Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu nhóm bổ khí và được đánh giá cao về tác dụng cải thiện sức khỏe. Loại thảo dược này có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều hòa chức năng nội tạng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Không chỉ thế, sâm còn có tác dụng tích cực trong việc giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và căng thẳng, làm chậm lão hóa, tăng tuổi thọ.
Với nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy, người dân đều có mong muốn sử dụng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên những đối tượng đặc biệt như người cao huyết áp có sử dụng được không, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm để đảm bảo an toàn.
Để trả lời cho câu hỏi: Huyết áp cao có uống được sâm không?, chúng ta hãy cùng xem xét qua 2 khía cạnh y học cổ truyền và y học hiện đại như sau:
Theo y học cổ truyền, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng nhân sâm cho người bị cao huyết áp. Có chuyên gia cho rằng không nên dùng vì nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện nhưng cũng chính vì thế nên nó khiến huyết áp tăng, gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng ở một số người cao huyết áp việc sử dụng sâm lại là điều cần thiết. Cụ thể là những người bị huyết áp cao kèm theo các triệu chứng như thiếu khí, thiếu âm, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, nhân sâm sẽ giúp cải thiện tốt những vấn đề này. Người cao huyết áp sử dụng đúng cách, sâm giúp tăng cường khí huyết và giảm thiểu các triệu chứng suy nhược.
Hiện nay các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu hiện đại để làm rõ về vấn đề này. Kết quả cho thấy nhân sâm không chỉ có nhiều lợi ích gián tiếp mà còn có tác dụng trực tiếp lên người bị huyết áp cao.
– Lợi ích gián tiếp:
Những tác dụng này rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nó giúp ngăn ngừa các biến chứng do tăng huyết áp gây nên.
– Lợi ích trực tiếp:
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sâm đều có tác dụng lên huyết áp. Chẳng hạn như nhân sâm Bắc Mỹ, theo nghiên cứu cho thấy loại nhân sâm này không ảnh hưởng đến huyết áp ở người bị tăng huyết áp.
Khi sử dụng sâm cho người bị huyết áp cao, cần lưu ý các yếu tố sau:
Loại sâm phù hợp: Hiện nay, có rất nhiều loại sâm với hàm lượng hoạt chất khác nhau. Người bị cao huyết áp cần tìm hiểu kỹ về các loại sâm, thành phần dinh dưỡng, công dụng đối với sức khỏe. Theo khuyến cáo, người có huyết áp cao nên lựa chọn những loại sâm có hàm lượng ginsenosides thấp, như nhân sâm đỏ Hàn Quốc hoặc nhân sâm Bắc Mỹ. Tránh sử dụng các loại sâm có hàm lượng ginsenosides cao tác động tới huyết áp nhiều hơn các loại sâm khác.
Thời điểm sử dụng:
Lượng dùng: Sử dụng sâm với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng uống lượng lớn để tránh tác dụng phụ. Thông thường, liều lượng được khuyến cáo là 2 – 6g/ngày.
Cách dùng: Có thể sử dụng nhân sâm dưới nhiều dạng khác nhau như sâm tươi, sâm khô, sâm tẩm mật ong, rượu sâm hoặc cao sâm. Tùy vào nhu cầu và điều kiện sức khỏe mà lựa chọn loại chế phẩm sâm phù hợp. Một số cách sử dụng sâm phổ biến hiện nay như:
Không sử dụng với các thực phẩm tương kỵ: Không dùng chung với cà phê, củ cải, chè và các loại chất kích thích thần kinh khác để tránh làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Bên cạnh đó, trong khi sử dụng, người bị cao huyết áp nên lắng nghe có thể mình, chú ý đến các dấu hiệu khác thường để điều chỉnh liều lượng, cách dùng, loại sâm cho phù hợp.
Bên cạnh việc chú ý đến những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới huyết áp, những người bị cao huyết áp cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khám để duy trì huyết áp ổn định, cho sức khỏe tốt nhất:
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Những người bị cao huyết áp được khuyên rằng nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn, bổ sung thêm nhiều rau củ quả, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Thường xuyên tập thể dục: Tập luyện thể thao như aerobic, đi bộ… sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh cao huyết áp.
– Theo dõi huyết áp tại nhà: Việc kiểm tra huyết áp tại nhà là cần thiết để có thể theo dõi và kiểm tra được những phương pháp điều trị huyết áp cao có hiệu quả hay không, và phát hiện sớm những cơn tăng huyết áp bất ngờ. Hiện nay có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử từ các thương hiệu nổi tiếng và lâu đời như máy đo Omron. Người dùng có thể dễ dàng đo huyết áp tại nhà mà không đòi hỏi có kiến thức chuyên môn về y.
– Khám sức khỏe định kỳ: Việc này giúp bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị, phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được sâm không?. Câu trả lời là có thể, tuy nhiên người bệnh cần phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ để cho kết quả tốt nhất.
]]>Hiện nay có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm mối liên hệ giữa việc sử dụng cà phê với tăng huyết áp. Trong đó, có 2 quan điểm về vấn đề này là: cà phê làm tăng huyết áp tạm thời và cà phê không ảnh hưởng tới huyết áp nếu sử dụng lâu dài.
– Uống cà phê gây tăng huyết áp tạm thời và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn:
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng uống cà phê có thể gây ra sự tăng huyết áp tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là do caffeine – một chất kích thích mạnh mẽ trong cà phê có thể làm co mạch máu và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Khi mạch máu bị co lại, áp lực máu lên thành mạch tăng, dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp tạm thời.
Cụ thể trong nghiên cứu “Tác động của việc tiêu thụ cà phê đến huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường” của Steven G. Chrysant cho thấy ở những người sau khi uống cà phê thấy huyết áp tăng lên tuy nhiên nó không có tác dụng kéo dài.
Một nghiên cứu khác “Thời điểm đo huyết áp liên quan đến việc tiêu thụ caffeine” của Jane R.Mort cũng có kết quả tương tự: việc uống cà phê có thể làm tăng huyết áp tâm thu từ 5 – 15 mmHg, và huyết áp tâm trương từ 4 -13mmHg. Hiệu ứng này xuất hiện sau khi uống 30 phút, đạt đỉnh sau 1-2 giờ và kéo dài đến vài giờ. Tuy nhiên, sự tăng huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời và thường biến mất khi caffeine được đào thải khỏi cơ thể.
– Uống cà phê không gây tăng huyết áp ở những người sử dụng thường xuyên:
Mặc dù cà phê có thể gây tăng huyết áp tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ cà phê đều đặn không dẫn đến tăng huyết áp sau khi uống. Một nghiên cứu về việc theo dõi việc sử dụng cà phê ở những đối tượng khác nhau được công bố trên Tạp chí sức khỏe của đại học Harvard cho kết quả: cà phê làm tăng huyết áp tâm thu trung bình 13 mmHg và huyết áp tâm trương 7 mmHg ở những người không uống cà phê thường xuyên nhưng những người hay uống thì lại không gây tăng huyết áp.
Theo một bài báo khác từ Mayo Clinic, dù caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời, nhưng những người uống cà phê thường xuyên có thể phát triển một mức “chịu đựng” với tác động của caffeine, dẫn đến việc không có sự thay đổi trong mức huyết áp của họ. Nói cách khác, cơ thể có thể thích nghi với lượng caffeine được tiêu thụ đều đặn, giảm thiểu các tác động tới huyết áp của người dùng.
Mặc dù cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời ở một số người, nó cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả những lợi ích tốt cho người bị cao huyết áp:
Vậy những người bị cao huyết áp có nên uống cà phê hay không? Đây là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì cơ thể mỗi người phản ứng với cà phê khác nhau, và tác động của cà phê đối với huyết áp có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, những người bị cao huyết áp có thể dựa vào những yếu tố dưới đây và đưa ra quyết định của mình:
Phản ứng của cơ thể đối với cà phê: Mỗi người phản ứng khác nhau với cà phê. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như cảm giác tim đập nhanh, ợ nóng, lo lắng, hồi hộp, mất ngủ, tăng huyết áp… trong khi có người thì không. Do đó, việc theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi uống cà phê là rất quan trọng. Nếu thấy các triệu chứng khó chịu, tốt nhất người bị cao huyết áp nên hạn chế sử dụng thức uống này.
