng như nướu sưng, đỏ, mềm, hôi miệng, nướu dễ chảy máu, cảm thấy đau khi nhai, răng lung lay…

Bệnh thường gặp trong độ tuổi trung niên, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người lớn.

1.2. Bệnh tim mạch

1.2. Bệnh tim mạch 1

Bệnh tim mạch là một nhóm những bệnh lý về tim và hệ mạch máu như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối tĩnh mạch sâu… Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Có nhiều bệnh tim mạch với đặc điểm riêng nhưng triệu chứng phổ biến của chúng bao gồm đau ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, choáng vàng, suy giảm trí nhớ…

Bệnh tim mạch có thể bắt gặp bất cứ độ tuổi nào, trong đó người lớn tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao và có những biến chứng gây tử vong.

Bệnh nha chu và bệnh tim mạch đều thường gặp ở người nam giới nhiều hơn nữ, người có thói quen hút thuốc lá, người bị bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm, căng thẳng…

2. Mối quan hệ giữa bệnh tim mạch và bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu và bệnh tim mạch tưởng chừng như không liên quan, tuy nhiên chúng lại có những mối quan hệ với nhau. Đã phải mất một khoảng thời gian dài, kể từ lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này vào năm 1989 để các chuyên gia hiểu rõ hơn sợi dây liên kết giữa hai bệnh lý này.

Năm 2013, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ khẳng định có mối liên hệ giữa viêm nha chu và xơ vữa mạch máu nhưng chưa đủ để chứng minh đây là quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã tìm ra được một số cơ chế của bệnh viêm nha chu góp phần vào sự phát triển của bệnh lý tim mạch.

2.1. Bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ suy tim

2.1. Bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ suy tim 1

Khi có một tác nhân nào đó xâm nhập, viêm như là một phản ứng tự nhiên để cơ thể chống lại chúng.

Phản ứng viêm sản sinh nhiều chất trung gian hóa học như interleukin, cytokine, TNF alpha, monocyte chemottractant protein-1… Đồng thời, các chuỗi phản ứng oxy hóa cũng được hoạt hóa trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nó cũng gây ảnh hưởng tới ADN của tế bào dẫn đến chết, cơ tim kích hoạt tái cấu trúc dẫn đến các tế bào cũng tăng tốc độ chết theo chu kỳ.

Hậu quả của các quá trình này làm làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim.

2.2. Bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tim mạch

2.2. Bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tim mạch 1

Khi vi khuẩn tấn công các tế bào mô nha chu, việc sản sinh nhiều chất trung gian hóa học này khiến gan có phản ứng tiếp theo (gan là nơi sản sinh và tổng hợp protein). Chính vì vậy, viêm nha chu có thể kích hoạt giải phóng các protein phản ứng C (CRP) vào trong máu.

Sự gia tăng của protein này kích hoạt phản ứng viêm ở trong và ngoài mạch máu. Nếu quá trình này diễn ra tại thành mạch thì sẽ là điều kiện lý tưởng để hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch. Bên cạnh đó, những chất trung gian này làm thay đổi quá trình chuyển hóa lipid và thúc đẩy tăng lipid máu.

Như vậy, các phản ứng viêm nha chu đã kích hoạt sản sinh mảng xơ vữa, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

2.3. Bệnh viêm nha chu có thể gây xơ vữa mạch máu

2.3. Bệnh viêm nha chu có thể gây xơ vữa mạch máu 1

Những vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào trong mạch máu, hình thành ổ nhiễm trùng tại lòng mạch. Những ổ này khiến dòng máu chảy không thành lớp hay bị xoáy có thể tạo thành các mảng xơ vữa, hay viêm nội tâm mạc bán cấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, vi khuẩn trong lòng mạch có thể làm ảnh hưởng tới các yếu tố trung gian của bệnh thành mạch. Chúng tham gia vào sinh bệnh học thành mạch và gây kết tụ tiểu cầu, dẫn đến làm tăng đông máu gây bệnh lý mạch máu như xơ vữa.

Như vậy, bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như xơ vữa mạch máu, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

3. Điều trị viêm nha chu để ngăn ngừa bệnh tim mạch

3. Điều trị viêm nha chu để ngăn ngừa bệnh tim mạch 1

Bệnh nha chu diễn biến thầm lặng nên người bệnh rất dễ bị bỏ qua, đến khi phát hiện thì đã nặng. Điều này càng là mối nguy hại với những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, nhất là ở người lớn tuổi. Do đó, việc điều trị viêm nha chu sớm là điều quan trọng để ngăn ngừa hiệu quả.

Mục tiêu của việc điều trị viêm nha chu là làm sạch các mảng bám, vi khuẩn và các túi viêm nha chu xung quan răng. Đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm dẫn đến tổn thương xương ổ răng.

Các biện pháp điều trị bệnh nha chu được thực hiện như sau:

– Làm sạch cao răng: Bạn nên đến cơ sở nha khoa để được các nha sĩ cạo vôi loại bỏ cao răng, vi khuẩn trên bề mặt răng và bên dưới nướu. Bất cứ túi nha chu nào được hình thành đều cần phải làm sạch sâu để chữa lành những ổ viêm.

– Bào láng gốc răng: Kỹ thuật này giúp làm mịn, đánh bóng chân răng, giảm thiểu tình trạng tích tụ cao răng và vi khuẩn. Bởi những vết sần sùi trên chân răng chính là nơi vi khuẩn có xu hướng tích tụ nhiều nhất.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Khi vệ sinh răng kỹ lưỡng sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại trong miệng. Các phương pháp bao gồm đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa flour (cân nhắc dùng bàn chải điện sẽ làm sạch cao hơn), dùng chỉ nha khoa ít nhất ngày 1 lần để loại bỏ mảng bám, sử dụng nước súc miệng…

– Dùng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nướu mà không đáp ứng với các phương pháp làm sạch bên trên. Những thuốc này có thể ở dạng nước súc miệng, gel bôi hoặc dạng viên để ống. Kháng sinh thường được sử dụng là spiramycin kết hợp với metronidazole.

– Phẫu thuật nếu viêm nha chu tiến triển: Nếu tình trạng viêm vẫn tiếp diễn tại những vị trí không thể đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, nha sĩ có thể đề nghị bạn làm một thủ thuật nhỏ là phẫu thuật tạo vạt. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, sau đó nâng nướu lên để làm sạch chân răng và cuối cùng là khâu lại. Giải pháp này giúp làm sạch cặn bẩn dưới nướu, điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả.

Đồng thời để bệnh viêm nha chu không tiến triển nhanh bạn cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá, giảm thực phẩm chứa nhiều đường, hạn chế uống rượu bia…

4. Cách phòng ngừa bệnh nha chu như thế nào?

4. Cách phòng ngừa bệnh nha chu như thế nào? 1

Viêm nha chu vẫn có thể tái phát nếu bạn không ngăn ngừa hiệu quả. Do đó, việc thực hiện những biện pháp dưới đây để dự phòng bệnh viêm nha chu là điều cần thiết. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa ra lời khuyên như sau:

– Vệ sinh răng miệng:

  • Đánh răng trong 2 phút ngày 2 lần bằng bàn chải điện hoặc bàn chải tay có lông mềm và đảm bảo chải tất cả bề mặt của răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có flour.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu thấy lông bàn chải bị sờn, nhão.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng với người khác vì vi khuẩn có thể lây truyền giữa mọi người.

– Xây dựng chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Việc bổ sung nhiều thực phẩm với hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu… Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống để ngăn ngừa viêm nha chu là điều cần thiết. Bạn nên bổ sung nhiều hơn trái cây và rau quả tươi để cung cấp khoáng chất tăng sức khỏe của răng.

