Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà người bệnh phải điều trị và theo dõi suốt đời. Trong quá trình điều trị, có không ít những trường hợp lên cơn cao huyết áp đột ngột, điều này thực sự nguy hiểm nếu bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời. Trong bài viết này huyetap.net sẽ hướng dẫn bạn nhận diện, sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân lên cơn cao huyết áp.
Mục lục
Nhận diện người bệnh đang lên cơn cao huyết áp đột ngột
Nhận biết các dấu hiệu của cơn cao huyết áp đột ngột sẽ giúp bạn phản ứng tốt với các tình huống khẩn cấp. Thông thường, nếu bạn là người chăm sóc cho bệnh nhân phải tinh ý mới nhận ra được những dấu hiệu của cơn cao huyết áp đột ngột.
Hoặc vào lúc này người bệnh sẽ ra dấu cho bạn biết họ đang gặp vấn đề, hãy quan sát kĩ cử chỉ tay, chân, nét mặt…của người bệnh để nhận diện nhanh chóng triệu chứng.
Dấu hiệu mà bạn sẽ quan sát thấy bao gồm:
- Chân tay run, rẩy như cố với lấy thứ gì đó. Tay ôm ngực khi có cơn đau thắt ngực.
- Mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi, nhìn kỹ vào mắt cũng thấy đỏ.
- Mũi có thể có hiện tượng chảy máu cam liên tục, khó cầm, nôn ra thức ăn và dịch tiêu hóa với trường hợp nặng.
- Miệng nói lắp bắp, mấp máy môi khó nói. Căng da mặt để cố gọi người trợ giúp.
- Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
Các triệu chứng mà nếu bệnh nhân còn tỉnh sẽ mô tả lại cho bạn có thể là:
- Chân tay tê bì, đau nhức, khó cử động. Người nóng bừng, đổ mồ hôi.
- Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, nhức mắt, mỏi mắt.
- Đau đầu, choáng váng, xây xẩm mặt mày.
- Tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, có cơn đau thắt ngực.
Cơn cao huyết áp đột ngột cũng là một dạng đột quỵ, cho nên 2 biến chứng này có sự tương đồng với nhau. Nhận diện dấu hiệu thông qua quy tắc FAST được phổ biến rộng rãi:
★ Face (khuôn mặt): Trên khuôn mặt người bệnh có điểm yếu làm mất cân đối 2 bên má, bên tổn thương bị méo xệch. Bệnh nhân khó nói, khó cười.
★ Arms (cánh tay): Bảo người bệnh dùng 2 tay, nắm chặt 2 bên tay của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được có một bên tay lực nắm yếu hơn
★ Speech ( nói): Khi nói khó phát thành tiếng, nghe như nói ngọng.
★ Time (thời gian): Thời gian đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Trên đây là những dấu hiệu của người bệnh cao huyết áp khi lên cao huyết áp đột ngột mà bạn cần nắm được, bởi những xử trí sau đó phải được diễn ra nhanh chóng. Lúc này, bạn phải hiểu rõ, bệnh nhân đang ở trong tình thế rất nguy kịch và phải được cấp cứu ngay lập tức.
Khi một bệnh nhân đã từng lên cơn cao huyết áp đột ngột cũng là lời cảnh báo cho những cơn cao huyết áp tiếp theo. Mức độ nguy hiểm cũng tăng thêm, các triệu chứng rõ rệt và nặng hơn. Như thế, bạn phải tích lũy thêm kinh nghiệm xử trí trong mọi hoàn cảnh.
Ngoài ra, một số thời điểm, tác nhân có thể khiến người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột mà bạn nên biết. Từ đó, có tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống sơ cứu cho bệnh nhân:
☛ Càng xa thời điểm uống thuốc càng có nguy cơ lên cơn cao huyết áp. Bệnh nhân quên sử dụng thuốc vào thời gian đáng lẽ phải uống thuốc.
☛ Bệnh nhân ở trong trạng thái tức giận, nhận tin sốc, kích động.
☛ Thói quen sinh hoạt của người bệnh thay đổi: Tập thể dục quá sức, vận động mạnh, ăn mặn hơn thường ngày.
☛ Uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, nước giải khát có cồn, ga.