Liều lượng: Lượng cà phê tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Uống một lượng vừa phải, chẳng hạn dưới 400mg caffeine/ngày tương ứng 4-5 tách cà phê nhỏ mỗi ngày, thường không gây hại. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây ra các tác động tiêu cực như mất ngủ, khó chịu, hay thậm chí là say cà phê.
Loại cà phê: Một lựa chọn khác cho người bị cao huyết áp là cà phê decaf. Loại cà phê này đã loại bỏ hầu hết caffeine, do đó ít có khả năng gây tăng huyết áp tạm thời. Đây có thể là một giải pháp thay thế tốt cho những người yêu thích hương vị cà phê nhưng muốn tránh tác động của caffeine lên huyết áp.
Độ đậm đặc của cà phê: Độ mạnh của cà phê cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Cà phê đậm đặc chứa nhiều caffeine hơn và có thể gây tăng huyết áp mạnh mẽ hơn so với cà phê loãng.
Thời điểm uống cà phê: Thời điểm uống cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người cao huyết áp. Uống cà phê vào buổi sáng được khuyến khích hơn việc uống vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Ngoài ra nên hạn chế uống khi dạ dày rỗng do ảnh hưởng tiêu cực tới nồng độ cortisol và đường huyết.
Việc điều trị tăng huyết áp không chỉ trong vài ngày, vài tháng mà kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời vì vậy để duy trì sức khỏe tốt người bệnh nên thiết kế một lối sống phù hợp cho mình. Dưới đây là một số gợi ý cho người bị tăng huyết áp:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh:
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục hàng ngày chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, hoặc đạp xe, yoga, dưỡng sinh… có thể giúp tăng cường lưu thông máu, tim đập khỏe mạnh, ổn định huyết áp một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần luyện tập vừa sức tránh căng thẳng trong quá trình tập. Mục tiêu nên là ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
3. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp. Giảm cân, thậm chí chỉ vài kg, có thể giúp giảm đáng kể huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
4. Quản lý căng thẳng
Khi cơ thể gặp bị căng thẳng và thích kích thích tuyến thượng thận sản xuất hormone adrenaline, cortisol… Các hoạt chất này là nguyên nhân dẫn tới tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng lưu lượng máu tới cơ bắp… Vì vậy, việc quản lý căng thẳng ở những người bị tăng huyết áp là điều cần thiết.
Người bị tăng huyết áp có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu, hoặc nghe nhạc thư giãn, giảm tải công việc. Tốt nhất là cố gắng cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi.
5. Hạn chế sử dụng các chất kích thích
6. Theo dõi huyết áp thường xuyên
7. Mẹo nhỏ khác để giảm huyết áp
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống cà phê có bị tăng huyết áp không?” và một số gợi ý để cải thiện sức khỏe cho người bị cao huyết áp. Mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn, chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
]]>Dưới đây là 7 loại lá uống có tác dụng hạ huyết áp tốt cho những người bị cao huyết áp như sau:
Nghiên cứu “Chiết xuất Morus alba điều chỉnh cân bằng nội môi huyết áp thông qua tín hiệu eNOS” chỉ ra tác dụng của lá dâu tằm đối với việc điều hòa huyết áp. Nghiên cứu tập trung vào việc chiết xuất này ảnh hưởng như thế nào đến con đường truyền tín hiệu nitric oxit synthase (eNOS) nội mô, rất quan trọng để ổn định huyết áp và duy trì sức khỏe mạch máu.
Kết quả cho thấy chiết xuất lá dâu tằm giúp cải thiện đáng kể việc điều hòa huyết áp bằng cách tăng cường hoạt động của eNOS. Điều này dẫn đến tăng sản xuất oxit nitric, giúp giãn mạch máu và giảm huyết áp.
Vì vậy, nước uống lá dâu tằm có thể là một phương thuốc tự nhiên tiềm năng để kiểm soát chứng tăng huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Lá vối là loại lá phổ biến ở Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp đáng kể. Theo nghiên cứu “Tác dụng hạ huyết áp của Syzygium cumini ở chuột tăng huyết áp tự phát” của Rachel Melo Ribeiro và cộng sự đã kiểm tra tác dụng hạ huyết áp từ lá cây vối rừng.
Lá vối giúp giảm hoạt động co mạch có liên quan đến canxi từ đó giúp giãn mạch, giảm huyết áp. Dịch chiết của lá vối cũng giàu flavonoid có tác dụng hạ huyết áp nhờ khả năng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.
Ngoài ra, lá vối còn hỗ trợ trong việc điều hòa đường huyết và giảm cholesterol, táo bón, rối loạn tiết niệu…
Những người bị tăng huyết áp có thể uống nước lá vối đều đặn mỗi ngày để kiểm soát huyết áp.
Một trong các loại lá khác có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả là lá hương nhu tía. Theo nghiên cứu “Tác dụng hạ huyết áp của Ocimum basilicum L. (OBL) đối với huyết áp ở chuột tăng huyết áp thận” của Anwar Omar và cộng sự (năm 2010) cho thấy lá hương nhu tía giúp hạ huyết áp cả ở huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tác dụng này nhờ khả năng làm giảm nồng độ các hoạt chất gây co mạch.
Lá trà xanh có tác dụng hạ huyết áp đáng kể nhờ chứa nhiều hợp chất hữu ích. Các polyphenol, đặc biệt là catechin trong trà xanh có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm stress oxy hóa và viêm nhiễm trong mạch máu. Điều này giúp cải thiện chức năng nội mô và giãn nở mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.
Nghiên cứu “Tác động của việc thường xuyên uống trà xanh hoặc trà đen lên huyết áp ở những người bị huyết áp cao hoặc tăng huyết áp: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp” của Marjan Mahdavi-Roshan và cộng sự (năm 2020) đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ trà xanh thường xuyên có thể giảm đáng kể huyết áp tâm thu khoảng 4,81mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 1,98mmHg. Việc uống trà càng lâu (≥3 tháng) giúp hạ huyết áp càng nhiều.
Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp cơ thể loại bỏ natri và nước dư thừa, góp phần vào việc kiểm soát huyết áp. Vì vậy, việc uống trà xanh hàng ngày có thể là một biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Theo nghiên cứu “Vai trò của thảo dược thiên nhiên trong điều trị tăng huyết áp” cho thấy chiết xuất thô từ lá chùm ngây giúp hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, tác dụng này là ngắn hạn và trở lại bình thường chỉ sau vài phút. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào liều lượng.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu “Thành phần hạ huyết áp từ vỏ quả Moringa oleifera” của S Faizi cũng cho thấy tác dụng hạ huyết áp là nhờ thành phần thiocarbamate và isothiocyanate có trong chiết xuất thô chùm ngây. Những người bị tăng huyết áp có thể uống lá chùm ngây mỗi ngày để cải thiện huyết áp.
Chắc hẳn không phải ai cũng biết đến công dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm. Theo nghiên cứu “Cơ chế hoạt động có thể có của tác dụng hạ huyết áp của Annona muricata (mãng cầu) ở chuột Sprague–Dawley có huyết áp bình thường” cho thấy chiết xuất lá cây mãng cầu có tác dụng hạ huyết áp.
Trong lá cây mãng cầu xiêm có chứa các hợp chất alkaloid, isoquinoline, coreximine và anomurine có tác dụng giãn mạch, ức chế huyết áp thoáng qua. Ngoài ra, dịch chiết lá mãng cầu còn phong tỏa các kênh ion canxi, đối kháng Ca2+ làm dịu các cơn co thắt gây tăng áp.
Lá sen được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng hạ huyết áp. Lá sen chứa nhiều hợp chất sinh học như flavonoid, polysaccharide, và alkaloid, những chất này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng lên thành mạch máu.
