Máy đo huyết áp điện tử là một trong những thiết bị theo dõi huyết áp hiện đang được rất nhiều gia đình quan tâm, tìm hiểu. Vậy bạn đã biết gì về dòng máy đo huyết áp này? Làm thế nào để lựa chọn được một chiếc máy đo huyết áp điện tử phù hợp với mình? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tác dụng của máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị được thiết kế để đo huyết áp của người sử dụng tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, dựa vào vị trí đo, máy đo huyết áp điện tử có thể chia làm hai loại:
- Máy đo huyết áp điện tử bắp tay.
- Máy đo huyết áp điện tử cổ tay.
Máy đo huyết áp điện tử là dòng máy có thiết kế hiện đại, nhỏ gọn và tiện dụng mà bất cứ gia đình nào cũng nên sở hữu. Chỉ với các thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng sử dụng máy đo huyết áp điện tử để tự đo huyết áp cho mình hay người thân tại nhà một cách chính xác, đơn giản vào bất kỳ lúc nào. Điều này sẽ giúp việc kiểm tra, theo dõi huyết áp của mọi người trong gia đình bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sử dụng máy đo huyết áp điện tử để theo dõi tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức dành cho việc đi kiểm tra huyết áp. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về huyết áp cũng như giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang thực hiện, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh huyết áp gây ra để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Máy đo huyết áp điện tử hoạt động như thế nào?
Cấu tạo
Máy đo huyết áp điện tử thường bao gồm các bộ phận chính như:
- Vòng bít.
- Bơm khí.
- Cảm biến áp suất.
- Màn hình hiển thị kết quả.
Nguyên lý hoạt động
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị đo chỉ số huyết áp với nguyên lý hoạt động là phương pháp đao động mạch cảm ứng điện.
Khi bạn đo huyết áp, bơm khí của máy sẽ thổi phồng vòng bít bao quanh bắp tay hoặc cổ tay của bạn với áp suất đủ lớn để ngăn dòng máu chảy trong động mạch. Áp lực này sau đó được giải phóng từ từ nhờ van điện từ được điều khiển tự động cho đến khi máu bắt đầu chảy qua động mạch.
Huyết áp đo được bằng cảm biến áp suất tại thời điểm này sẽ xác định huyết áp tối đa của bạn.
Khi áp suất trong vòng bít giảm xuống dưới huyết áp tối thiểu, máu sẽ chảy qua động mạch mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Phép đo được thực hiện khi lưu lượng máu chảy qua động mạch không còn bị hạn chế sẽ xác định huyết áp tối thiểu của bạn.
Toàn bộ quá trình đo của máy đo huyết áp điện tử được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ bộ điều khiển vi mô. Tín hiệu từ cảm biến áp suất sẽ được xử lý và biến đổi để đưa ra kết quả đo huyết áp, nhịp tim trên màn hình. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng biết được chỉ số huyết áp, nhịp tim của mình tại thời điểm đo
Ưu, nhược điểm của máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử có tốt không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cân nhắc lựa chọn dòng máy này. Trên thực tế, máy đo huyết áp điện tử có khá nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Là thiết bị thông minh được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại.
- Máy đo huyết áp điện tử rất dễ sử dụng, bạn hoàn toàn có thể tự đo huyết áp của mình bằng máy đo huyết áp điện tử mà không cần sự trợ giúp.
- Thiết kế nhỏ gọn, hiện đại, đẹp mắt, dễ bỏ túi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mang máy theo khi cần di chuyển như đi du lịch, công tác,.. để đo huyết áp bất cứ lúc nào.
- Mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng.
- Nhiều chức năng tiện ích thuận lợi cho người sử dụng.
Tuy nhiên, máy đo huyết áp điện tử vẫn còn tồn tại một số hạn chế bạn cần lưu ý như:
- Giá thành cao.
- Dễ bị hỏng nếu không cẩn thận làm rơi vỡ, va đập mạnh.
- Tỳ lệ chính xác không cao bằng máy đo huyết áp cơ.
Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử
Đo huyết áp là rất quan trọng. Nhưng nếu đo huyết áp không đúng cách có thể khiến kết quả sai lệch, thậm chí dẫn đến hậu quả tai hại nếu dựa vào kết quả sai đó để điều trị, sử dụng thuốc. Chính vì vậy, một điều quan trọng khi sở hữu máy đo huyết áp điện tử mà bạn cần biết là cách sử dụng thiết bị này chính xác.
Dưới đây là các bước sử dụng máy đo huyết áp điện tử:
Bước 1: Chuẩn bị đo
☛ Kiểm tra hoạt động của máy.
☛ Giữ cơ thể ở tư thế chuẩn: Ngồi trên ghế tựa, thẳng lưng, tựa nhẹ vào ghế, đặt 2 chân song song và vuông góc với sàn, lòng bàn chân đặt xuống nền, giữ vị trí quấn vòng bít ngang mức tim.
