Trong quá trình điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân, đứng trên phương diện là một bác sĩ. Bạn sẽ phải tìm ra hướng điều trị và đưa ra lời khuyên cho tốt nhất cho mỗi người bệnh. Bằng việc áp dụng những kiến thức vào việc chữa trị, kê đơn, bạn còn phải là người tư vấn cho bệnh nhân áp dụng những thói quen sống lành mạnh nhằm tăng hiệu quả điều trị. Muốn làm tốt được những điều trên, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc điều trị cao huyết áp.
Mục lục
- Nguyên tắc 1: Bạn phải xác định mục tiêu điều trị bệnh!
- Nguyên tắc 2: Lập kế hoạch điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Nguyên tắc 3: Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với người bệnh
- Nguyên tắc 4: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
- Nguyên tắc điều trị cao huyết áp dưới góc nhìn của chuyên gia
Nguyên tắc 1: Bạn phải xác định mục tiêu điều trị bệnh!
Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cao huyết áp là ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tim mạch do tổn thương tim và mạch máu. Do huyết áp cao trong thời gian dài, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là suy giảm chứng năng sinh lý của tim và mạch máu. Từ đó gây ra những biến chứng tại nhiều cơ quan.
Ở bệnh nhân mắc cao huyết áp trên nền bệnh lý của tim mạch, điều trị cao huyết áp đóng vai trò ngăn ngừa sự tiến triển hoặc tái phát bệnh. Do đó, giúp cho bệnh nhân có thể sinh hoạt như những người khỏe mạnh. Mặt khác, việc điều trị cao huyết áp càng tốt cũng sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo những số liệu thống kê trong nhiều nghiên cứu trên lâm sàng. Nguy cơ đột quỵ giảm 30-40% trong khi bệnh lý của tim và bệnh mạch vành giảm từ 15-20% với mức hiệu quả điều trị hạ áp từ 10-20mmHg huyết áp tâm thu và 5-10mmHg với huyết áp tâm trương.
Mục tiêu chung về số đo huyết áp khi điều trị:
- Tiến hành điều trị hạ áp tích cực với bệnh nhân có số đo huyết áp trên 140/90mmHg
- Ở người trẻ tuổi và trung niên, số đo huyết áp sau điều trị lý tưởng là dưới 130/85 mmHg.
- Huyết áp dưới 130/80 mmHg ở bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, nhồi máu cơ tim.
- Ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc một số bệnh mạch máu não, con số này là dưới 140/90 mmHg.
Khi điều trị cao huyết áp đã đạt được hiệu quả đưa về số đo huyết áp lý tưởng, bạn phải phối hợp cùng với người bệnh tiếp tục điều trị duy trì. Kèm theo việc hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà và tái khám định kỳ. Để thấy được sự thay đổi của chỉ số huyết áp chính xác bạn nên khuyến nghị người bệnh sử dụng chung 1 loại máy đo huyết áp trong các lần đo. Chỉ với mức giá khoảng 1 triệu đồng người bệnh hoàn toàn có thể trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp Omron phù hợp với nhu cầu. Omron đang là thương hiệu máy đo huyết áp hàng đầu thế giới được rất nhiều người Việt tin dùng.
Tiến hành điều trị kiên trì với những bệnh nhân đã xuất hiện tổn thương ở cơ quan đích là tim, thận, não, mắt. Tránh việc hạ huyết áp quá nhanh sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại nhiều cơ quan trừ trường hợp cấp cứu tăng huyết áp.
Nói như vậy để thấy, tầm quan trọng của điều trị cao huyết áp nhằm ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, biến chứng về bệnh tim và bệnh mạch vành là thường xuất hiện hơn cả trong nhiều biến chứng của tăng huyết áp.
Nguyên tắc 2: Lập kế hoạch điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên
Theo dõi huyết áp cho bệnh nhân vào nhiều thời điểm trong ngày, tối thiểu là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, hướng dẫn hướng bệnh tự kiểm tra huyết áp tại nhà và báo cáo lại với bác sĩ điều trị, nhằm có phương án can thiệp kịp thời khi huyết áp có chiều hướng tăng cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.
Bạn sẽ phải tiến hành tư vấn và lập kế hoạch điều trị cho từng nhóm người bệnh theo cách phân loại sau:
Nhóm người bệnh có nguy cơ cao tăng huyết áp điều chỉnh lối sống của mình. Bao gồm một số bệnh như: Đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch, hội chứng bệnh chuyển hóa(MetS)… là những bệnh có nguy cơ gây ra tăng huyết áp.
Nhóm người bệnh có nguy cơ trung bình, cao huyết áp độ II( 160-179/100-109 mmHg), có kèm theo theo từ 1 đến 2 yếu tố nguy cơ và tiền sử tăng huyết áp gia đình.
Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, bị cao huyết áp độ I (140-149/90-99 mmHg), nhưng không kèm theo một số bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp nào khác.
Với mỗi nhóm bệnh nhân thì việc lựa chọn phác đồ và lập kế hoạch điều trị sẽ khác nhau. Kết hợp điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Kế hoạch điều trị sẽ bắt đầu bằng quá trình điều trị tích cực để hạ huyết áp và điều trị duy trì để giữ vững được số đo huyết áp lý tưởng.
Nguyên tắc 3: Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với người bệnh
Cao huyết áp có sự liên quan mật thiết giữa yếu tố di truyền và môi trường sống, cách sinh hoạt của người bệnh. Do đó, lựa chọn hướng điều trị cao huyết áp cũng sẽ tác động chủ yếu vào khâu sử dụng thuốc hạ áp cho người bệnh kết hợp với điều chỉnh lối sống.