Theo “Nghiên cứu hoạt động giãn mạch của chiết xuất lá sen và chất đại diện nuciferine trên động mạch chủ ngực ở chuột” của Hao Deng và cộng sự (năm 2022) đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá sen có khả năng giảm huyết áp bằng cách làm giãn nở mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Tác dụng này nhờ hoạt chất nuciferine hoạt động theo các cơ chế khác nhau như truyền tín hiệu NO/cGMP, kích hoạt kênh K+, ức chế ROCC và giải phóng SR Ca2 +… làm giãn động mạch chủ ngực.
Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm stress oxy hóa – yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của bệnh tăng huyết áp. Hơn nữa, lá sen còn hỗ trợ giảm cholesterol và cải thiện chức năng gan, giúp điều chỉnh và duy trì huyết áp ổn định.
Tham khảo thêm: Gợi ý 5 loại nước uống cho người bị huyết áp thấp
Việc sử dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị huyết áp cũng có nhiều ưu điểm và những mặt hạn chế. Dưới đây là một số ưu nhược điểm khi sử dụng các loại lá để hạ huyết áp:
An toàn, ít độc tính: Hiện nay hầu hết các loại thuốc hạ huyết áp được sử dụng để điều trị huyết áp cao đều được tổng hợp hóa học. Chúng thường có một số hạn chế như độc tính cao, gây tác dụng phụ và nguy cơ tụt huyết áp do dao động huyết áp lớn trong quá trình điều trị. Trong khi đó, các loại lá từ tự nhiên được biết đến là ít độc tính hơn và có tác dụng hạ huyết áp thông qua nhiều cơ chế khác nhau nên giúp hạ huyết áp ổn định.
Dễ kiếm, rẻ tiền: Bên cạnh đó, các loại lá từ tự nhiên này khá dễ tìm, có thể thấy ngay trong ngôi nhà của bạn vì vậy giá thành rẻ, tiết kiệm được chi phí.
Hiệu quả: Nhiều loại lá đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng, vì vậy người dùng có thể an tâm về hiệu quả mà nó mang lại. Việc sử dụng chúng thường xuyên có thể giúp duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Tác dụng chậm: Do hàm lượng dược chất thấp, các lá này thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc tây y. Người sử dụng cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, có thể lên đến vài tháng hoặc cả năm.
Không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây y: Các loại thuốc tây y mặc dùng có nguy cơ gây tác dụng phụ nhưng không thể phủ nhận tác dụng hạ huyết áp hiệu quả của nó. Trong khi các loại lá thường có tác dụng chậm thì thuốc tây hạ huyết áp nhanh hơn. Vì vậy, người dùng không nên thay thế hoàn toàn thuốc tây bằng lá thảo dược mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng các loại lá để hạ huyết áp cần chú ý những thông tin sau để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất:
Sử dụng lá thảo dược như lá sen, lá hương nhu tía, mãng cầu xiêm… có thể hỗ trợ hạ huyết áp tốt nhưng cần lưu ý không nên lạm dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
]]>Người bị huyết áp thấp nên uống các loại nước giúp hỗ trợ tăng huyết áp, ổn định huyết áp và ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là 5 loại nước tốt cho người bị huyết áp thấp:
Loại nước thân thuộc với hầu hết mọi người tuy nhiên việc sử dụng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người bị huyết áp thấp. Bởi việc duy trì đủ lượng nước trong cơ thể có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể bị thiếu nước (mất nước), thể tích máu giảm, dẫn đến huyết áp giảm. Việc uống đủ nước giúp duy trì hoặc tăng thể tích máu, qua đó giúp nâng huyết áp.
Ngoài ra, nước rất quan trọng cho chức năng bình thường của hệ thần kinh. Uống đủ nước giúp duy trì chức năng thần kinh, bao gồm cả các phản xạ tự động như điều hòa huyết áp. Theo nghiên cứu “Uống nước có thể có lợi cho bệnh nhân huyết áp thấp” được thực hiện năm 2004 cho thấy việc uống nước có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt cho những người bị huyết áp thấp bị ngất khi đang đứng do suy giảm chức năng thần kinh tự chủ.
Theo nghiên cứu “Tác động của việc tiêu thụ cà phê đến huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường” cho thấy cà phê giúp tăng huyết áp tạm thời khi sử dụng một lượng nhỏ nhưng không có tác dụng kéo dài. Vì vậy đây là một loại nước có ích đối với người bị huyết áp thấp trong trường hợp tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, có một nghiên cứu khác cho thấy, việc uống cà phê giúp tăng huyết áp tạm thời trong vòng 30 phút sau khi uống, đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ và kéo dài hơn 4 giờ. Chỉ số huyết áp tâm thu tăng 3 – 15 mmHg và huyết áp tâm trương 4 – 13mmHg.
Cà phê chứa caffeine, một chất kích thích tự nhiên có khả năng tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng. Caffeine hoạt động bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương, làm co mạch máu và tăng nhịp tim, từ đó giúp tăng huyết áp tạm thời.
Đối với những người bị huyết áp thấp, việc uống một tách cà phê vào buổi sáng hoặc khi cảm thấy mệt mỏi có thể giúp giảm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, và tăng cường sự tỉnh táo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả của caffeine chỉ mang tính tạm thời và việc lạm dụng cà phê có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, lo âu, hoặc tăng nhịp tim quá mức. Do đó, người bị huyết áp thấp nên uống cà phê ở mức độ vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống cân bằng để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Uống sữa có thể giúp tăng huyết áp một cách tự nhiên, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Sữa chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, vitamin D và vitamin B12. Chúng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.
Canxi và kali trong sữa có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giúp mạch máu co giãn linh hoạt và hỗ trợ chức năng tim mạch. Đặc biệt là vitamin B12 rất cần thiết cho hệ thần kinh tự chủ – hệ thống chịu trách nhiệm kiểm soát huyết áp. Theo nghiên cứu “Hạ huyết áp tư thế đứng là biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vitamin B12” cho thấy việc thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn tới hạ huyết áp tư thế và ngất xỉu.
Hơn nữa, protein và các chất béo lành mạnh trong sữa cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và hạn chế tình trạng mệt mỏi do huyết áp thấp.
Người bị huyết áp thấp có thể uống 400 – 500ml sữa mỗi ngày (sữa tươi, sữa hạt). Thời gian uống có thể vào buổi sáng hoặc trong các bữa ăn nhẹ không chỉ giúp tăng huyết áp một cách nhẹ nhàng mà còn bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể.
Tuy nhiên, cần lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo để tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo. Với những lợi ích này, sữa là một lựa chọn tốt cho người bị huyết áp thấp trong việc duy trì sức khỏe và năng lượng hàng ngày.
Theo nghiên cứu “Kẹo sinh học: Tác dụng của cam thảo đối với hệ tim mạch” cho thấy cam thảo là một thảo dược giúp tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Cam thảo chứa glycyrrhizin, một hợp chất có tác dụng giữ muối và nước trong cơ thể, từ đó làm tăng thể tích máu và huyết áp. Khi người bị huyết áp thấp uống nước cam thảo, glycyrrhizin giúp cải thiện tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định hơn, giảm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, và yếu sức
Hợp chất glycyrrhizin cũng có thể bắt chước hoạt động của hormon aldosterone trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp.
Ngoài ra, trà cam thảo còn có đặc tính chống viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, vì cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ như giữ nước, tăng cân, và tăng nguy cơ cao huyết áp nếu sử dụng quá mức, nên người bị huyết áp thấp chỉ nên uống nước cam thảo ở mức độ vừa phải và không nên sử dụng kéo dài. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung nước cam thảo vào chế độ ăn uống là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Uống nước muối loãng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả đối với người bị huyết áp thấp. Theo nghiên cứu muối chứa natri, một chất điện giải quan trọng có khả năng giữ nước trong cơ thể và tăng thể tích máu, từ đó giúp tăng huyết áp. Khi uống nước muối loãng, lượng natri hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ổn định, giảm các triệu chứng do tụt huyết áp gây ra.
