• Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Đăng bài viết

Huyetap.net

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

Chuyên trang thông tin về bệnh huyết áp

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

  • Trang chủ
  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Kinh nghiệm điều trị
  • Hỏi đáp
  • Thiết bị y tế
  • Video
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Người bị bệnh tim mạch có nên cấy implant không?

Người bị bệnh tim mạch có nên cấy implant không?

Người bị bệnh tim mạch là một trong những đối tượng đặc biệt cần chú ý trong phẫu thuật nha khoa. Vì vậy, nhiều người bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… lo lắng không biết mình có cấy ghép implant được không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  • 1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không?
  • 2. Lưu ý để người bị bệnh tim mạch cấy ghép implant an toàn
    • 2.1. Trước khi cấy ghép
    • 2.2. Trong khi cấy ghép implant
    • 2.3. Sau khi cấy ghép implant

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không?

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không? 1

Do cấy ghép implant là một thủ thuật nha khoa có xâm lấn nên những người bị bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh… có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng hơn như:

– Tăng huyết áp, nhịp tim: Bước gây tê là phần quan trọng trong quá trình trồng răng. Nó giúp ngăn chặn mọi cảm giác đau giúp thoải mái hơn. Một trong những thuốc gây tê được sử dụng phổ biến trong nha khoa là epinephrine do có hiệu quả kéo dài. Tuy nhiên, đây là thuốc thuộc nhóm adrenalin có tác dụng co mạch lại thể góp phần tăng huyết áp đột ngột.

– Nhiễm trùng: Miệng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn nên trồng răng nếu không được chuẩn bị kỹ có thể bị nhiễm trùng, nặng làm lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt là ở bệnh nhân bị bệnh van tim, vi khuẩn có thể du nhập vào trong máu qua ổ nhiễm trùng răng miệng. Tình trạng này nguy cơ gây viêm nội tâm mạc cấp rất nguy hiểm.

– Tăng nguy cơ chảy máu do 2 nguyên nhân chính dưới đây:

  • Cao huyết áp làm áp lực máu tăng bất thường gây phá hủy cục máu đông, dẫn đến không cầm được máu trong khi trồng răng. Sau khi cấy ghép, người bệnh có thể thấy chảy máu kéo dài, tổn thương viêm lợi…
  • Do dùng thuốc chống đông ở những người đã trải qua thay van tim nhân tạo hoặc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu… Thuốc này liệu pháp bắt buộc trong một số bệnh tim mạch.

– Người bị bệnh tim mạch có thể bị ngất trước, trong hoặc thậm chí sau khi trồng răng implant bởi nhiều nguyên nhân như lo lắng quá mức, thiếu máu não do giảm cung lượng tim… Ngất thường thấy ở bệnh tim giả, rối loạn nhịp.

– Ở những người bị mắc bệnh mạch máu như đau thắt ngực, xơ vữa… thực hiện trồng răng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp động mạch vành, động mạch chủ và cuối cùng là nhồi máu cơ tim.

– Ngoài ra, ở một số người còn gặp tình trạng căng thẳng, lo lắng khi đang nằm trên ghế nha khoa. Điều này có thể khiến cơ thể kích thích tuyến thượng thận sản sinh adrenalin gây tăng huyết áp, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Như vậy, những người bị bệnh tim mạch thực hiện cấy ghép implant có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng, tăng chảy máu, ngất, nhồi máu cơ tim…

1. Người bị bệnh tim mạch có cấy ghép implant không? 2

Dựa vào nguy cơ ở bên trên, các chuyên gia khuyến cáo như sau:

– Người lớn tuổi có mắc nhiều bệnh lý nền khác nhau nên hạn chế thực hiện trồng răng implant, nhất là khi bị mất nhiều răng. Lúc này có thể áp dụng một số phương pháp trồng răng khác như dùng làm giả tháo lắp, làm cầu răng…

– Ở người trẻ tuổi, bị mất răng do bẩm sinh hay bất cứ nguyên nhân nào khác nên thực hiện cấy ghép implant. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, người bị bệnh tim mạch có thể tiến hành an toàn nếu kiểm soát được tình trạng của bệnh. Để thực hiện được yêu cầu các chỉ số như sau:

  • Số lượng tiểu cầu trên 150.000/micro lít máu.
  • Nếu có sử dụng thuốc chống đông thì INR từ 2,0 – 3,5.
  • Xét nghiệm CTM: Các chỉ số trong giới hạn.
  • Mạch: 60 – 90 lần/phút.
  • Huyết áp tâm trương 60 – 90 mmHg, huyết áp tâm thu từ 90 – 140 mmHg. Nếu người cao tuổi hoặc đang điều trị cao huyết áp có thể thực hiện dưới 150/90 mmHg.

Chống chỉ định cấy ghép implant trong những trường hợp sau:

  • Khi huyết áp tâm trương >100 mmHg cần dừng bất cứ loại thủ thuật nha khoa nào, kể cả tiểu phẫu.
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, nhồi máu não không được cấy ghép implant trong vòng 6 tháng sau khi mắc phải.

Như vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc nên niềng răng hay không.

2. Lưu ý để người bị bệnh tim mạch cấy ghép implant an toàn

Với những người mắc bệnh lý tim mạch cần lưu ý những thông tin dưới đây để việc cấy ghép implant an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Trước khi cấy ghép

2.1. Trước khi cấy ghép 1

Hiện nay có nhiều phòng khám nha khoa với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đều có thể thực hiện trồng răng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm nên lựa chọn cơ sở uy tín. Bạn có thể thực hiện tại bệnh viện hay địa chỉ cấy ghép implant uy tín, nơi có đầy đủ các trang thiết bị để kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời phối hợp được với khoa Tim mạch để giải quyết ngay nếu xuất hiện những biến chứng.

Sau khi lựa chọn được cơ sở nha khoa, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, xét nghiệm các chỉ số cần thiết. Một số yêu cầu có thể bạn cần thực hiện như:

– Ngừng thuốc chống đông hay thay thế nhóm khác để ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong khi cấy ghép implant.

– Miệng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, nên trước và cả sau khi cấy ghép implant, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Kháng sinh được ưu tiên sử dụng là nhóm betalactam như amoxicilline, erythromycin uống 1 giờ – 1 ngày trước khi nhổ răng và dùng trong 5 – 7 ngày. Đồng thời, lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là người bệnh bị van

– Hẹn lịch cấy ghép: Cho đến ngày cấy ghép implant ở người bị tăng huyết áp thì bạn vẫn cần sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp trong giai đoạn này.

2.2. Trong khi cấy ghép implant

2.2. Trong khi cấy ghép implant 1

Ngay trước khi cấy ghép, nha sĩ sẽ kiểm tra lại các xét nghiệm, huyết áp, mạch, thăm hỏi bệnh nhân về việc dùng thuốc.Sau đó, bác sĩ tiến hành thực hiện cấy ghép implant khi các chỉ số ổn định.

Thay vì gây tê bằng các thuốc co mạch, người mắc bệnh tim mạch sẽ được sử dụng các nhóm khác như amid (lidocain, bupivacain, mepivacain…), este (procain, cocain… nhưng có nhiều biến chứng nên ít được dùng)…

Tuy rằng, các phương pháp trồng răng implant hiện nay gây ít chảy máu hơn (phẫu thuật không vạt) nhưng bác sĩ vẫn cần chuẩn bị những biện pháp ngăn ngừa xuất huyết. Chúng bao gồm khâu ổ răng và sử dụng tác nhân cầm máu tại chỗ. Bạn có thể cần dùng acid tranexamic (transamin) 5% dạng dung dịch súc miệng hoặc tẩm vào bông gạc cầm máu, đặc biệt ở người uống thuốc chống đông không nên uống thuốc dạng tăng cường đông máu toàn thân.

Xuyên suốt quá trình cấy ghép, bác sĩ cũng cần đảm bảo kiểm tra các chỉ số huyết áp, mạch. Nếu có dấu hiệu khó chịu trong người, bạn nên ra dấu cho bác sĩ được biết để xử lý kịp thời.

Bên cạnh việc các bác sĩ đảm bảo quy trình chuẩn để tiến hành trồng răng thì bạn cũng nên kiểm soát tinh thần, hạn chế căng thẳng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn lo lắng quá có thể dẫn đến ngất sẽ rất nguy hiểm.

Đọc thêm: Quy trình cấy ghép implant kéo dài bao lâu?

2.3. Sau khi cấy ghép implant

2.3. Sau khi cấy ghép implant 1

Quá trình cấy ghép implant khá dài, bạn phải mất từ 2 –  6 tháng để implant được ổn định trong xương răng. Do đó việc chăm sóc sau khi trồng răng rất cần được quan tâm.

  • Đầu tiên bạn cần theo dõi biến chứng chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép, đặc biệt sau thực hiện. Nếu thấy bị chảy máu nhưng nước bọt vẫn trong, bạn có thể dùng đá chườm lạnh vào vị trí đau hoặc phía bên má cấy ghép. Nếu thấy xuất huyết nhiều, bạn cần thông báo lại cho bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân (nhất ở người có nguy cơ cao như bệnh nhân bị bệnh van tim), bạn cần tuân theo hướng dẫn về liệu dùng, thời gian để hạn chế tình trạng kháng thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm, (sau khi nhổ bỏ qua phần đánh răng), dùng chỉ nha khoa và súc miệng để làm sạch ổ vi khuẩn.
  • Tăng huyết áp có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương do áp lực máu tăng gây giảm oxy để cung cấp và nuôi dưỡng các mô. Do đó, bạn nên uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Chia sẻ 5 kinh nghiệm hữu ích cho những người có ý định cấy ghép implant

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi :”Người bị bệnh tim mạch có nên cấy implant không?” và một số lưu ý để trồng răng an toàn. Điều quan trọng là bạn phải đến bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín để được đánh giá tình trạng và tư vấn trường hợp riêng của mình.

Tài liệu tham khảo

  • (1) https://www.medicalnewstoday.com/articles/321302
  • https://www.researchgate.net/publication/326052104_Dental_Implants_in_Patients_with_Cardiovascular_Disorders

 

BTV Phạm Nga - 30/11/2022
★★★★★★
Chia sẻ0

Bài viết liên quan

  • Có phải sâu răng làm tăng nguy cơ đột quỵ không?

  • Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi trồng răng implant?

  • Bệnh nha chu có mối quan hệ gì với các bệnh tim mạch?

  • Hiểu ngay về tim và mạch máu – hệ cơ quan quyết định sự sống

  • Hiểu đúng về huyết áp – thước đo quan trọng của sức khỏe tim mạch

  • Bình luận bài viết
  • Bình luận facebook

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

    Nổi bật

  • Tự theo dõi huyết áp tại nhà

  • Tăng huyết áp thứ phát là gì? Có nguy hiểm không?

  • Nguy hiểm thầm lặng từ bệnh huyết áp cao

  • Làm thế nào để biết bạn bị cao huyết áp?

Các thông tin trên website Huyetap.net mang tính chất tham khảo.

Mọi chỉ định về điều trị bệnh, sử dụng thuốc hay dinh dưỡng cần phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Copyright © 2019 huyetap.net. All rights reserved.

↑