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần: Việc đến nha sĩ định kỳ để làm sạch chuyên sâu là điều quan trọng để ngăn ngừa các bệnh răng miệng, trong đó có bệnh viêm nha chu. Nếu thấy những dấu hiệu sớm, bác sĩ có thể phát hiện và  khắc phục nhanh chóng.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi :”Bệnh nha chu có mối quan hệ gì với các bệnh tim mạch?” và một số biện pháp khắc phục bệnh nha chu. Mong rằng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  • http://hoiyhoctphcm.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/01-Bs-Bich-V%C3%A2n-b.nha-chu-va-b.toan-than-8tr3-10.pdf
  • https://suckhoedoisong.vn/moi-lien-he-giua-benh-viem-nha-chu-va-cac-benh-tim-mach-169178404.htm#
  • http://www.bjcvs.org/article/2210/en-us/Cardiovascular-and-periodontal-diseases
]]>
https://huyetap.net/benh-nha-chu-va-benh-tim-mach-2064/feed/ 0
Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/ https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/#respond Mon, 28 Nov 2022 09:41:00 +0000 https://huyetap.net/?p=2055 Bạn đọc đâu đó thấy rằng một trong những đối tượng cần thận trọng khi nhổ răng là người cao huyết áp. Vậy thực hư là như thế nào, người bị huyết áp cao có nhổ răng được không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không?

Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa xâm lấn có nguy cơ gây ra các biến chứng. Vì vậy, bất cứ những tác động nào trong quá trình này như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… cũng làm tăng tỷ lệ xuất hiện những sự cố không đáng có. Vì vậy, nhiều người bị mắc bệnh lý nền như cao huyết áp cần đặc biệt chú ý, xem xét trường hợp của mình có thực hiện nhổ răng được không.

Để xác định một đối tượng có nhổ răng được hay không cần xác định 2 mặt lợi ích và nguy cơ. Khi lợi ích của việc nhổ răng lớn hơn nhiều so với những mối nguy có thể xảy ra thì bạn nên tiến hành nhổ răng. Ngược lại, nếu nguy cơ gây hại lớn thì bạn không nên thực hiện.

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? 1

Đầu tiên, việc nhổ răng ở người tăng huyết áp có những bất lợi nào?

– Thuốc gây tê để nhổ răng ảnh hưởng tới huyết áp: Trong khi đó, gây tê là một phần quan trọng trong nhổ răng, đặc biệt là răng hàm. Việc này ngăn ngừa mọi cơn đau giúp mang lại cảm giác thoải mái tối đa trong khi thực hiện. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc gây tê chứa adrenalin có tác dụng co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Điều này làm tăng huyết áp đột ngột có thể gây nguy hại như dẫn đến đột quỵ.

– Việc chảy máu trong khi nhổ răng có thể nguy hiểm ở người tăng huyết áp: Việc chảy máu trong nướu và xương khi nhổ răng là không thể tránh khỏi. Điều này có thể gây bất lợi ở người bị huyết áp tăng. Bởi áp lực máu cao (huyết áp tâm trương) tạo một áp lực lớn bất thường gây phá hủy cục máu đông có tác dụng cầm máu. Bên cạnh đó, khi sử dụng chất gây tê ở người tăng huyết áp, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều hơn trong khi nhổ răng.

– Căng thẳng gây tăng huyết áp: Rất nhiều trường hợp cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước và trong khi nhổ răng. Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh nhiều lượng adrenalin hơn bình thường. Loại hormon này gây co mạch khiến huyết áp tăng cao hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng khiến mạch máu co lại, tim đập nhanh hơn.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng ảnh hưởng tới việc chữa lành vết thương sau khi nhổ răng. Huyết áp không được kiểm soát sẽ hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mao mạch và tĩnh mạch, từ đó giảm khả năng tái tạo, chữa lành các tế bào. Trong khi đó, khoang miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể, nếu không lành vết nhổ răng nhanh, nó có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Từ đó, người cao huyết áp có nguy cơ xảy ra những biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, tai biến mạch máu, ngất, đột quỵ… trong khi nhổ răng cao hơn người khoẻ mạnh.

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? 2

Thứ hai, việc nhổ răng ở người cao huyết áp có lợi gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người có mong muốn nhổ răng như răng bị bệnh lý về tủy, sâu răng nặng, răng lung lay, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây biến chứng… Bởi tình trạng này dẫn đến những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng tới việc lo lắng. Việc nhổ răng có thể chấm dứt hoàn toàn cảm giác khó chịu này.

Như vậy, những người cao huyết áp xuất hiện những cơn đau khó chịu, chấp nhận những bất lợi thì việc nhổ răng vẫn được chỉ định.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nhiều người bị cao huyết áp CÓ THỂ nhổ răng an toàn nếu kiểm soát được huyết áp trong giới hạn cho phép tuy rằng có nhiều thách thức hơn người khoẻ mạnh.

Nhổ răng được thực hiện khi mạch từ 60 – 90 lần/phút, huyết áp tâm trương từ 60 – 90 mmHghuyết áp tâm thu từ 90 – 140mmHg. Ở một số bệnh nhân lớn tuổi, đang điều trị cao huyết áp có thể chấp nhận được khi huyết áp dưới 150/90 mmHg.

Việc nhổ răng được xem là chống chỉ định nếu huyết áp tâm trương cao trên 100mmHg, ngay cả với trường hợp tiểu phẫu chỉ nhổ những răng dễ như răng cửa. Ngoài ra, nếu các bác sĩ kiểm tra huyết áp trước khi thực hiện thấy tăng đột ngột thì nhổ răng cũng phải tạm dừng ngay lập tức dù huyết áp đã được kiểm soát tốt trong những ngày trước đó. Chỉ tiếp tục thực hiện nhổ răng khi huyết áp trong giới hạn cho phép.

Tóm lại, người bị cao huyết áp có thể tiến hành nhổ răng trong khoảng huyết áp an toàn. Điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng, cả người nhổ răng và bác sĩ trước khi tiến hành để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

2. Những lưu ý cho người cao huyết áp để nhổ răng an toàn

Để ca nhổ răng ở người cao huyết áp diễn ra an toàn, cần lưu ý những thông tin dưới đây:

2.1. Lựa chọn cơ sở nhổ răng uy tín

2.1. Lựa chọn cơ sở nhổ răng uy tín 1

Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất là bạn nên chọn nhổ răng tại bệnh viện, hay cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ nha khoa kết hợp với bác sĩ tim mạch chuyên khoa phải có kế hoạch điều trị toàn diện để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong khi nhổ răng.

– Trước khi nhổ răng, đặc biệt là những chiếc răng hàm, người tăng huyết áp có thể được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật như chụp x-quang, xét nghiệm công thức máu, đo huyết áp… Đồng thời cần lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm tối đa lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhiều trường hợp có thể sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Trong quá trình nhổ răng, người tăng huyết áp được sử dụng thuốc gây tê không có chất co mạch adrenalin. Với trường hợp này có thể thay thế bằng thuốc tê mepivacain 3% (có tác dụng chống co mạch tốt hơn lidocain nhiều). Đồng thời, người nhổ răng luôn cần quan sát tình trạng toàn thân như mệt mỏi, tăng huyết áp, đau… trong khi làm thủ thuật.

Xây dựng biện pháp tại chỗ để xử lý những biến chứng có thể xảy ra như: khâu huyệt ổ răng, chuẩn bị những chế phẩm cần thiết để cầm máu tại chỗ như nước súc miệng transamin 5%…

2.2. Uống thuốc huyết áp đều đặn trước khi nhổ răng

Sau khi thăm khám, thực hiện những xét nghiệm đầy đủ các bác sĩ sẽ hẹn lịch để nhổ răng. Trong khoảng thời gian này, những người bị cao huyết áp cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đảm bảo huyết áp trong giới hạn cho phép.