Để chuẩn bị nước muối loãng, chỉ cần hòa tan một lượng nhỏ muối (khoảng 1/4 đến 1/2 thìa cà phê) vào một ly nước ấm. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều muối vì điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tăng nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Việc uống nước muối loãng nên được thực hiện có chừng mực và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Người bị huyết áp thấp nên tránh hoặc hạn chế sử dụng một số loại nước uống có thể làm giảm huyết áp thêm hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là các loại nước mà người bị huyết áp thấp nên cẩn thận khi sử dụng:
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý huyết áp thấp và duy trì sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị huyết áp thấp:
– Bữa ăn cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: một chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng gồm đầy đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, chất béo và vitamin – khoáng chất) giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho các chức năng của cơ thể. Đây là chìa khóa để quản lý huyết áp thấp hiệu quả.
– Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên: Bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính (sáng, chiều) để duy trì năng lượng và ngăn ngừa các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi.
– Bổ sung các sản phẩm tăng và ổn định huyết áp: Thực phẩm giàu vitamin B12 và axit folic như trứng, thịt đỏ, cá, ngũ cốc và các loại rau lá xanh… cần được bổ sung để hỗ trợ sự hình thành tế bào máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hạn chế giảm huyết áp đột ngột. Thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ… cũng tốt cho người bị huyết áp thấp.
– Người bị huyết áp thấp nên chú ý bổ sung đủ muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì natri có thể giúp tăng thể tích máu và huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng muối ở mức độ vừa phải để tránh các vấn đề sức khỏe khác.
Cuối cùng, để thấy được hiệu quả của chế độ dinh dưỡng mới, việc theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy những thay đổi tích cực hay bất thường trong cơ thể, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách kịp thời và phù hợp. Chăm sóc sức khỏe không chỉ là một quá trình ngắn hạn mà cần sự kiên trì và cẩn thận theo dõi từng chỉ số để đạt được kết quả tốt nhất.
Trên đây là 5 loại nước mà người bị huyết áp thấp nên uống. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn, chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
☛ Tham khảo thêm tại: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì?
]]>Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính trong đó áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao một cách thường xuyên.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cùng Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) đã thống nhất xác định tăng huyết áp là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 90mmHg trở lên.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, người ta có thể chia tăng huyết áp thành hai loại như sau:
Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành mạch khi máu chảy trong hệ thống mạch. Do đó, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Mối quan hệ giữa huyết áp và các yếu tố này được biểu diễn qua công thức:
Huyết áp = Cung lượng tim x sức cản ngoại vi.
Trong đó, cung lượng tim là lượng máu tim bơm đi được trong một phút. Cung lượng tim sẽ phụ thuộc vào sức co bóp của tim, tiền gánh (lượng máu về tim khi tim giãn), hậu gánh (sức cản của các động mạch với sự co bóp của tim) và tần số tim.
Sức cản ngoại vi là lực chống lại dòng chảy của máu. Nó phụ thuộc vào chiều dài động mạch, bán kính động mạch và độ quánh của máu.
Cơ chế gây tăng huyết áp nguyên phát thường rất phức tạp và có sự tham gia đồng thời của rất nhiều yếu tố.
Nhờ sự nỗ lực của các nhà khoa học, nhiều nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ hơn một số cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết được trong đó yếu tố nào là yếu tố khởi phát bệnh và yếu tố nào là yếu tố duy trì bệnh.
Dưới đây là một số cơ chế gây tăng huyết áp nguyên phát đã được nghiên cứu và phát hiện:
☛ Vai trò của natri:
Lượng natri đưa vào cơ thể vượt quá khả năng đào thải của thận là nguyên nhân gây tăng áp suất thẩm thấu máu, dẫn đến giữ nước, làm tăng thể tích máu trong cơ thể và tăng lượng máu về tim. Điều này sẽ khiến cung lượng tim tăng lên gây tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp rối loạn vận chuyển natri qua màng tế bào do bơm Na – K bị khiếm khuyết hoặc bị ức chế hay màng tế bào tăng tính thẩm thấu với natri, ion natri sẽ được vận chuyển nhiều vào trong tế bào. Kết quả là làm tế bào nhạy cảm hơn với kích thích giao cảm cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp
☛ Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron:
Hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron (viết tắt tiếng Anh là RAAS) là một hệ thống các hormon làm nhiệm vụ điều hòa huyết áp và cân bằng natri trong cơ thể người.
Renin là một enzyme được hình thành ở bộ máy cận cầu thận. Trong một số trường hợp đặc biệt, Renin sẽ được tiết ra và xúc tác chuyển đổi Angiotensinogen thành Angiotensin I.
Đến lượt mình, Angiotensin I sẽ được chuyển hóa thành Angiotensin II nhờ enzyme tương ứng. Angiotensin II là một chất gây tăng huyết áp mạnh theo các cơ chế sau:
Ngoài cơ chế gây tăng huyết áp do thiếu máu thận, hệ RAAS này còn tác động tới tim, mạch, thận qua việc kích hoạt một số yếu tố vận mạch và yếu tố tăng trưởng gây co mạch và phì đại tế bào thành mạch.
☛ Vai trò của hệ thần kinh giao cảm:
Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ làm tăng sản xuất catecholamin (bao gồm các hormone: epinephrine (adrenaline), dopamine và norepinephrine (noradrenaline)). Các chất hóa học này sẽ gây tăng huyết áp thông qua hai cơ chế:
☛ Vai trò của lớp nội mạc:
Bình thường, tế bào nội mạc mạch máu sản xuất ra các yếu tố giãn mạch (NO,…) và yếu tố co mạch (endothelin,…). Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế tăng huyết áp. Rối loạn nội mạc gây tăng tiết các chất co mạch hay giảm tiết chất giãn mạch đều có thể gây tăng huyết áp do tăng sức cản ngoại vi.
NO có tác dụng giãn mạch, ức chế tiểu cầu ngưng tụ, ức chế phì đại cơ trơn thành mạch, bảo vệ thành mạch chống vữa xơ và huyết khối. Người ta nhận thấy rằng, ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát thường giảm rõ rệt mức sản xuất NO, dẫn đến bất thường trong sự giãn mạch phụ thuộc nội mạc.
Ngược lại, Endothelin gây co cơ trơn thành mạch, đồng thời làm phì đại những tế bào này. Ở một số bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, người ta phát hiện có sự tăng hàm lượng endothelin.
☛ Vai trò của stress:
Stress kích thích trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết catecholamin dẫn đến tăng huyết áp.
☛ Trạng thái béo phì:
Béo phì có liên quan đến sự tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng lưu lượng máu ở mô và cung lượng tim, kích hoạt RAAS, giảm bài tiết natri và tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Tất cả những thay đổi này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng huyết áp liên quan đến tăng cân.
Hơn nữa, sự tích tụ chất béo xung quanh thận gây chèn ép lên thận và sự tăng áp lực vùng bụng cũng được coi là một cơ chế quan trọng khác dẫn đến tăng huyết áp do béo phì.
☛ Kháng insulin:
Insulin tăng cao trong máu ở những người mắc phải tình trạng kháng insulin có thể gây tăng huyết áp thông qua những cơ chế sau:
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao do một bệnh lý cụ thể trong cơ thể gây ra. Do đó, cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát cũng phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh.
Sau đây là cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát của một số nguyên nhân thường gặp:
☛ Tăng huyết áp do xơ vữa động mạch:
Là tình trạng cholesterol dư thừa trong máu đọng lại ở thành mạch tạo thành mảng, dẫn đến thoái hóa vách mạch, gây nên xơ hóa. Đồng thời với đó là hiện tượng lắng đọng canxi làm thành mạch của bạn trở nên dày và cứng, khả năng đàn hồi của thành mạch giảm. Kết quả là sức cản ngoại vi tăng lên gây tăng huyết áp.
☛ Các bệnh lý thận gây thiếu máu thận:
Thiếu máu thận dẫn đến thiếu oxy đến thận. Điều này tác động lên bộ máy cận cầu thận làm nó tăng tiết renin. Renin có tác dụng hoạt hóa angiotensinogen và các phản ứng tiếp theo để tăng tổng hợp angiotensin II, là chất có tác dụng làm tăng huyết áp.