Những triệu chứng của cơn cao huyết áp đột ngột bạn đã nhận diện được. Vậy bước tiếp theo bạn sẽ tiến hành sơ cứu như thế nào cho đúng, đủ bước để đảm bảo thời gian cấp cứu và an toàn tính mạng cho bệnh nha. Hãy cùng đọc tiếp phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Hướng dẫn bạn sơ cứu cơn tăng huyết áp đột ngột đúng cách
Với người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột, có 2 trường hợp mà người bệnh sẽ gặp phải: Người bệnh còn tỉnh táo, người bệnh bất tỉnh. Với mỗi tình huống bạn sẽ phải có cách sơ cứu khác nhau. Nhưng trước đó, bạn cần nắm rõ những bước hướng dẫn chung sau đây.
1.Bước sơ cứu chung đầu tiên rất quan trọng
Sau khi đã biết bệnh nhân có biểu hiện của cơn cao huyết áp đột ngột, theo những dấu hiệu đã nêu ở phần trên. Bạn nên làm theo từng bước sau:
✔ Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc bất kể sự trợ giúp nào bạn có thể huy động được ở thời điểm đó để đưa người bệnh vào bệnh viện, trạm y tế gần nhất.
✔ Tiến hành đo huyết áp cho bệnh nhân để xác định rõ ràng những triệu chứng của bệnh nhân là do tăng huyết áp. Báo cáo lại với bác sĩ khi cần.
✔ Giữ cho bản thân sự bình tĩnh nhất định.
✔ Loại bỏ mọi vật gây có thể gây hại cho người bệnh: Điện, nước, lửa, các vật sắc nhọn…ở gần bệnh nhân.
✔ Nếu người bệnh có tiếp xúc với những tác nhân gây cơn tăng huyết áp như: Kích động mạnh, tức giận, rượu bia, hút thuốc…hãy loại bỏ chúng.
2.Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo
Nếu người bệnh vẫn còn tỉnh, hãy thực hiện các bước sơ cứu như sau:
✔ Trấn an người bệnh, yêu cầu họ giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, không lo lắng và làm theo mọi chỉ dẫn của bạn.
✔ Tìm một vị trí để bệnh nhân nằm nghỉ, đảm bảo thông thoáng, yên tĩnh. Cho người bệnh nằm với đầu kê cao gối, chân đặt thấp hơn đầu, nằm nghiêng sang bên trái. Không nên di chuyển nhiều vị trí.
✔ Cởi bỏ hoặc nới lỏng bớt quần áo của bệnh nhân, bất cứ thứ gì đang bó chặt vào người bệnh nhân. Nếu bị lạnh thì đắp thêm chăn, choàng áo khoác cho người bệnh.
✔ Kiểm tra đường thở, miệng mũi bệnh nhân đảm bảo không có bất cứ dị vật nào làm bệnh nhân khó thở. Nếu người bệnh nôn thì nên lau sạch, kể cả trong miệng, không để làm tắc nghẽn đường thở.
✔ Tìm thuốc hạ huyết áp mà người bệnh hay dùng, lúc này người nếu người bệnh vẫn còn ý thức được sự việc mới cho uống thuốc. Nếu bệnh nhân đã không còn tỉnh táo thì không cho uống.
✔ Không cho ăn, uống bất cứ thì gì ngoài thuốc hạ áp. Vì rất dễ gây sặc và tắc nghẽn đường thở.
✔ Khi cấp cứu đến, bạn phải cung cấp toàn bộ thông tin từ lúc bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng, số đo huyết áp đo được, những gì bạn đã làm để sơ cứu, thời gian diễn ra trong bao lâu.
3.Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh
Đây là một trường hợp rất nguy kịch với người bệnh, bạn nên tìm hiểu thêm một số cách sơ cứu ở mức độ cao hơn như: Hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực để hồi sức tim phổi.
Đừng lo lắng! Những hướng dẫn ở mục tiếp theo sẽ rất chi tiết để bạn tham khảo và làm theo, những trước đó hãy tập luyện thật nhiều lần cho nhuần nhuyễn.