Thông thường, người cao huyết áp sẽ được chỉ định nhổ răng trong buổi sáng sau khi đã uống thuốc điều trị huyết áp và trong trạng thái khỏe mạnh, tỉnh táo.

2.3. Giữ tinh thần thoải mái trước và trong khi nhổ

2.3. Giữ tinh thần thoải mái trước và trong khi nhổ 1

Căng thẳng như đã biết là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp khiến các biến chứng có tỷ lệ xảy ra cao hơn. Vì vậy, khi lựa chọn được địa chỉ nhổ răng uy tín, uống thuốc kiểm soát huyết áp đều đặn mỗi ngày rồi thì người tăng huyết áp cũng yên tâm hơn khi nhổ răng.

Vào buổi tối trước khi thực hiện, người đi nhổ răng nên ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Không nên sử dụng đột ngột bất cứ loại thuốc an thần nào, đặc biệt với người cao tuổi nếu không ngủ được. Vì vậy, người tăng huyết áp cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc có thể sử dụng trước khi nhổ răng.

Trong khi nhổ răng, người huyết áp cao phải trấn an tinh thần, giữ tinh thần thoải mái trong khi nhổ để duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép. Đồng thời, đối tượng này cũng nên có người đi cùng để có tâm trạng tốt hơn.

Đọc thêm: 4 phương pháp cải thiện căng thẳng cho người cao huyết áp

2.4. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng, người tăng huyết áp cũng cần vệ sinh răng miệng và chăm sóc vùng nhổ răng đúng cách. Mỗi ngày, vẫn phải đảm bảo chải răng 2 lần, nhẹ nhàng ở chỗ nhổ răng. Bên cạnh đó là sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng cường bảo vệ khả năng làm sạch.

Người cao huyết áp cần theo dõi tình trạng xuất huyết. Nếu chảy máu nhưng nước bọt vẫn trong có thể giải quyết bằng cách chườm lạnh, ngậm nước đá, cám gạo… Nhưng nếu chảy máu nhổ ra cả cục máu đông, hay kéo dài, sưng đau không giảm… bạn nên thông báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Bạn có thể biết xem thêm thông tin nhổ răng ở những người có bệnh lý nền, trong đó có cao huyết áp của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hương – Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Bạch Mai trong video dưới đây:

Tài liệu tham khảo

  • https://www.ada.org/resources/research/science-and-research-institute/oral-health-topics/hypertension
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5074706/
]]>
https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/feed/ 0
Người bị bệnh tim mạch có nên cấy implant không? https://huyetap.net/benh-tim-co-nen-cay-implant-khong-2106/ https://huyetap.net/benh-tim-co-nen-cay-implant-khong-2106/#respond Mon, 30 Nov 2020 04:14:30 +0000 https://huyetap.net/?p=2106 Người bị bệnh tim mạch là một trong những đối tượng đặc biệt cần chú ý trong phẫu thuật nha khoa. Vì vậy, nhiều người bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… lo lắng không biết mình có cấy ghép implant được không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không?

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không? 1

Do cấy ghép implant là một thủ thuật nha khoa có xâm lấn nên những người bị bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh… có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng hơn như:

– Tăng huyết áp, nhịp tim: Bước gây tê là phần quan trọng trong quá trình trồng răng. Nó giúp ngăn chặn mọi cảm giác đau giúp thoải mái hơn. Một trong những thuốc gây tê được sử dụng phổ biến trong nha khoa là epinephrine do có hiệu quả kéo dài. Tuy nhiên, đây là thuốc thuộc nhóm adrenalin có tác dụng co mạch lại thể góp phần tăng huyết áp đột ngột.

Nhiễm trùng: Miệng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn nên trồng răng nếu không được chuẩn bị kỹ có thể bị nhiễm trùng, nặng làm lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt là ở bệnh nhân bị bệnh van tim, vi khuẩn có thể du nhập vào trong máu qua ổ nhiễm trùng răng miệng. Tình trạng này nguy cơ gây viêm nội tâm mạc cấp rất nguy hiểm.

– Tăng nguy cơ chảy máu do 2 nguyên nhân chính dưới đây:

  • Cao huyết áp làm áp lực máu tăng bất thường gây phá hủy cục máu đông, dẫn đến không cầm được máu trong khi trồng răng. Sau khi cấy ghép, người bệnh có thể thấy chảy máu kéo dài, tổn thương viêm lợi…
  • Do dùng thuốc chống đông ở những người đã trải qua thay van tim nhân tạo hoặc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu… Thuốc này liệu pháp bắt buộc trong một số bệnh tim mạch.

– Người bị bệnh tim mạch có thể bị ngất trước, trong hoặc thậm chí sau khi trồng răng implant bởi nhiều nguyên nhân như lo lắng quá mức, thiếu máu não do giảm cung lượng tim… Ngất thường thấy ở bệnh tim giả, rối loạn nhịp.

– Ở những người bị mắc bệnh mạch máu như đau thắt ngực, xơ vữa… thực hiện trồng răng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp động mạch vành, động mạch chủ và cuối cùng là nhồi máu cơ tim.

– Ngoài ra, ở một số người còn gặp tình trạng căng thẳng, lo lắng khi đang nằm trên ghế nha khoa. Điều này có thể khiến cơ thể kích thích tuyến thượng thận sản sinh adrenalin gây tăng huyết áp, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Như vậy, những người bị bệnh tim mạch thực hiện cấy ghép implant có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tăng chảy máu, ngất, nhồi máu cơ tim…

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không? 2

Dựa vào nguy cơ ở bên trên, các chuyên gia khuyến cáo như sau:

– Người lớn tuổi có mắc nhiều bệnh lý nền khác nhau nên hạn chế thực hiện trồng răng implant, nhất là khi bị mất nhiều răng. Lúc này có thể áp dụng một số phương pháp trồng răng khác như dùng làm giả tháo lắp, làm cầu răng…

– Ở người trẻ tuổi, bị mất răng do bẩm sinh hay bất cứ nguyên nhân nào khác nên thực hiện cấy ghép implant. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, người bị bệnh tim mạch có thể tiến hành an toàn nếu kiểm soát được tình trạng của bệnh. Để thực hiện được yêu cầu các chỉ số như sau:

  • Số lượng tiểu cầu trên 150.000/micro lít máu.
  • Nếu có sử dụng thuốc chống đông thì INR từ 2,0 – 3,5.
  • Xét nghiệm CTM: Các chỉ số trong giới hạn.
  • Mạch: 60 – 90 lần/phút.
  • Huyết áp tâm trương 60 – 90 mmHg, huyết áp tâm thu từ 90 – 140 mmHg. Nếu người cao tuổi hoặc đang điều trị cao huyết áp có thể thực hiện dưới 150/90 mmHg.

Chống chỉ định cấy ghép implant trong những trường hợp sau:

  • Khi huyết áp tâm trương >100 mmHg cần dừng bất cứ loại thủ thuật nha khoa nào, kể cả tiểu phẫu.
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, nhồi máu não không được cấy ghép implant trong vòng 6 tháng sau khi mắc phải.

Như vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc nên niềng răng hay không.

2. Lưu ý để người bị bệnh tim mạch cấy ghép implant an toàn

Với những người mắc bệnh lý tim mạch cần lưu ý những thông tin dưới đây để việc cấy ghép implant an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Trước khi cấy ghép

2.1. Trước khi cấy ghép 1

Hiện nay có nhiều phòng khám nha khoa với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đều có thể thực hiện trồng răng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm nên lựa chọn cơ sở uy tín. Bạn có thể thực hiện tại bệnh viện hay địa chỉ cấy ghép implant uy tín, nơi có đầy đủ các trang thiết bị để kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời phối hợp được với khoa Tim mạch để giải quyết ngay nếu xuất hiện những biến chứng.