☛ Tăng huyết áp do bệnh nội tiết:
Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau, dẫn đến biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành mạn tính, tổn thương thận và mắt…
Do đó, nếu bạn đang có một trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp dưới đây, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là huyết áp thường xuyên để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, tránh để bệnh diễn biến nghiêm trọng:
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên và kiên trì điều trị suốt đời. Để đem lại hiệu quả cao nhất, việc điều trị tăng huyết áp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện chế độ ăn uống, chế độ vận động lành mạnh và sử dụng thuốc điều trị đúng cách:
>> Xem chi tiết hơn trong bài: Cao huyết áp nên ăn gì kiêng gì?
Nếu huyết áp của bạn tăng quá cao, trên giới hạn cho phép hoặc khi bạn có những nguy cơ tim mạch đi kèm thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp.
Hiện nay, dựa trên cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp, khoa học đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại thuốc hạ huyết áp có hiệu quả tốt với các cơ chế tác dụng khác nhau như làm giảm dịch và muối, gây giãn mạch, ngăn cản sự co mạch,… từ đó làm giảm huyết áp.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn cũng như các bệnh lý đi kèm mà bác sỹ sẽ kê cho bạn loại thuốc tăng huyết áp phù hợp nhất. Một số nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn là: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta giao cảm.
Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm với cơ chế sinh bệnh vô cùng phức tạp. Hiểu được phần nào cơ chế tăng huyết áp sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh một cách có hiệu quả nhất để có thể chung sống hòa bình và lâu dài với căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo:
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao gây ra bởi một số bệnh lý khác trong cơ thể.
Giống như tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp thứ phát có thể gây biến chứng xấu trên tim, thận, não, mạch máu. Tuy nhiên, người mắc phải loại tăng huyết áp này có cơ hội chữa khỏi bệnh dứt điểm rất lớn nếu phát hiện, điều trị sớm và đúng cách nguyên nhân gây bệnh.
Tăng huyết áp thứ phát có thể do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây ra:
Tăng huyết áp do bệnh lý mạch thận dù chỉ chiếm 2 – 3% các ca tăng huyết áp nhưng lại là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng huyết áp thứ phát.
Dưới đây là một số bệnh lý tại thận gây tăng huyết áp:
➤ Bệnh tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở trên đầu mỗi quả thận, có vai trò sản xuất và điều hòa nhiều loại hormone trong cơ thể như adrenaline, aldosteron và cortisol. Một số bệnh lý tại tuyến thượng thận có thể gây mất cân bằng các hormone này và dẫn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm:
➤ Cường tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có kích thước rất nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nồng độ calci và phospho trong máu của bạn. Khi mắc bệnh cường tuyến cận giáp, hormon PTH sẽ tăng tiết làm tăng lượng calci trong máu. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp.
➤ Các vấn đề về tuyến giáp: Rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể dẫn đến huyết áp cao.
➤ Thai kỳ
Tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, xảy ra ở khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai.
Do đó, phát hiện và kiểm soát sớm tăng huyết áp thứ phát ở phụ nữ có thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Huyết áp cao khi mang thai và những lưu ý mẹ nhất định phải biết
➤ Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Là những cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần trong khi ngủ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.
Tình trạng này gây tổn thương niêm mạc thành mạch máu do thiếu oxy, lâu ngày khiến mạch máu yếu dần dẫn đến huyết áp khó kiểm soát. Ngoài ra, nó còn khiến hệ thần kinh của bạn hoạt động quá mức và giải phóng một số chất gây tăng huyết áp.
➤ Hẹp eo động mạch chủ
Đây là một bệnh lý bẩm sinh và là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp trong nhóm nguyên nhân tim mạch. Động mạch chủ bị thu hẹp làm tăng sức cản mạch máu và tăng huyết áp.
➤ Béo phì
Béo phì có thể gây tăng nhịp tim và tăng lượng máu chảy trong cơ thể, từ đó làm tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch và khiến huyết áp của bạn tăng cao.
Bên cạnh đó, các chất béo tích tụ trong cơ thể khi bị béo phì cũng giải phóng ra một số chất hóa học gây tăng huyết áp.
➤ Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai đường uống (đặc biệt là thuốc chứa estrogen), thuốc chống viêm phi steroid, thuốc ăn kiêng (phenylpropanolamine, sibutramine,…), các chất kích thích (amphetamine, cocaine,…), thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin A và steroid),… có thể gây ra tác dụng phụ là tăng huyết áp.
Tương tự như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng ngay cả khi huyết áp của bạn tăng cao ở mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, tăng huyết áp thứ phát thường do một nguyên nhân xác định. Do vậy, ở người bệnh tăng huyết áp có thể xuất hiện một số triệu chứng của các bệnh lý đi kèm, ví dụ như:
Ngoài ra, nếu bạn bị cao huyết áp kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn rất có thể đang mắc phải bệnh lý tăng huyết áp thứ phát:
Để chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát, trước tiên bác sĩ sẽ xác định tình trạng huyết áp cao bằng cách đo huyết áp.
Việc xác định tăng huyết áp không chỉ dựa vào một lần đo mà cần mất khoảng 3 – 6 lần đo để chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn theo dõi huyết áp tại nhà hoặc theo dõi huyết áp suốt 24h bằng holter huyết áp để xem nó có giảm tại các thời điểm khác nhau trong ngày hay không.
Bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp khi:
Sau khi chẩn đoán được bệnh tăng huyết áp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp của bạn:
Tăng huyết áp thứ phát có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng huyết áp cao kéo dài mà không được kiểm soát, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan khác trong cơ thể.
Các biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp thứ phát là:
Các vấn đề sức khỏe mà tăng huyết áp thứ phát gây ra đều rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, phát hiện sớm, điều trị bệnh đúng cách và phòng ngừa các biến chứng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.
Tăng huyết áp thứ phát sẽ kéo dài cho đến khi nguyên nhân gây bệnh biến mất. Do đó, việc điều trị tăng huyết áp thứ phát phải bao gồm cả điều trị nguyên nhân gây tăng huyết áp và kiểm soát tốt huyết áp.
Tùy theo nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Khi các bệnh lý cơ bản được điều trị khỏi, huyết áp của bạn có thể giảm hoặc trở lại bình thường.
Bạn cũng có thể cần tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị huyết áp để tránh huyết áp tăng cao không kiểm soát trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn nhóm thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý mắc kèm của bạn.
Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng, hạn chế rượu bia, thuốc lá…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo huyết áp cá nhân và báo cáo với bác sĩ trong các lần thăm khám định kỳ. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bạn cũng như đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị đang sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính trong đó áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được xác định là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 90mmHg trở lên.
Tăng huyết áp thường được chia làm hai thể chính là:
Việc xác định sớm nguyên nhân gây tăng huyết áp là vô cùng cần thiết, giúp bạn xây dựng chế độ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra.
Tăng huyết áp nguyên phát thường phát triển âm thầm trong thời gian nhiều năm. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây nên tăng huyết nguyên phát, bao gồm:
Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp mà bạn không thể thay đổi được. Khi cơ thể bạn già đi theo thời gian, hệ thống mạch máu sẽ bị lão hoá, Thành động mạch bị tổn thương, xơ vữa, phì đại và vôi hóa dẫn đến xơ cứng, không còn đủ khả năng đàn hồi gây tăng sức cản ngoại vi ở mạch máu và làm tăng huyết áp
Di truyền
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người sinh ra trong gia đình có tiền sử cha mẹ bị tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường.
Chế độ ăn quá nhiều muối
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 1/3 số trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn quá nhiều muối của người bệnh.
Nếu bạn ăn quá nhiều muối, lượng muối đưa vào cơ thể lớn hơn khả năng đào thải của thận sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng cao, cơ thể bạn sẽ giữ nước, làm tăng thể tích máu và dẫn đến tăng huyết áp.
Rối loạn lipid máu
Nồng độ mỡ máu cao (cholesterol và triglycerid máu cao) là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch và làm hẹp dần lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ trở nên cứng hơn, kém đàn hồi và từ đó làm huyết áp tăng lên.
Hút thuốc lá
Khi bạn hút một điếu thuốc lá, các chất kích thích trong thuốc lá, đặc biệt là nicotin sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm gây co mạch và khiến huyết áp của bạn tăng lên ngay lập tức. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút sau đó.