1. Phối hợp với bệnh nhân điều chỉnh lối sống tích cực
Tăng huyết áp đã được chứng minh là có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tập luyện điều độ. Đồng thời, còn giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu dẫn đến bệnh tim mạch và đái tháo đường đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp.
Việc điều chỉnh lối sống có thể thực hiện trước, trong và sau khi điều trị cao huyết áp đều tốt cho người bệnh:
➤ Giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày.
➤ Tăng lượng rau củ quả trong thức ăn, đặc biệt là các loại rau giàu Kali như: Bắp cải, đậu nành, măng tây…
➤ Hạn chế lượng Cholesterol và axit béo no có trong các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, chuyển đổi từ sử dụng chất béo động vật sang chất béo thực vật.
➤ Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, uống it cà phê hơn.
➤ Tập thể dục thường xuyên và điều độ với những bài tập phù hợp với từng lứa tuổi.
➤ Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp với chiều cao để đạt chỉ số BMI từ 18-22 là vừa.
2. Cân nhắc bệnh nhân nào cần phải sử dụng thuốc hạ áp
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp và trung bình nên được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp không thể giảm xuống dưới 140/90 mmHg bằng việc điều chỉnh lối sống và sinh hoạt sau một thời gian.
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc bệnh thận mãn tính nên được bắt đầu điều trị kết hợp đồng thời sử dụng thuốc hạ huyết áp và điều chỉnh lối sống. Những trường hợp khẩn cấp như tăng huyết áp kịch phát, tăng huyết áp cấp cứu…đòi phải điều trị bằng thuốc ngay lập tức và tiến hành cấp cứu kịp thời.
3. Kê đơn thuốc hạ áp hợp lý cho bệnh nhân
Các loại thuốc hạ huyết áp chính được sử dụng bao gồm: Thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin và ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi niệu( lợi niệu loại Thiazid, lợi niệu quai), thuốc chẹn Alpha-Beta.
Với từng loại thuốc hạ áp khác nhau và cơ chế tác dụng khác nhau, cho nên việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, mức độ của bệnh tăng huyết áp và phụ thuộc vào chính kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.
Nguyên tắc của việc chọn thuốc để điều trị cao huyết áp:
☛ Chọn thuốc có hiệu quả hạ áp bằng việc sử dụng một lần một ngày: Khắc phục tình trạng quên uống thuốc của bệnh nhân.
☛ Bắt đầu dùng thuốc với liều thấp để dò liều phù hợp: Bởi nếu bắt đầu với liều cao, khi huyết áp khó kiểm soát sẽ khó lựa chọn loại thuốc nào phù hợp để cấp cứu. Cụ thể, sử dụng lợi niệu loại Thiazid với liều dùng một nửa hoặc một phần tư viên thuốc.
☛ Kết hợp các loại thuốc hạ áp nên được xem xét với bệnh nhân tăng huyết áp từ độ II hoặc nặng hơn từ 160/100 mmHg mới cho hiệu quả và ngăn ngừa tác dụng không mong muốn của thuốc.
☛ Nếu loại thuốc đang sử dụng cho tác dụng kém hoặc không dung nạp với bệnh nhân phải đổi loại thuốc với cơ chế tác dụng khác.
☛ Với bệnh nhân đang mắc các bệnh lý khác, đang sử dụng các loại thuốc khác để chữa bệnh. Cân nhắc giữa lợi ích và tác hại để đưa ra chỉ định hợp lý.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nên được cá nhân hóa với từng người bệnh. Kết hợp giữa điều chỉnh lối sống tích cực cho bệnh nhân và tiến hành sử dụng thuốc sẽ mạng lại hiệu quả điều trị cao.
Ngay cả khi số đo huyết áp đã trở về mức bình thường, giảm thiểu nguy cơ tai biến cho bệnh nhân thì người bệnh vẫn phải được theo dõi kỹ càng theo định kỳ 3 đến 6 tháng. Đồng thời đánh giá sự tổn thương các quan đích trong mỗi lần kiểm tra.
Nguyên tắc 4: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
Đánh giá kết quả điều trị cao huyết áp có tốt hay không phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan đích như: Đột quỵ, suy thận, suy tim, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim…là những yếu tố quan trọng nhất.
Kết hợp với xét nghiệm căn bản được thực hiện định kỳ để đánh giá tổn thương: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, hóa sinh máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng để đánh giá chính xác hơn, dự phòng tiến triển của bệnh.
Mục tiêu để đánh giá bao gồm:
✔ Đánh giá kết quả điều trị bệnh và đưa ra phương án tối ưu lại các phác đồ điều trị, tư vấn và đưa ra lời khuyên cho người bệnh điều chỉnh lối sống.
✔ Phát hiện kịp thời tổn thương tại cơ quan đích do tăng huyết áp. Đồng thời loại bỏ một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.
✔ Đưa ra mục tiêu điều trị mới.
Nguyên tắc điều trị cao huyết áp dưới góc nhìn của chuyên gia
Lời kết
Bằng việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của việc điều trị cao huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ có được hướng điều trị bệnh và đưa ra lời khuyên hợp lý với từng trường hợp người bệnh. Hy vọng những thông tin mà bài viết đã cung cấp vừa rồi sẽ giúp ích được các sĩ mới ra trường cũng như bác sĩ thực tập có thêm tài liệu tham khảo hữu ích.
Tham khảo thêm tại đường dẫn này:
- https://www.nature.com/articles/hr20083
- Điều trị cao huyết áp không hề khó như bạn nghĩ!
- Chữa cao huyết áp tại nhà, người bệnh nào cũng áp dụng được