Sau khi lựa chọn được cơ sở nha khoa, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, xét nghiệm các chỉ số cần thiết. Một số yêu cầu có thể bạn cần thực hiện như:

– Ngừng thuốc chống đông hay thay thế nhóm khác để ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong khi cấy ghép implant.

– Miệng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, nên trước và cả sau khi cấy ghép implant, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Kháng sinh được ưu tiên sử dụng là nhóm betalactam như amoxicilline, erythromycin uống 1 giờ – 1 ngày trước khi nhổ răng và dùng trong 5 – 7 ngày. Đồng thời, lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là người bệnh bị van

– Hẹn lịch cấy ghép: Cho đến ngày cấy ghép implant ở người bị tăng huyết áp thì bạn vẫn cần sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp trong giai đoạn này.

2.2. Trong khi cấy ghép implant

2.2. Trong khi cấy ghép implant 1

Ngay trước khi cấy ghép, nha sĩ sẽ kiểm tra lại các xét nghiệm, huyết áp, mạch, thăm hỏi bệnh nhân về việc dùng thuốc.Sau đó, bác sĩ tiến hành thực hiện cấy ghép implant khi các chỉ số ổn định.

Thay vì gây tê bằng các thuốc co mạch, người mắc bệnh tim mạch sẽ được sử dụng các nhóm khác như amid (lidocain, bupivacain, mepivacain…), este (procain, cocain… nhưng có nhiều biến chứng nên ít được dùng)…

Tuy rằng, các phương pháp trồng răng implant hiện nay gây ít chảy máu hơn (phẫu thuật không vạt) nhưng bác sĩ vẫn cần chuẩn bị những biện pháp ngăn ngừa xuất huyết. Chúng bao gồm khâu ổ răng và sử dụng tác nhân cầm máu tại chỗ. Bạn có thể cần dùng acid tranexamic (transamin) 5% dạng dung dịch súc miệng hoặc tẩm vào bông gạc cầm máu, đặc biệt ở người uống thuốc chống đông không nên uống thuốc dạng tăng cường đông máu toàn thân.

Xuyên suốt quá trình cấy ghép, bác sĩ cũng cần đảm bảo kiểm tra các chỉ số huyết áp, mạch. Nếu có dấu hiệu khó chịu trong người, bạn nên ra dấu cho bác sĩ được biết để xử lý kịp thời.

Bên cạnh việc các bác sĩ đảm bảo quy trình chuẩn để tiến hành trồng răng thì bạn cũng nên kiểm soát tinh thần, hạn chế căng thẳng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn lo lắng quá có thể dẫn đến ngất sẽ rất nguy hiểm.

2.3. Sau khi cấy ghép implant

2.3. Sau khi cấy ghép implant 1

Quá trình cấy ghép implant khá dài, bạn phải mất từ 2 –  6 tháng để implant được ổn định trong xương răng. Do đó việc chăm sóc sau khi trồng răng rất cần được quan tâm.

  • Đầu tiên bạn cần theo dõi biến chứng chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép, đặc biệt sau thực hiện. Nếu thấy bị chảy máu nhưng nước bọt vẫn trong, bạn có thể dùng đá chườm lạnh vào vị trí đau hoặc phía bên má cấy ghép. Nếu thấy xuất huyết nhiều, bạn cần thông báo lại cho bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân (nhất ở người có nguy cơ cao như bệnh nhân bị bệnh van tim), bạn cần tuân theo hướng dẫn về liệu dùng, thời gian để hạn chế tình trạng kháng thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm, (sau khi nhổ bỏ qua phần đánh răng), dùng chỉ nha khoa và súc miệng để làm sạch ổ vi khuẩn.
  • Tăng huyết áp có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương do áp lực máu tăng gây giảm oxy để cung cấp và nuôi dưỡng các mô. Do đó, bạn nên uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi :”Người bị bệnh tim mạch có nên cấy implant không?” và một số lưu ý để trồng răng an toàn. Điều quan trọng là bạn phải đến bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín để được đánh giá tình trạng và tư vấn trường hợp riêng của mình.

Tài liệu tham khảo

  • (1) https://www.medicalnewstoday.com/articles/321302
  • (2) https://www.researchgate.net/publication/326052104_Dental_Implants_in_Patients_with_Cardiovascular_Disorders

 

]]>
https://huyetap.net/benh-tim-co-nen-cay-implant-khong-2106/feed/ 0
Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi https://huyetap.net/dieu-tri-cao-huyet-ap-nguoi-cao-tuoi-719/ https://huyetap.net/dieu-tri-cao-huyet-ap-nguoi-cao-tuoi-719/#respond Wed, 04 Dec 2019 06:50:46 +0000 https://huyetap.net/?p=719 Người cao tuổi bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim sung huyết và bệnh động mạch ngoại vi. Nếu biến chứng xảy ra ở độ tuổi này thì thực sự nguy hiểm, do vậy cần lưu ý một vài nguyên tắc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi 1

Biến chứng cao huyết áp ở người già

Bệnh cao áp huyết, không chữa trị, làm hại cơ thể ta nhiều cách. Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần. Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu, không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng, khó thở… nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại.

Tương tự, cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,… gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác,… So với người thường, người cao áp huyết, nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần, dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Điều trị huyết áp cao ở người già

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn nhẹ

Tăng huyết áp vô căn nhẹ có thể không cần điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý thay đổi lối sống cũng như cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch…

Bạn tham khảo thêm các phương pháp chữa cao huyết áp tại nhà, có rất nhiều kinh nghiệm hết sức có giá trị với bạn.

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn nặng

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn nặng 1

Huyết áp tăng đồng nghĩa với nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch trong 10 năm tới là trên 20%, tỷ lệ khá cao nên việc sử dụng thuốc điều trị, khắc phục và phòng ngừa biến chứng. Việc điều trị kết hợp giữa toa thuốc và thay đổi lối sống, một số nhóm thuốc thường dùng là:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu
  • Nhóm thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin.

Tìm hiểu thêm về Thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiện nay

Nếu bệnh cao huyết áp ở bạn đã tiến triển nặng, thì bạn nên chuẩn bị thêm cho trường hợp gặp phải những cơn cao huyết áp đột ngột, bạn tham khảo thêm những chia sẻ hết sức đầy đủ về cách xử trí khi bạn hay người thân bị lên cơn cao huyết áp đột ngột.

Với trường hợp tăng huyết áp vô căn trầm trọng

Nếu tăng huyết áp trầm trọng, huyết áp đạt đến 180/110 mmHg là báo hiệu vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân cần chuyển sang chuyên khoa để điều trị.

Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp vô căn

Bệnh nhân đã mắc tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và làm việc. Không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị khi thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp không tự ý mua thuốc điều trị sử dụng khi không có chỉ dẫn và theo dõi của thầy thuốc, việc tự ý sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cao huyết áp là tình trạng phổ biến ở tuổi già. Độ tuổi này cũng là thời điểm sức khỏe yếu đi nhiều, do vậy cần có sự quan tâm cần thiết cho sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Việc thăm khám định kỳ thường xuyên là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần trang bị phương tiện đo huyết áp tại nhà để có thể ghi lại thông tin huyết áp đều đặn để kịp thời có phương án điều chỉnh phù hợp, nhằm loại bỏ nguy cơ biến chứng ngoài ý muốn.

Bạn tham khảo thêm bài phân tích cụ thể về Lợi ích của việc theo dõi huyết áp tại nhà.

Việc chọn mua sản phẩm máy đo huyết áp là rất quan trọng, nó quyết định đến độ bền của máy và độ chính xác của kết quả đo. Vì thế bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng để trang bị cho bản thân và gia đình sản phẩm phù hợp. Máy đo huyết áp Omron là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản và đang được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng bởi nó cho kết quả đo chính xác – giá thành phải chăng – bảo hành cao. Để chọn mua máy đo huyết áp Omron phù hợp bạn có thể tham khảo qua bài viết: Máy đo huyết áp loại nào tốt? 

 

]]>
https://huyetap.net/dieu-tri-cao-huyet-ap-nguoi-cao-tuoi-719/feed/ 0
Thuốc chữa bệnh cao huyết áp https://huyetap.net/thuoc-tri-cao-huyet-ap-601/ https://huyetap.net/thuoc-tri-cao-huyet-ap-601/#respond Sun, 01 Sep 2019 01:36:20 +0000 https://huyetap.net/?p=601 Trên thị trường dược phẩm đang có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng với công dụng hạ huyết áp. Do vậy, việc lựa chọn đúng thuốc điều trị huyết áp cao có thể khó khăn với bạn. Bài viết dưới đây gửi tới bạn những thông tin về các loại thuốc, có thể hỗ trợ bạn trong quá trình lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Có tới hàng chục, hàng trăm loại thuốc chống tăng huyết áp có sẵn, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm. Bác sĩ có thể kê toa nhiều hơn một loại thuốc huyết áp cao để điều trị tình trạng của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc có uy cơ tăng huyết áp, việc thay đổi lối sống là cần thiết để giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hỗ trợ bạn hiệu quả hơn.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có lợi cho cả người tiền huyết áp và đang mắc huyết áp cao. Việc bạn cần làm là:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, tập trung vào trái cây và rau quả, đặc biệt là giảm natri trong chế độ ăn uống của bạn
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên. 30 phút hoạt động vừa phải vào các ngày trong tuần cũng đủ để thay đổi.
  • Hạn chế rượu
  • Đừng hút thuốc
  • Kiểm soát căng thẳng

Đọc thêm: Kiểm soát căng thẳng để kiểm soát huyết áp

Chọn thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống chưa đủ để thay đổi chỉ số huyết áp của bạn, bạn có thể nhận được đơn thuốc cho một hoặc nhiều loại thuốc này bên cạnh việc tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh.

Thuốc lợi tiểu( thuốc nước)

Thuốc lợi tiểu( thuốc nước) 1

Đầu tiên bác sĩ có thể đề nghị thuốc lợi tiểu, loại bỏ nước và natri dư thừa ra khỏi cơ thể bạn. Điều đó làm giảm lượng chất lỏng chảy qua các mạch máu của bạn.

Có ba loại thuốc lợi tiểu: thiazide, loop và kali squared. Ủy bạn quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao khuyến cáo rằng hầu hết mọi người nên thử dùng thuốc lợi tiểu thiazide trước để điều trị huyết áp cao và các vấn đề liên quan đến huyết áp cao.

Nếu thuốc lợi tiểu không đủ để hạ huyết áp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm các loại thuốc huyết áp khác vào điều trị.

Thuốc ức chế men chuyển angitotensin( ACE)

ACE giúp thư giãn mạch máu bằng cách ngăn chặn sự hình thành của một loại hormone có tên angiotensin- hormone này làm thu hẹp các mạch máu. Thuốc ức chế men chuyển thường xuyên bao gồm enalapril( Vasotec), lisinopril( Prinivil, Zestril) và ramipril ( Altace).

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II( ARB)

ARB giúp thư giãn các mạch máu bằng cách ngăn chặn hành động của angiotensin thay vì ngăn chặn sự hình thành như ACE. ARB bao gồm valsartan( Diovan), losartan( Cozaar),…

Thuốc chặn canxi

Những loại thuốc này ngăn canxi xâm nhập vào tế bào cơ tim và mạch máu, do đó làm cho các tế bào thư giãn. Thuốc chẹn kênh canxi thường được kê đơn bao gồm amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem, Tiazac, những loại khác) và nifedipine (Adalat CC, Afeditab CR, Procardia).

Thuốc chẹn beta

Còn được gọi là chất ức chế beta-adrenergic, những chất này hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của hormone epinephrine, còn được gọi là adrenaline. Chúng khiến tim bạn đập chậm hơn và ít lực hơn.
Thuốc chẹn beta thường được kê đơn bao gồm metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), nadolol (Corgard) và atenolol (Tenormin).

Thuốc ức chế Renin

Renin là một loại enzyme được sản xuất bởi thận của bạn bắt đầu một chuỗi các bước hóa học làm tăng huyết áp. Aliskiren (Tekturna) làm chậm quá trình sản xuất renin, làm giảm khả năng bắt đầu quá trình này.

Các loại thuốc khác đôi khi được sử dụng để điều trị huyết áp cao

Nếu bạn không thể đạt được mục tiêu huyết áp của mình bằng một hoặc nhiều loại thuốc nêu trên, các loại thuốc khác làm giảm huyết áp bao gồm:

Alpha chặn

Thuốc chẹn alpha làm thư giãn các cơ nhất định và giúp các mạch máu nhỏ vẫn mở. Chúng hoạt động bằng cách giữ cho hormone norepinephrine (noradrenaline) không thắt chặt các cơ trong thành của các động mạch và tĩnh mạch nhỏ hơn, khiến các mạch máu vẫn mở và thư giãn.

Thuốc chẹn alpha thường được kê đơn bao gồm doxazosin (Cardura), Prazosin (Minipress) và terazosin.

Thuốc chẹn alpha-beta.

Thuốc chẹn alpha-beta. 1

Trình chặn alpha-beta hoạt động tương tự như trình chặn beta. Chúng có thể được kê toa cho những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị suy tim. Thuốc chẹn alpha-beta bao gồm carvedilol (Coreg) và labetol (Trandate).

Tác nhân trung ương

Những thứ này ngăn não bạn gửi tín hiệu đến hệ thống thần kinh của bạn để tăng tốc nhịp tim và thu hẹp các mạch máu. Kết quả là, trái tim của bạn không bơm mạnh và máu chảy dễ dàng hơn qua các mạch máu. Clonidine (Catapres, Kapvay), guanfacine (Intuniv, Tenex) và methyldopa là những ví dụ về các tác nhân trung tâm.

Thuốc giãn mạch.

Những thuốc này mở (giãn) mạch máu. Chúng ảnh hưởng đến các cơ trong thành mạch máu, ngăn chặn các cơ bị thắt chặt và các bức tường bị thu hẹp. Kết quả là, máu chảy dễ dàng hơn qua các mạch máu của bạn và trái tim của bạn không phải bơm quá nhiều.

Các loại thuốc huyết áp khác, như thuốc chẹn kênh canxi, cũng làm giãn mạch máu. Nhưng các thuốc giãn mạch hoạt động trực tiếp trên thành mạch là hydralazine và minoxidil.

Thuốc đối kháng Aldosterone.

Chúng thường được sử dụng với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, cho người da đen, người già, người bị suy tim, người mắc bệnh tiểu đường và người bị tăng huyết áp rất khó điều trị. Ví dụ là spironolactone (Aldactone) và eplerenone (Inspra).

Mỗi loại thuốc huyết áp đã được chứng minh là làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, những người khác nhau đáp ứng tốt hơn với một số loại thuốc so với những người khác, điều này thường phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, chủng tộc, huyết áp của bạn cao như thế nào và các tình trạng sức khỏe khác của bạn.

Một sự kết hợp hai loại thuốc nói chung có hiệu quả hơn là một loại thuốc duy nhất giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Đôi khi một loại thuốc thứ ba hoặc nhiều hơn

salà cần thiết để đạt được mục tiêu huyết áp của bạn.

Huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác

Huyết áp cao thường đi đôi với các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Suy tim
  • Đau tim hoặc đột quỵ trước đó
  • Bệnh động mạch vành
  • Buồng tim trái mở rộng hoặc dày lên (phì đại thất trái)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận mãn tính

Huyết áp cao tự nó khiến bạn có nguy cơ cao mắc một trong những tình trạng này. Nếu bạn đã có một hoặc nhiều tình trạng này cộng với huyết áp cao, khả năng bạn bị biến chứng sẽ tăng lên. Một phương pháp điều trị được nhắm mục tiêu có thể làm giảm nguy cơ của bạn về các biến chứng.

Ví dụ, nếu bạn bị đau ngực (đau thắt ngực), bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chẹn beta, có thể làm giảm huyết áp và cũng ngăn ngừa đau ngực, giảm nhịp tim và giảm nguy cơ tử vong. Nếu bạn bị tiểu đường và huyết áp cao, dùng thuốc lợi tiểu cộng với chất ức chế men chuyển có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao và bệnh thận, bạn có thể cần một chất ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.

Tiếp tục cố gắng để đạt được mục tiêu huyết áp của bạn

Không có gì lạ khi thử một vài loại thuốc hoặc liều trước khi tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với bạn. Một cách quan trọng để bạn và bác sĩ biết liệu phương pháp điều trị của bạn có hiệu quả hay không là theo dõi huyết áp tại nhà.

Máy đo huyết áp tại nhà có sẵn rộng rãi, mức giá cả phù hợp và bạn không cần đơn thuốc để mua. Ghi chép thường xuyên, chính xác có thể giúp bác sĩ theo dõi lộ trình điều trị của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, sự kết hợp của thay đổi lối sống và thuốc có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp thành công. Tìm kiếm sự kết hợp đúng đắn của các phương pháp điều trị để kiểm soát huyết áp của bạn có thể mất thời gian và công sức, nhưng nó có thể có nghĩa là một cuộc sống lâu hơn, với ít vấn đề sức khỏe hơn.

Nguồn tham khảo

Choosing blood pressure medications

]]>
https://huyetap.net/thuoc-tri-cao-huyet-ap-601/feed/ 0
17 thực phẩm chống cao huyết áp hiệu quả https://huyetap.net/thuc-pham-ha-huyet-ap-648/ https://huyetap.net/thuc-pham-ha-huyet-ap-648/#respond Sun, 25 Aug 2019 01:32:26 +0000 https://huyetap.net/?p=648 Huyết áp cao là một bệnh lý cực kỳ phổ biến. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết ước tính nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 20% người trưởng thành). Mỗi năm toàn cầu có khoảng 17 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch, trong đó 9,4 triệu ca là do biến chứng của tăng huyết áp.

Có một số điều bạn có thể làm để giảm huyết áp và ngăn nó tăng cao hơn. Nhiều hành động phòng ngừa liên quan đến tăng huyết áp có liên quan đến thói quen lối sống – ví dụ như tập thể dục và kiêng thuốc lá. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa có tác động mạnh hơn mà bạn có thể thực hiện.

Dưới đây là 17 loại thực phẩm có thể thực sự giúp giảm huyết áp của bạn.

Quả mơ

Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo nên ăn thực phẩm giàu kali để hỗ trợ giảm huyết áp. Điều này là do kali có thể giúp giảm bớt tác dụng có hại của natri. Tất cả các loại thực phẩm có chứa kali, nhiều trong số đó là trái cây và rau quả. Một chén quả mơ khô chứa khoảng một phần ba lượng kali khuyến nghị hàng ngày của bạn, khoảng 1.511 miligam. Một chén mơ tươi chứa khoảng 427 miligam kali. Quả mơ cũng chứa nhiều vitamin C và chất xơ, cả hai đều có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Chuối

Chuối 1

Chuối là một trong nhiều loại thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình để bao gồm nhiều kali hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Y khoa cho thấy rằng ăn nhiều chuối làm giảm đáng kể huyết áp ở những người tham gia nghiên cứu. Hãy thử ăn một quả chuối với bơ đậu phộng cho một bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều lành mạnh hoặc cắt một quả chuối lên trên bột yến mạch hoặc sữa chua của bạn vào bữa sáng .

Củ cải

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy nước ép củ cải đường làm giảm đáng kể huyết áp ở nam giới và phụ nữ khỏe mạnh chỉ sau 6 giờ kể từ khi uống. Nước ép củ cải chứa nhiều đường, vì vậy bạn có thể sẽ không muốn uống nó mọi lúc – mặc dù đường trong các loại trái cây và rau quả là tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn muốn một cách linh hoạt hơn để thêm loại rau này vào chế độ ăn uống của bạn, hãy nấu một món ăn với củ cải đường.

Quả mọng

Dâu tây, quả việt quất và các loại quả mọng khác rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid. Những hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư và các tình trạng khác bao gồm huyết áp cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy rằng việc bổ sung các loại quả mọng vào chế độ ăn uống của họ giúp giảm nguy cơ huyết áp cao ở người cao huyết áp khoảng 8%.

Sô cô la

Sô cô la 1

Nghe có vẻ khó tin, nhưng ăn sô-cô-la thực sự lành mạnh và có lợi cho trái tim của bạn. Theo một phân tích tổng hợp được công bố trên BMC Medicine, tiêu thụ sô-cô-la đen hoặc các sản phẩm ca cao – cả hai đều giàu chất chống oxy hóa gọi là flavonoid – dẫn đến giảm huyết áp ở những người tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp. Ăn một chút sô-cô-la đen mỗi ngày còn có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

Quế

Quế chứa chất chống oxy hóa có đem lại một số lợi ích sức khỏe cho bạn. Nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương trong thời gian ngắn ở bệnh nhân tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2.

Cá béo

Một số loại cá, bao gồm cá hồi và cá mòi, đậm đặc với chất béo lành mạnh. Lựa chọn cho những con cá béo hơn cá trắng hơn mỗi lần và sau đó có thể là một ý tưởng tốt. Hội Tim mạch học khuyến cáo nên ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần, một phần do vai trò của nó trong việc giảm huyết áp.

Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men 1

Thực phẩm lên men, bao gồm các loại thực phẩm như kim chi và sữa chua Hy Lạp, có chứa men vi sinh, một loại vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension, men vi sinh có thể có tác dụng nhỏ nhưng có lợi cho huyết áp. Bạn không cần phải uống một viên thuốc đắt tiền hoặc uống hàng tấn kombucha để thêm nhiều chế phẩm sinh học vào chế độ ăn uống của bạn. Probiotic có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống phổ biến( sữa chua, kim chi, giấm táo,…)

Hạt lanh

Hạt lanh có thể không phải là số 1 trong danh sách các loại thực phẩm yêu thích của bạn, nhưng bạn nên xem xét bổ sung chế độ ăn uống của mình bằng cách nào đó. Đây không chỉ là một trong những thực phẩm tốt nhất bạn có thể ăn cho tim mà còn có thể giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu khoa học cho thấy việc bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn uống của họ đã giúp hạ huyết áp tâm thu của bệnh nhân trong khoảng thời gian chỉ sáu tháng.

Tỏi

Một nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân bị huyết áp cao, thêm tỏi vào chế độ ăn uống của họ giúp giảm huyết áp tâm thu theo thời gian. Các nghiên cứu khác cho thấy kết quả tương tự, cho thấy rằng bổ sung tỏi hoặc bổ sung nó trong chế độ ăn uống của bạn một số cách khác có thể giúp đỡ.

Trà hibicus

Theo một nghiên cứu năm 2010, Hibiscus sabdariffa L. (một thành phần có trong trà thảo dược- trà artiso) được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và hạ huyết áp. Các tác giả nhận thấy rằng tiêu thụ trà hibiscus hàng ngày làm giảm huyết áp ở người cao huyết áp và tăng huyết áp nhẹ, làm cho nó trở thành một trong những loại trà tốt nhất cho huyết áp và sức khỏe tim mạch của bạn.

Kiwi

Kiwi 1

Kiwi là một loại trái cây rất ngon, có nhiều vitamin C hơn cam. Thêm một ít kiwi vào món salad trái cây của bạn hoặc ăn nhẹ để giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân bị huyết áp tăng vừa phải, ăn ba quả kiwi mỗi ngày giúp giảm huyết áp nhiều hơn so với ăn một quả táo. Ăn một quả táo mỗi ngày là một ý tưởng tốt cho những lý do khác , nhưng kiwi có lẽ tốt hơn cho huyết áp của bạn.

Dầu ô liu

Dầu đuôi gà được biết là một thành phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải, dầu ô liu có vô số lợi ích cho sức khỏe, nhiều trong số đó liên quan đến trái tim của bạn. Theo một nghiên cứu chỉ ra việc thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống của họ có hiệu quả làm giảm huyết áp tâm thu ở bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp. Học cách nấu ăn với nó đúng cách để tận dụng tối đa hương vị từ dầu ô liu của bạn – nhưng cho dù bạn sử dụng nó như thế nào, nó sẽ tốt cho bạn!

Hạt dẻ cười

Một nghiên cứu khoa học đối với những người bị cao huyết áp cho kết quả giảm huyết áp sau khi ăn hạt dẻ cười trong ngày. Hạt dẻ cười có chứa các chất béo lành mạnh giúp cho bộ não của bạn sắc nét và có lợi cho huyết áp.

Lựu

Hạt lựu có thể nhỏ, nhưng chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng bên trong. Nước ép từ hạt rất giàu polyphenol, một loại chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích, bao gồm giúp ngăn ngừa ung thư. Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy rằng nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp tâm trương và tâm thu hiệu quả theo thời gian, ngay cả khi tiêu thụ một lượng nhỏ. Vì vậy, chỉ cần ăn một hoặc hai quả lựu mỗi ngày sức khỏe của bạn sẽ nhận được những lợi ích.

Nho khô

Nho khô 1

Theo báo cáo từ Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, ăn nho khô có thể là một cách hiệu quả để giảm huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng mối tương quan có thể được gây ra bởi lượng kali lớn của nho khô. Thêm một số vào hỗn hợp đường mòn tự chế hoặc ăn chúng đơn giản cho một bữa ăn nhẹ tốt cho tim!

Cà chua

Cà chua chứa lycopene, một chất dinh dưỡng có thể có lợi cho việc giảm cholesterol, ngăn ngừa tổn thương da và giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy rằng thêm lycopene vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm huyết áp đáng kể.

Huyết áp là tình trạng sức khỏe phổ biến và có thể gây những tác hại khôn lường bất ngờ. Tuy nhiên việc kiểm soát huyết áp có thể thực hiện nhờ việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm bổ sung 17 loại thực phẩm trên.

Nguồn tham khảo

https://www.thedailymeal.com/healthy-eating/foods-help-lower-blood-pressure/slide-19

]]>
https://huyetap.net/thuc-pham-ha-huyet-ap-648/feed/ 0
12 loại thực phẩm giúp hạ huyết áp https://huyetap.net/huyet-ap-cao-an-gi-619/ https://huyetap.net/huyet-ap-cao-an-gi-619/#respond Fri, 16 Aug 2019 12:30:45 +0000 https://huyetap.net/?p=619 Nhiều yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như tuổi tác, tiền sử gia đình, giới tính, chủng tộc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiếm soát huyết áp của mình bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống,.. Dưới đây là 12 thực phẩm giúp hạ huyết áp có hiệu quả.

Rau xanh

Rau xanh 1

Kali giúp thận của bạn loại bỏ nhiều natri qua nước tiểu, từ từ làm giảm huyết áp của bạn.
Các loại rau xanh chứa nhiều kali như: rau diếp, rau binan, cải bó xôi, cải cầu vồng Thụy Sĩ, đậu xanh,…

Quả mọng

Các loại quả mọng, đặc biệt là quả việt quất rất các hợp chất tự nhiên được gọi là flavonoid. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ các hợp chất này có thể ngăn ngừa tăng huyết áp và giúp hạ huyết áp.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy việt quất, mâm xôi hay dâu tây. Thêm chúng vào ngũ cốc hoặc sữa chua cho một món tráng miệng nhanh và lành mạnh.

Củ cải đường

Củ cải đường có nhiều oxit nitric, có thể giúp mở mạch máu và hạ huyết áp. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nitrat trong nước củ cải đường làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.
Bạn có thể ép củ cải lấy nước hoặc chế biến thành các món ăn bao gồm cả phần rễ.

Sữa chua tách béo

Sữa chua tách béo 1

Sữa chua tách béo là một nguồn canxi tuyệt vời và ít chất béo. Đây là cả hai yếu tố quan trọng của chế độ ăn kiêng để giảm huyết áp. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những phụ nưz ăn từ năm khẩu phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Hãy thử kết hợp hạnh nhân, trái cây vào sữa chua để có thêm lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Hãy nhớ lượng đường càng thấp càng tốt.

Bột yến mạch

Bột yến mạch phù hợp với thực đơn giàu chất xơ, ít chất béo và ít natri để giảm huyết áp. Ăn bột yến mạch cho bữa sáng là một cách tuyệt vời để nạp năng lượng cho cả ngày.

Chuối

Chuối là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là lượng kali tự nhiên dồi dào. Ăn chuối hàng ngày hoặc thêm chuối cùng sữa chua, yến mạch để giảm chỉ số huyết áp của bạn.

Cá giàu omega- 3

Cá giàu omega- 3 1

Cá là nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo như cá thu và cá hồi có nhiều axit béo omega-3, có thể làm giảm huyết áp, giảm viêm và giảm triglyceride( chất béo). Cá hồi còn chứa vitamin D- loại thực ohaamr hiếm khi chứa vitamin D có đặc tính có thể làm giảm huyết áp.

Các loại hạt

Hạt không ướp muối có nhiều kali, magie và các khoáng chất khác được biết là giảm huyết áp. Ví dụ như: hướng dương, bí ngô, hạt bí,…

Tỏi và thảo mộc

Tỏi có thể giúp giảm huyết áp bằng cách tăng lượng oxit nitric trong cơ thể. Oxit nittric giúp thúc đẩy sự giãn mạch hoặc mở rộng các động mạch, để giảm huyết áp.
Kết hợp các loại thảo mộc vào chế độ ăn uống hàng ngày thay thế lượng muối.( ví dụ như húng quế, quế, húng tây, hương thảo,…)

Dầu ô liu

Dầu ô liu 1

Dầu ô liu là một ví dụ về chất béo lành mạnh. Nó chứa polyphenol, là hợp chất chống viêm có thể giúp giảm huyết áp.

Dầu ô liu có thể giúp bạn đáp ứng 2-3 phần chất béo hàng ngày. Đây cũng là một thay thế tuyệt vời cho dầu cải, bơ,…

Lựu

Lựu là một loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bạn có thể sử dụng trực tiếp. Một cốc nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần liên tiếp có thể giảm chỉ số huyết áp của bạn.

Nếu bạn mua nước ép lựu từ bên ngoài, hãy kiểm tra lượng đường trong đó trước khi uống.

Chế độ ăn DASH và thực phẩm được khuyến nghị

Khuyến cáo chế độ ăn uống để giảm huyết áp- DASH bao gồm giảm lượng chất béo, natri và rượu. Thay vào đó là các thực phẩm giàu kali, canxi và magie. Ăn nhiều protein ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.

Thực hiện chế độ ăn DASH trong hai tuần có thể giảm huyết áp tâm thu của bạn xuống 8-14 điểm.

Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/foods-good-for-high-blood-pressure
]]>
https://huyetap.net/huyet-ap-cao-an-gi-619/feed/ 0
11 loại thảo mộc có thể giúp hạ huyết áp https://huyetap.net/thao-moc-ha-huyet-ap-622/ https://huyetap.net/thao-moc-ha-huyet-ap-622/#respond Wed, 14 Aug 2019 03:30:37 +0000 https://huyetap.net/?p=622 Huyết áp cao là một tình trạng bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn giúp ích nhiều cho việc cải thiện huyết áp của bạn. Có thể bạn chưa biết, những thảo mộc, gia vị dưới đây có thể giúp hạ huyết áp một cách an toàn và tiện lợi.

Húng quế

Húng quế 1

Húng quế là một loại thảo mộc trong nhiều loại thực phẩm. Nó có thể làm giảm huyết áp của bạn.
Ở động vật gặm nhấm, chiết xuất húng quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn. Các eugenol hóa học được tìm thấy trong húng quế có thể ngăn chặn một số chất làm thắt chặt các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến giảm huyết áp.

Thêm húng quế tươi vào chế độ ăn uống của bạn rất dễ dàng đúng không?

Quế

Quế là một gia vị ngon mà không hề khó khăn để thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Nó có thể mang áp lực máu của bạn giảm xuống. Một nghiên cứu được thực hiện trên động vật gặm nhấm cho thấy chiết xuất quế làm giảm cả khởi phát đột ngột và huyết áp cao kéo dài.

Thảo quả

Thảo quả là một loại gia vị đến từ Ấn Độ và thường được sử dụng trong thực phẩm Đông Nam Á. Trong số 20 người tham gia điều tra về ảnh hưởng sức khỏe của thảo quả cho thấy những người tham gia bị huyết áp cao đã giảm đáng kể chỉ số huyết áp sau khi uống 1,5gram bột thảo quả 2 lần/ngày/12 tuần.

Hạt lanh

Hạt lanh 1Hạt lanh rất giàu omega-3, và đã được chứng minh trong một số nghiên cứu làm giảm huyết áp. Một đánh giá gần đây đã đề xuất dùng 30-50 gram hạt lanh xay mỗi ngày trng hơn 12 tuần để có được lợi ích tốt nhất. Hạt lanh có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch bằng cách giảm cholesterol huyết thanh, cải thiện dung nạp glucose và hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Bạn có thể rang hạt lanh rồi xay bột pha nước để uống, thêm chúng vào các món bánh nướng,…

Cây đậu chổi

Cây đậu chổi (Ruscus aculeatus), còn được gọi là Butcher’s Broom trong tiếng Anh, là một loại cây thân thảo bản địa của các khu vực ẩm ướt và núi non ở châu Âu và phần phía tây của châu Á. Tên gọi “đậu chổi” xuất phát từ hình dáng độc đáo của cây, với những cành lá phẳng và cứng, nên những người bán thịt thường bó cành cây lại thành chổi để quét và làm sạch thớt chặt.

Cây đậu chổi đã được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

Cây đậu chổi 1

Cây đậu chổi có chứa ruscogenins và flavonoid, có thể hữu ích cho việc điều trị huyết áp thấp mạn tĩnh. Cây đậu chổi là một chất chủ vận alpha-adrenergic gây ức chế tĩnh mạch bằng cách kích hoạt trực tiếp các thụ thể alpha1 và alpha2 sau chức năng, lần lượt kích thích sự phóng thích noradrenaline ở mức của thành mạch máu. Nó cũng có tính chất co mạch: Nó làm giảm khả năng tĩnh mạch và tập hợp máu ở chân và có tác dụng bảo vệ trên mao mạch, nội mô mạch máu, và cơ trơn.

Xem chi tiết: Nghiên cứu khoa học về lợi ích của cây đậu chổi đối với bệnh huyết áp thấp

Tỏi

Gia vị cay nồng này có thể làm nhiều hơn việc tạo hương vị dậy mùi cho thức ăn. Tỏi có khả năng hạ huyết áp bằng cách giúp tăng oxit nitric- chất có thể giúp các mạch máu của bạn thư giãn. Điều này cho phép máu lưu thông tự do hơn và giảm huyết áp.

Gừng

Gừng có thể giúp kiểm soát huyết áp. Trong các nghiên cứu trên động vật. gừng được chứng minh là cải thiện lưu thông máu và thư giãn các cơ xung quanh mạch máu, hạ huyết áp. Các nghiên cứu về khả năng giảm huyết áp của gừng trên con người vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, đây là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, do vậy, bạn vẫn nên thêm chúng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Quả sơn tra( Hawthorn)

Quả sơn tra( Hawthorn) 1

Sơn tra(táo gai) là một phương thuốc thảo dược cho huyết áp cao đã được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Ở động vật gặm nhấm, chiết xuất của táo gai có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch, bao gồm giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm cholesterol. Bạn có thể dùng sơn tra dưới dạng thuốc viên, chiết xuất chất lỏng hoặc trà.

Hạt cần tây

Hạt cần tây là một loại thảo mộc được sử dụng tạo hương vị súp, món hầm và các món ăn mặn, Cần tây đã được điều trị tăng huyết áp ở Trung Quốc và nghiên cứu trên các loại động vật được chỉ ra là có hiệu quả. Bạn có thể sử dụng hạt cần tây hoặc ép nước cây cần tây để dùng.

Hoa oải hương

Hoa oải hương được biết đến là nữ hoàng của các loại nước hoa và tinh dầu thơm. Chiết xuất hoa oải hương đã được chứng minh là làm giảm nhịp tim và huyết áp ở loài gặm nhấm. Bạn có thể sử dụng hoa hoặc lá cây oải hương trong các món nướng.

Cây móng mèo

Cây móng mèo 1

Cây móng mèo là một loại thuốc thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y để điều trị tăng huyết áp cũng như các vấn đề về sức khỏe thần kinh. Nghiên cứu tác dụng điều trị huyết áp cao của cây móng mèo ở loài gặm nhấm cho thấy rằng nó có thể hữu ích trong việc giảm huyết áp bằng cách tác động lên các kênh canxi trong tế bào của bạn. Bạn có thể lấy móng vuốt mèo ở dạng bổ sung từ nhiều cửa hàng thực phẩm sức khỏe.

Trên đây là các thảo mộc đã được thí nghiệm trên các loại gặm nhấm được chứng minh là có tác dụng giảm huyết áp cao. Bởi chúng còn có nhiều tác dụng sức khỏe khác ngoài điều trị huyết áp, bạn có thể thêm chúng vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên chưa có kết quả thí nghiệm trên con người, do vậy, bạn không nên sử dụng các thảo mộc trên để thay thế cho thuốc được kê theo toa của bác sĩ.

Do không có triệu chứng, huyết áp cao có thể gây ra tác hại sức khỏe trước khi bạn nhận ra mình mắc bệnh, vì vậy đừng bỏ qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trường hợp cần điều trị bằng thuốc cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng hoặc ngưng dùng thuốc.

Nguồn tham khảo:https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/herbs-to-lower#basil

]]>
https://huyetap.net/thao-moc-ha-huyet-ap-622/feed/ 0