Ngoài ra, các hóa chất trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của thành động mạch. Điều này có thể khiến động mạch của bạn bị thu hẹp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có tăng huyết áp.
Uống quá nhiều rượu
Tương tự như thuốc lá, chất cồn trong rượu cũng là một chất độc đối với hệ tim mạch của bạn. Rượu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng lipid máu, tổn thương hệ thống mạch máu. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp của bạn.
Ngoài ra, uống nhiều rượu quá mức còn gây nên bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh khác, từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.
Lười vận động
Thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người lười vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, tình trạng giảm dung nạp đường tăng dẫn đến tỷ lệ đái tháo đường cũng tăng cao và gián tiếp gây ra tăng huyết áp.
Căng thẳng thần kinh
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng căng thẳng thần kinh, stress có thể dẫn tới tăng nhịp tim. Ngoài ra, khi bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều chất trung gian hóa học như adrenalin, noradrenalin có tác dụng gây co động mạch, lâu dài sẽ gây tăng huyết áp.
Thừa cân hoặc béo phì
Cân nặng của bạn càng cao, bạn sẽ càng cần nhiều máu hơn để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, cơ quan trong cơ thể. Khi thể tích máu trong cơ thể tăng lên, lượng máu chảy qua các mạch máu cũng tăng dẫn đến áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao gây tăng huyết áp.
Chế độ ăn uống thiếu kali
Kali có vai trò giúp cân bằng lượng natri trong tế bào của bạn. Nếu bạn không cung cấp đủ kali trong chế độ ăn uống của mình hoặc bạn bị mất quá nhiều kali do mất nước hay do các tình trạng sức khỏe khác, natri có thể tích lũy trong cơ thể gây giữ nước, tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến tăng huyết áp.
Bên cạnh các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, một số người bị huyết áp cao là do các bệnh lý khác trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp thứ phát thường khởi phát đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, tăng huyết áp thứ phát có thể chữa khỏi nếu bạn loại trừ được hoàn toàn bệnh lý nguyên nhân gây ra nó.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp thứ phát mà bạn cần lưu ý.
Bệnh thận
Các tổn thương tại thận hoặc động mạch thận bị hẹp tắc có thể dẫn tới suy giảm lượng máu tới thận. Điều này sẽ kích thích bộ máy cận cầu thận tiết ra một loại hormon là renin gây co mạch và tăng huyết áp.
Bệnh tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng, có chức năng sản xuất và điều hòa nhiều loại hormon trong cơ thể. Các bất thường tại tuyến thượng thận sẽ gây mất cân bằng hormon và có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp thứ phát:
Các bệnh lý về tuyến thượng thận gây tăng huyết áp thường gặp bao gồm:
Bệnh cường tuyến cận giáp Tuyến cận giáp giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và điều hòa hormon PTH – hormon điều chỉnh nồng độ canxi và photpho trong máu. Bệnh cường tuyến cận giáp khiến tuyến nội tiết này tiết ra quá nhiều hormon PTH, làm tăng nồng độ canxi máu và gây kích thích dẫn đến tăng huyết áp.
Bệnh tuyến giáp Các vấn đề về tuyến giáp (suy giáp hay cường giáp) đều có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn không hiếm gặp nhưng thường dễ bị bỏ qua. Bệnh biểu hiện bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, sau đó động tác hô hấp sẽ trở lại và thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Tình trạng này dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu từng đợt, hậu quả là gây tổn thương các tế bào ở thành mạch máu, làm giảm (hoặc mất) tính đàn hồi của thành mạch và gây tăng huyết áp.
Hẹp eo động mạch chủ
Khi động mạch chủ bị hẹp ở vị trí nào đó (do bẩm sinh hoặc do mắc phải) sẽ làm tăng sức cản của mạch máu, khiến tim phải hoạt động co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi qua vị trí hẹp đó, hậu quả là gây tăng huyết áp ở phía trên chỗ hẹp.
Tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường sau 6 tuần sau sinh.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể là do thai phụ còn quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc tuổi đã cao (trên 35 tuổi), thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…
Do tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai nội tiết (thuốc tránh thai), các chất chống viêm không steroid (NSAID), thuốc ăn kiêng, chất kích thích, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc thông mũi,… cũng có thể gây ra tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Cách duy nhất giúp bạn biết mình có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp của mình.
Hiện nay có hai cách giúp bạn biết được huyết áp của mình là đến các cơ sở y tế để đo huyết áp và tự đo huyết áp tại nhà.
Nếu bạn đo huyết áp tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện, trạm y tế,…), bạn cần phải đến đó để đo huyết áp mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp nếu không có bệnh lý nào khác liên quan đến tim mạch hay đái tháo đường. Thời điểm tốt nhất mà bạn nên đi đo huyết áp là vào buổi sáng.
Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp cá nhân để kiểm tra huyết áp tại nhà, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
Bên cạnh các nguyên nhân gây tăng huyết áp không thể thay đổi được như tuổi tác, di truyền, các bệnh lý,…, các yếu tố nguy cơ khác hoàn toàn có thể cải thiện được nếu bạn duy trì một lối sống lành mạnh, hợp lý. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống giúp bạn phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả:
Trên đây là những nguyên nhân gây tăng huyết áp phổ biến mà bạn cần lưu ý. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp, từ đó có các biện pháp thích hợp để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh lý nguy hiểm này, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Tăng huyết áp thường không rõ triệu chứng, trừ khi bệnh nhân tăng huyết áp lên quá cao và đột ngột có thể xuất hiện tình trạng choáng váng, ù tai, hoa mắt, đỏ mặt buồn nôn, đau tức ngực,… Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol trọng lượng phân tử thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành.
Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp còn dẫn đến biến chứng về mạch ngoại vi, sẽ làm động mạch chủ phình to và có thể bóc tách, vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong. Đông thời còn làm hẹp động mạch chậu, động mạch chân, động mạch đùi. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh sẽ có triệu chứng đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ.
Tăng huyết áp còn gây ra các biến chứng về não như tai biến mạch máu não, nhũn não, thiếu máu não.
Cao huyết áp cũng làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự như mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não hay còn gọi là nhũn não.
Khi cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não thì các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết.
Thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu của bạn – một quá trình đòi hỏi các mạch máu phải khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu dẫn đến thận của bạn.
Các vấn đề về thận do huyết áp cao bao gồm:
Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ cung cấp máu cho mắt của bạn, gây ra:
Tình trạng rối loạn cương dương ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới khi họ bước vào tuổi 50. Nhưng nam giới bị huyết áp cao thậm chí có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương hơn. Đó là vì lưu lượng máu hạn chế do huyết áp cao có thể ngăn máu chảy đến dương vật của bạn.
Phụ nữ cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục do huyết áp cao. Lưu lượng máu đến âm đạo giảm có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục hoặc kích thích, khô âm đạo hoặc khó đạt được cực khoái.
So sánh giữa người cao huyết áp và người huyết áp bình thường thì:
Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.
Người bị cao huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn….
Huyết áp cao thường là một tình trạng mãn tính, dần dần gây tổn thương trong nhiều năm. Nhưng đôi khi huyết áp tăng nhanh và nghiêm trọng (Huyết áp tâm thu thường tăng trên 180mmHg và huyết áp tâm trương thường tăng trên 120 mmHg), người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Cơn tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
Theo các bác sĩ, đại đa số các bệnh nhân bị cao huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp…) là hết sức cần thiết và quan trọng.
Kết hợp chế độ ăn hợp lý:
Ngoài ra:
Đừng chủ quan nếu bạn bị cao huyết áp bởi nó có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm không thể lường trước. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe, tránh xa các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp.
Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20045868
]]>Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị được thiết kế để đo huyết áp của người sử dụng tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, dựa vào vị trí đo, máy đo huyết áp điện tử có thể chia làm hai loại:
Máy đo huyết áp điện tử là dòng máy có thiết kế hiện đại, nhỏ gọn và tiện dụng mà bất cứ gia đình nào cũng nên sở hữu. Chỉ với các thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng sử dụng máy đo huyết áp điện tử để tự đo huyết áp cho mình hay người thân tại nhà một cách chính xác, đơn giản vào bất kỳ lúc nào. Điều này sẽ giúp việc kiểm tra, theo dõi huyết áp của mọi người trong gia đình bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sử dụng máy đo huyết áp điện tử để theo dõi tại nhà còn giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức dành cho việc đi kiểm tra huyết áp. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về huyết áp cũng như giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đang thực hiện, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh huyết áp gây ra để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Máy đo huyết áp điện tử thường bao gồm các bộ phận chính như:
Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị đo chỉ số huyết áp với nguyên lý hoạt động là phương pháp đao động mạch cảm ứng điện.
Khi bạn đo huyết áp, bơm khí của máy sẽ thổi phồng vòng bít bao quanh bắp tay hoặc cổ tay của bạn với áp suất đủ lớn để ngăn dòng máu chảy trong động mạch. Áp lực này sau đó được giải phóng từ từ nhờ van điện từ được điều khiển tự động cho đến khi máu bắt đầu chảy qua động mạch.
Huyết áp đo được bằng cảm biến áp suất tại thời điểm này sẽ xác định huyết áp tối đa của bạn.
Khi áp suất trong vòng bít giảm xuống dưới huyết áp tối thiểu, máu sẽ chảy qua động mạch mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Phép đo được thực hiện khi lưu lượng máu chảy qua động mạch không còn bị hạn chế sẽ xác định huyết áp tối thiểu của bạn.
Toàn bộ quá trình đo của máy đo huyết áp điện tử được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ bộ điều khiển vi mô. Tín hiệu từ cảm biến áp suất sẽ được xử lý và biến đổi để đưa ra kết quả đo huyết áp, nhịp tim trên màn hình. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng biết được chỉ số huyết áp, nhịp tim của mình tại thời điểm đo
Máy đo huyết áp điện tử có tốt không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cân nhắc lựa chọn dòng máy này. Trên thực tế, máy đo huyết áp điện tử có khá nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
Tuy nhiên, máy đo huyết áp điện tử vẫn còn tồn tại một số hạn chế bạn cần lưu ý như:
Đo huyết áp là rất quan trọng. Nhưng nếu đo huyết áp không đúng cách có thể khiến kết quả sai lệch, thậm chí dẫn đến hậu quả tai hại nếu dựa vào kết quả sai đó để điều trị, sử dụng thuốc. Chính vì vậy, một điều quan trọng khi sở hữu máy đo huyết áp điện tử mà bạn cần biết là cách sử dụng thiết bị này chính xác.
Dưới đây là các bước sử dụng máy đo huyết áp điện tử:
Bước 1: Chuẩn bị đo
☛ Kiểm tra hoạt động của máy.
☛ Giữ cơ thể ở tư thế chuẩn: Ngồi trên ghế tựa, thẳng lưng, tựa nhẹ vào ghế, đặt 2 chân song song và vuông góc với sàn, lòng bàn chân đặt xuống nền, giữ vị trí quấn vòng bít ngang mức tim.
☛ Quấn vòng bít:
☛ Cắm đầu dây nối vòng bít với máy đo huyết áp (nếu có).
Bước 2: Tiến hành đo huyết áp
Nhấn nút khởi động máy, máy sẽ bắt đầu tự động bơm hơi vào vòng bít. Khi áp suất trong vòng bít đã đạt mức cần thiết, máy sẽ tự động xả hơi. Khi máy hoàn tất xả hơi sẽ có tín hiệu báo kết thúc và kết quả đo sẽ được hiển thị trên màn hình.
Đọc các chỉ số huyết áp, sau đó giữ nguyên tư thế và đợi từ 2 – 3 phút rồi đo lại lần tiếp theo.
Bước 3: Ghi kết quả đo và vệ sinh máy.
Kết quả đo sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của máy. Bạn cũng có thể ghi kết quả vào sổ theo dõi của mình để dễ dàng kiểm soát. Sau đó, bạn tiến hành tháo, vệ sinh máy và cất máy vào hộp.
Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử rất đơn giản. Tuy nhiên, để tránh sai số khi đo, bạn cần lưu ý một số vấn đề như: nghỉ ngơi ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo, không sử dụng cafein, rượu, thuốc lá trước đó 2 giờ, đi vệ sinh trước khi đo và và hạn chế nói chuyện trong lúc đo.
Lựa chọn một chiếc máy đo huyết áp điện tử đảm bảo chất lượng và phù hợp sẽ đem lại kết quả chính xác cũng như sự tiện dụng nhất cho bạn. Để tìm được một thiết bị tốt phù hợp với mình, trong quá trình lựa chọn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số tiêu chí dưới đây:
Kích thước của vòng bít là đặc điểm quan trọng nhất cần kiểm tra khi bạn lựa chọn máy đo huyết áp điện tử. Vòng bít sai kích thước có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Do đó, khi chọn mua máy đo huyết áp điện tử, bạn cần kiểm tra chắc chắn rằng vòng bít của nó đã phù hợp với mình hay người thân trong gia đình.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên lựa chọn các loại máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay, vì đó là vị trí đo cho kết quả chính xác nhất. Đặc biệt, người trên 50 tuổi chỉ nên sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay vì ở độ tuổi này, hệ thống tim và mạch máu đã dần suy yếu, nên đo ở vị trí bắp tay sẽ tiện lợi và đem lại kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn dưới 50 tuổi hoặc bắp tay quá lớn, hoặc bị chấn thương hay có những hạn chế về thể chất khiến bạn không thể đo huyết áp ở vị trí này, bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử cổ tay.
Máy đo huyết áp điện tử không chỉ có chức năng đo huyết áp mà còn có nhiều tiện ích khác như báo cử động khi đo, cảnh báo nguy cơ đột quỵ, cảnh báo nhịp tim,…. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn được loại máy đo huyết áp có các chức năng, tiện ích mà mình mong muốn.
Đây là một tiêu chí quan trọng mà bạn cần xem xét khi chọn máy đo huyết áp điện tử. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử với mức giá khác nhau. Bạn nên lựa chọn máy có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và vẫn đáp ứng được yêu cầu đo huyết áp chính xác.
Thương hiệu thường gắn liền với chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng của người dùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn máy đo huyết áp điện tử từ các thương hiệu lớn, uy tín trên thị trường như Omron, Beurer, A&D, Qardio,… để đảm bảo độ bền, độ chính xác và chất lượng thiết bị tốt nhất.
Mỗi máy đo huyết áp điện tử đều có một chế độ bảo hành riêng để người mua cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng. Đây là lợi ích thiết yếu mà khách hàng nào cũng cần có. Vì vậy, bạn cũng cần quan tâm đến tiêu chí này, đặc biệt là khi mua các loại máy đo huyết áp điện tử có giá trị cao.
Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Mỗi loại máy này đều có đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm riêng, nhưng chúng đều đem lại kết quả đo huyết áp chính xác. Tùy theo nhu cầu, sở thích, bạn có thể lựa chọn một loại máy phù hợp nhất với bản thân mình.
Dưới đây là một số máy đo huyết áp điện tử được đánh giá cao hiện nay:
Beurer BM67 là một mẫu máy đo huyết áp điện tử tầm trung tuyệt vời đến từ Beurer – thương hiệu được đánh giá cao trong lĩnh vực máy đo huyết áp. Beurer BM67 là máy đo huyết áp bắp tay có nhiều ưu điểm nổi bật như dễ sử dụng, độ chính xác cao với đầy đủ các tính năng tiên tiến như phân loại huyết áp theo vạch màu chuẩn WHO, cảnh báo khi thao tác sai, tự động tắt khi không sử dụng.
Ngoài ra, các nút điều khiển trên máy đều lớn và được đánh dấu rõ ràng giúp người dùng dễ dàng thao tác. Màn hình LCD lớn của máy cũng giúp bạn đọc kết quả đo dễ dàng, nhanh chóng.
Do đó, Beurer BM67 sẽ là một máy đo huyết áp có tổng thể tốt, phù hợp cả về chức năng, giá thành hay mẫu mã mà bạn nên quan tâm.