Ban đầu, bạn cũng làm các bước tương tự với trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo:
✔ Đưa bệnh nhân nằm nghỉ tại vị trí thoáng mát, yên tĩnh, ít vật dụng vướng víu. Nới lỏng quần áo, giữ ấm cho người bệnh.
✔ Kiểm tra đường thở của bệnh nhân đảm bảo không có dị vật gây tắc nghẽn thông qua các bước: Nâng cằm người bệnh, hơi nghiêng đầu về phía sau. Quan sát xem lồng ngực có còn di động lên xuống nhịp nhàng hay không. Áp sát tai mình vào mũi, miệng xem bệnh nhân còn thở không.
✔ Trong lúc nghe nhịp thở, đặt tay xem động mạch cảnh của người bệnh có đập mạnh hay không( sờ dọc theo góc hàm từ sau ra trước).
✔ Nếu không nghe thấy tiếng thở, bắt đầu thực hiện động tác sơ cứu hồi sức tim phổi cho bệnh nhân.
4.Hồi sức tim phổi cho bệnh nhân bạn cần biết
Đây là một trong những bước sơ cứu cơ bản đề hồi sức tim phổi cho bệnh nhân, tác động này làm đẩy một lượng lớn máu giàu Oxy lên nuôi dưỡng não, đưa người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch.
Bước 1: Bạn sẽ quỳ gối bên cạnh người bệnh, đặt gốc của cổ tay lên vị trí hõm ức của người bệnh. Đặt tay còn lại lên trên tay đã đặt trên ngực. Tư thế cả 2 cánh tay đặt thẳng vuông góc với ngực người bệnh.
Bước 2: Dùng lực của cánh tay và sức nặng của thân trên, ấn mạnh thẳng xuống lồng ngực của người bệnh sâu khoảng 5cm. Động tác thực hiện mạnh, nhanh, đảm bảo đặt được trên 60 lần/phút.
Bước 3: Sau mỗi 30 nhịp ấn( bạn tự đếm). Tiến hành nâng cằm bệnh nhân để hà hơi thổi ngạt. Giữ chặt mũi bệnh nhân, lấy hơi dài, thổi mạnh vào miệng bệnh nhân. Đảm bảo toàn bộ hơi được đưa vào phổi bệnh nhân. Làm tiếp 3 lần như vậy rồi quay lại ép tim.
Bước 4: Thực hiện tích cực các bước trên. Nếu người bệnh có chuyển biến tốt, có thể tự thở được thì dừng lại. Lau sạch đờm dãi, chất nôn cho người bệnh. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi đợi cấp cứu.
☛ Video hướng dẫn hồi sức tim phổi: https://www.youtube.com/watch?v=7SpLIGyAIKg
Những lưu ý dành cho bạn khi sơ cứu người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột
Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cho bạn thực hiện sơ cứu tốt hơn. Quan trong nhất vẫn là kịp thời giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm do cơn cao huyết áp.
✎ Khi chăm sóc bệnh nhân, bạn hãy tìm hiểu cách sử dụng máy đo huyết áp hoặc bộ đo huyết áp bơm hơi, sử dụng chúng thành thạo. Máy đo huyết áp Omron rất dễ sử dụng và hiển thị kết quả rõ ràng nên mọi người đều có thể tự kiểm tra thông số huyết áp tại nhà. Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron còn là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao và được hội tim mạch Việt Nam khuyên dùng.
✎ Biết được vị trí cất thuốc của người bệnh, nắm được loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng, liều lượng, giờ uống. Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ.
✎ Nắm được các dấu hiệu khi người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột.
✎ Luôn giữ số điện thoại để liên lạc cấp cứu, tìm kiếm sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
✎ Rèn luyện kĩ năng hồi sức tim phổi, hô hấp nhân tạo để thực hiện khi cần thiết.
Tham khảo hướng dẫn của chuyên gia trong cơ cứu cơn cao huyết áp
Lời kết
Hiểu được tầm quan trọng của việc sơ cứu kịp thời, đúng cách đối với bệnh nhân lên cơn cao huyết áp đột ngột sẽ giúp bạn có thái độ và tinh thần xử trí tốt hơn. Hy vọng rằng, những thông tin mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp ích thiết thực cho bạn khi đối mặt với những trường hợp bệnh nhân nguy kịch.