☛ Quấn vòng bít:
- Đối với máy đo huyết áp bắp tay: Quấn vòng bít vào cánh tay người được đo sao cho mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 1 – 2cm và không được quấn quá chặt. Đặt bắp tay ngang với vị trí của tim.
- Đối với máy đo huyết áp cổ tay: Để lòng bàn tay ngửa lên, quấn vòng bít vào cổ tay cần đo sao cho vị trí màn hình ở phía mặt trong cánh tay, vòng bít cách cổ tay khoảng 1cm. Gập cánh tay một góc 45 độ để cổ tay ở vị trí ngang mức tim.
☛ Cắm đầu dây nối vòng bít với máy đo huyết áp (nếu có).
Bước 2: Tiến hành đo huyết áp
Nhấn nút khởi động máy, máy sẽ bắt đầu tự động bơm hơi vào vòng bít. Khi áp suất trong vòng bít đã đạt mức cần thiết, máy sẽ tự động xả hơi. Khi máy hoàn tất xả hơi sẽ có tín hiệu báo kết thúc và kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình.
Đọc các chỉ số huyết áp, sau đó giữ nguyên tư thế và đợi từ 2 – 3 phút rồi đo lại lần tiếp theo.
Bước 3: Ghi kết quả đo và vệ sinh máy.
Kết quả đo sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của máy. Bạn cũng có thể ghi kết quả vào sổ theo dõi của mình để dễ dàng kiểm soát. Sau đó, bạn tiến hành tháo, vệ sinh máy và cất máy vào hộp.
Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử rất đơn giản. Tuy nhiên, để tránh sai số khi đo, bạn cần lưu ý một số vấn đề như: nghỉ ngơi ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo, không sử dụng cafein, rượu, thuốc lá trước đó 2 giờ, đi vệ sinh trước khi đo và và hạn chế nói chuyện trong lúc đo.
Lưu ý khi lựa chọn máy đo huyết áp điện tử
Lựa chọn một chiếc máy đo huyết áp điện tử đảm bảo chất lượng và phù hợp sẽ đem lại kết quả chính xác cũng như sự tiện dụng nhất cho bạn. Để tìm được một thiết bị tốt phù hợp với mình, trong quá trình lựa chọn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số tiêu chí dưới đây:
Vấn đề kích thước
Kích thước của vòng bít là đặc điểm quan trọng nhất cần kiểm tra khi bạn lựa chọn máy đo huyết áp điện tử. Vòng bít sai kích thước có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Do đó, khi chọn mua máy đo huyết áp điện tử, bạn cần kiểm tra chắc chắn rằng vòng bít của nó đã phù hợp với mình hay người thân trong gia đình.
Lựa chọn loại máy đo
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên lựa chọn các loại máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay, vì đó là vị trí đo cho kết quả chính xác nhất. Đặc biệt, người trên 50 tuổi chỉ nên sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay vì ở độ tuổi này, hệ thống tim và mạch máu đã dần suy yếu, nên đo ở vị trí bắp tay sẽ tiện lợi và đem lại kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn dưới 50 tuổi hoặc bắp tay quá lớn, hoặc bị chấn thương hay có những hạn chế về thể chất khiến bạn không thể đo huyết áp ở vị trí này, bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử cổ tay.
Chức năng
Máy đo huyết áp điện tử không chỉ có chức năng đo huyết áp mà còn có nhiều tiện ích khác như báo cử động khi đo, cảnh báo nguy cơ đột quỵ, cảnh báo nhịp tim,…. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn được loại máy đo huyết áp có các chức năng, tiện ích mà mình mong muốn.
Giá thành
Đây là một tiêu chí quan trọng mà bạn cần xem xét khi chọn máy đo huyết áp điện tử. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử với mức giá khác nhau. Bạn nên lựa chọn máy có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và vẫn đáp ứng được yêu cầu đo huyết áp chính xác.
Thương hiệu
Thương hiệu thường gắn liền với chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng của người dùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn máy đo huyết áp điện tử từ các thương hiệu lớn, uy tín trên thị trường như Omron, Beurer, A&D, Qardio,… để đảm bảo độ bền, độ chính xác và chất lượng thiết bị tốt nhất.
Chế độ bảo hành
Mỗi máy đo huyết áp điện tử đều có một chế độ bảo hành riêng để người mua cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng. Đây là lợi ích thiết yếu mà khách hàng nào cũng cần có. Vì vậy, bạn cũng cần quan tâm đến tiêu chí này, đặc biệt là khi mua các loại máy đo huyết áp điện tử có giá trị cao.
Các dòng máy đo huyết áp điện tử đáng quan tâm hiện nay
Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Mỗi loại máy này đều có đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm riêng, nhưng chúng đều đem lại kết quả đo huyết áp chính xác. Tùy theo nhu cầu, sở thích, bạn có thể lựa chọn một loại máy phù hợp nhất với bản thân mình.
Dưới đây là một số máy đo huyết áp điện tử được đánh giá cao hiện nay:
Tổng quan tốt nhất: Máy đo huyết áp Beurer BM67
Beurer BM67 là một mẫu máy đo huyết áp điện tử tầm trung tuyệt vời đến từ Beurer – thương hiệu được đánh giá cao trong lĩnh vực máy đo huyết áp. Beurer BM67 là máy đo huyết áp bắp tay có nhiều ưu điểm nổi bật như dễ sử dụng, độ chính xác cao với đầy đủ các tính năng tiên tiến như phân loại huyết áp theo vạch màu chuẩn WHO, cảnh báo khi thao tác sai, tự động tắt khi không sử dụng.
Ngoài ra, các nút điều khiển trên máy đều lớn và được đánh dấu rõ ràng giúp người dùng dễ dàng thao tác. Màn hình LCD lớn của máy cũng giúp bạn đọc kết quả đo dễ dàng, nhanh chóng.
Do đó, Beurer BM67 sẽ là một máy đo huyết áp có tổng thể tốt, phù hợp cả về chức năng, giá thành hay mẫu mã mà bạn nên quan tâm.
Giá tham khảo: 1.513.819 VNĐ.
Giá thành tốt nhất: Máy đo huyết áp không dây iHealth Track
Máy đo huyết áp không dây iHealth Track là một trong những máy đo huyết áp có giá thành rẻ trên thị trường được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Bạn có thể sở hữu chiếc máy đo huyết áp chính xác và dễ dùng này với mức giá khoảng 900.000 VNĐ.
Đây là thiết bị rất dễ sử dụng, ngay cả với người cao tuổi. Điều này được chứng minh bằng việc máy chỉ có 2 nút thao tác cùng màn hình lớn để dễ theo dõi kết quả.
Ngoài ra, máy còn có thể kết nối bluetooth với điện thoại của bạn để lưu trữ kết quả và so sánh chúng. Đây sẽ là thiết bị đo huyết áp phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết mọi người, giúp bạn theo dõi huyết áp và nhịp tim đơn giản, chính xác ngay tại nhà.
Tốt nhất cho nhiều người dùng: Máy đo huyết áp Omron HEM 7600T
Nếu trong gia đình bạn có nhiều người cần theo dõi huyết áp, OMRON HEM 7600T sẽ là một trong số ít máy đo huyết áp điện tử trên thị trường phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.
Sở hữu công nghệ mới nhất Intellisense cùng với các tính năng thông minh như phát hiện lỗi cử động khi đo, cảnh báo nhịp tim không đều,… Omron HEM 7600T giúp quá trình đo huyết áp diễn ra nhanh chóng, thoải mái và chính xác.
Với công nghệ vòng bít không dây mới nhất, Omron Hem – 7600T cho kết quả chính xác và đơn giản chỉ với một nút chạm. Được thiết kế chuyên nghiệp, với dung lượng lưu trữ lớn, kết nối thông minh, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi trao cho Omron trọng trách được chăm sóc sức khỏe trái tim bạn.
Đặc biệt, bạn còn có thể dễ dàng đồng bộ hóa thiết bị với điện thoại để tải lên, lưu trữ và xem dữ liệu về huyết áp của mình. Ứng dụng cũng cho phép bạn theo dõi trọng lượng để có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu về sức khoẻ của mình.
Tuy nhiên, Omron HEM 7600T hiện có mức giá khá cao, khoảng 3.250.000 VNĐ.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về máy đo huyết áp Omron hem – 7600T TẠI ĐÂY
Máy đo huyết áp cổ tay tốt nhất: Máy đo huyết áp cổ tay Hem 6232T
Với kích thước nhỏ gọn và nhiều tính năng nổi trội, máy đo huyết áp cổ tay Omron Hem 6232T giúp theo dõi huyết áp dễ dàng ở mọi nơi.
Chỉ cần đeo vào cổ tay hướng chếch lên trên ngang tim là bạn có thể bắt đầu đo các chỉ số. Ngoài chức năng đo huyết áp và nhịp tim thông thường, máy có khả năng cảnh báo nhịp tim bất thường, giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh được chế độ ăn uống, luyện tập.
Máy đo huyết áp điện tử HEM-6232T cho phép đồng bộ hóa kết quả đo trên smartphone thông qua ứng dụng Omron connect nhờ kết nối Bluetooth không dây. Từ đây, bạn có thể theo dõi chỉ số huyết áp qua từng ngày để có được chế độ sinh hoạt và luyện tập lành mạnh.
Giá tham khảo: 2.050.000 VNĐ.
Trên đây là những thông tin về dòng máy đo huyết áp điện tử đang được quan tâm hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về dòng máy này, từ đó lựa chọn được loại máy đo huyết áp phù hợp nhất với bản thân và gia đình, hỗ trợ theo dõi huyết áp và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/how-pick-home-blood-pressure-monitor
- https://techblog.livongo.com/how-do-blood-pressure-monitors-work/
- https://www.forbes.com/sites/forbes-personal-shopper/2021/01/01/best-blood-pressure-monitor-2021/?sh=17465a083991