Giá tham khảo: 1.513.819 VNĐ.
Máy đo huyết áp không dây iHealth Track là một trong những máy đo huyết áp có giá thành rẻ trên thị trường được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Bạn có thể sở hữu chiếc máy đo huyết áp chính xác và dễ dùng này với mức giá khoảng 900.000 VNĐ.
Đây là thiết bị rất dễ sử dụng, ngay cả với người cao tuổi. Điều này được chứng minh bằng việc máy chỉ có 2 nút thao tác cùng màn hình lớn để dễ theo dõi kết quả.
Ngoài ra, máy còn có thể kết nối bluetooth với điện thoại của bạn để lưu trữ kết quả và so sánh chúng. Đây sẽ là thiết bị đo huyết áp phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết mọi người, giúp bạn theo dõi huyết áp và nhịp tim đơn giản, chính xác ngay tại nhà.
Nếu trong gia đình bạn có nhiều người cần theo dõi huyết áp, OMRON HEM 7600T sẽ là một trong số ít máy đo huyết áp điện tử trên thị trường phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.
Sở hữu công nghệ mới nhất Intellisense cùng với các tính năng thông minh như phát hiện lỗi cử động khi đo, cảnh báo nhịp tim không đều,… Omron HEM 7600T giúp quá trình đo huyết áp diễn ra nhanh chóng, thoải mái và chính xác.
Với công nghệ vòng bít không dây mới nhất, Omron Hem – 7600T cho kết quả chính xác và đơn giản chỉ với một nút chạm. Được thiết kế chuyên nghiệp, với dung lượng lưu trữ lớn, kết nối thông minh, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi trao cho Omron trọng trách được chăm sóc sức khỏe trái tim bạn.
Đặc biệt, bạn còn có thể dễ dàng đồng bộ hóa thiết bị với điện thoại để tải lên, lưu trữ và xem dữ liệu về huyết áp của mình. Ứng dụng cũng cho phép bạn theo dõi trọng lượng để có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu về sức khoẻ của mình.
Tuy nhiên, Omron HEM 7600T hiện có mức giá khá cao, khoảng 3.250.000 VNĐ.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về máy đo huyết áp Omron hem – 7600T TẠI ĐÂY
Với kích thước nhỏ gọn và nhiều tính năng nổi trội, máy đo huyết áp cổ tay Omron Hem 6232T giúp theo dõi huyết áp dễ dàng ở mọi nơi.
Chỉ cần đeo vào cổ tay hướng chếch lên trên ngang tim là bạn có thể bắt đầu đo các chỉ số. Ngoài chức năng đo huyết áp và nhịp tim thông thường, máy có khả năng cảnh báo nhịp tim bất thường, giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh được chế độ ăn uống, luyện tập.
Máy đo huyết áp điện tử HEM-6232T cho phép đồng bộ hóa kết quả đo trên smartphone thông qua ứng dụng Omron connect nhờ kết nối Bluetooth không dây. Từ đây, bạn có thể theo dõi chỉ số huyết áp qua từng ngày để có được chế độ sinh hoạt và luyện tập lành mạnh.
Giá tham khảo: 2.050.000 VNĐ.
Trên đây là những thông tin về dòng máy đo huyết áp điện tử đang được quan tâm hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về dòng máy này, từ đó lựa chọn được loại máy đo huyết áp phù hợp nhất với bản thân và gia đình, hỗ trợ theo dõi huyết áp và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Giảo cổ lam có tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Ở mỗi một vùng miền mọi người gọi Giảo cổ lam với một cái tên khác như: cổ yếm, thư tràng 5 lá, dây lõa hùng, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm… Sau đây là một số thông tin cơ bản về cây thuốc này.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) khi uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra oxit nitric. Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông máu, kiểm soát chỉ số huyết áp và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Chính vì lý do này, Giảo cổ lam có tác dụng bình ổn huyết áp cho người bị huyết áp cao.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học tại Việt Nam đã phát hiện ra trong Giảo cổ lam 5 lá có chứa hoạt chất Adenosine có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh về tim mạch. Hoạt chất này làm giảm những cơn đau tim, đồng thời làm giảm huyết áp tâm thu là tâm trương. Đặc biệt hơn là Adenosine còn hạn chế được các yếu tố làm hẹp động mạch.
☛ Để hiểu hơn về đặc tính, công dụng của Giảo cổ lam, bạn tham khảo bài viết sau: Bật mí công dụng giảo cổ lam trong việc ổn định huyết áp
Qua các thông tin đã cung cấp ở phía trên, chắc hẳn bạn đã biết cây Giảo cổ lam có tác dụng đặc biệt tốt trong việc hạ và ổn định chỉ số huyết áp rồi phải không nào. Thông thường cách sử dụng Giảo cổ lam đơn giản nhất là sau khi thu hái, đem phơi hoặc sao khô rồi hãm thành trà và sử dụng hàng ngày. Một ngày bạn có thể sử dụng từ 60 – 70g dược liệu khô. Tốt nhất là bạn nên chia thành 2 – 3 lần chứ không nên pha hết toàn bộ trong một lần. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy nước trà dễ uống hơn.
Hiện nay, ngoài việc sử dụng dạng cây tươi hay dược liệu khô thì bạn có thể dùng các loại bào chế khác như: dạng cao, viên nén, trà túi lọc… Để quá trình sử dụng Giảo cổ lam đạt được hiệu quả cao nhất bạn có thể tham khảo thêm một số cách dùng sau đây nhé.
Với cách sử dụng này bạn có thể lựa chọn giảo cổ lam dưới dạng phơi khô hoặc loại túi lọc có bán sẵn trên thị trường.
Cách sử dụng trà túi lọc
Cho trà túi lọc vào cốc và hãm với 400ml nước sôi. Một ngày bạn có thể uống từ 2 – 4 gói vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Với người đang bị huyết áp tăng cao đột ngột có thể uống từ 4 – 6 gói một ngày (hoặc dùng kết hợp với Giảo cổ lam ở dạng viên). Bạn có thể mua Giảo cổ lam dạng trà túi lọc ở các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc đặt mua online tại các trang web có độ uy tín, đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm, một trong số sản phẩm điển hình được kiểm định chất lượng là Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Cách sử dụng trà khô
Khi uống trà Giảo cổ lam bạn sẽ cảm thấy có vị hơi đắng nhưng sau đó lại thấy ngọt ở cổ họng. Nước trà có mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu. Để mua được dạng dược liệu khô bạn có thể đến các nhà thuốc đông y hoặc đặt mua ở các công ty có độ uy tín cao và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Sau đây là một số cách sắt nước thuốc với giảo cổ làm mà bạn có thể tham khảo thêm nhé.
Để mua được những loại dược liệu dùng để sắc nước thuốc bạn có thể ghé qua những nhà thuốc đông y hoặc các cửa hàng bán dược liệu.
Hiện nay, trên thị trường đã sản xuất ra Giảo cổ lam dạng viên nén, giúp bạn có thể thuận tiên hơn trong việc sử dụng.
Trước khi sử dụng, bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ để quá trình sử dụng đạt được hiểu quả cao nhất. Dạng bào chế này vừa đơn giản lại tiện lợi, rất phù hợp với những người bận rộn hoặc đang làm việc tại văn phòng.
Nếu bạn bận rộn, lại thích tiện lợi nhanh chóng thì bạn có thể tham khảo viên nén Giảo cổ lam của Tuệ Linh, đây là công ty Dược có uy tín, và là một trong số ít các công ty Dược ở Việt Nam đầu tư vùng trồng Giảo cổ lam đạt sạch theo tiêu chuẩn GACP, thỏa mãn 5 không là không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ, không phân bón, không nước ô nhiễm, không khí không bị ô nhiễm.
Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, khi dùng quá liều lượng quy định có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
Giảo cổ lam là loại thảo dược lành tính, phù hợp với nhiều người, nhưng nếu bạn thuộc nhóm sau đây thì nên cẩn trọng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé:
Để quá trình sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
Lời kết
Trên đây là cách dùng Giảo cổ lam và một số thông tin bạn cần lưu ý. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình và những người thân yêu trong gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo