• Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Đăng bài viết

Huyetap.net

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

Chuyên trang thông tin về bệnh huyết áp

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

  • Trang chủ
  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Kinh nghiệm điều trị
  • Hỏi đáp
  • Thiết bị y tế
  • Video
Trang chủ » Huyết áp cao » Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

Tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao khi gặp bác sỹ ( người mặc áo blouse trắng) nhưng về nhà thì huyết áp lại trở lại bình thường. Mặc dù đây là hội chứng được xem là không nguy hiểm, nhưng đây có thể là dấu hiệu của tiền thân của nhiều bệnh tiềm ẩn có liên quan đến huyết áp

Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì? 1

Mục lục

  • Tăng huyết áp huyết áp áo choàng trắng là gì?
  • Làm thế nào để xác định tăng huyết áp áo choàng trắng?
  • Tăng huyết áp áo choàng trắng có nguy hiểm không?
  • Điều trị tăng huyết áp áo choàng trắng như thế nào?
  • Một số gợi ý cải thiện tăng huyết áp áo choàng trắng:

Tăng huyết áp huyết áp áo choàng trắng là gì?

Hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao ≥ 140/90mmHg khi đo huyết áp tại các cơ sở y tế nhưng lại bình thường khi đo ở nhà. Chẩn đoán huyết áp cao nhờ vào máy đo huyết áp lưu động (ABPM) 24 giờ.

Hội chứng này xuất phát chủ yếu từ tâm lý lo sợ, hồi hộp khi đi khám bác sĩ, những người thường mặc áo blouse trắng khiến tim đập nhanh hơn và tăng áp lực lên thành mạch máu. Trong nhiều trường hợp, huyết áp tâm thu có thể cao hơn thực tế đến 30 mmHg.

Làm thế nào để xác định tăng huyết áp áo choàng trắng?

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp ≥140/90 mmHg qua ít nhất 2 lần đo vào 2 thời điểm khác nhau. Việc đo huyết áp cần được thực hiện nghiêm túc, người được đo không nên uống cà phê, hút thuốc lá … trước đó 1 giờ và cần được nghỉ ngơi 5 phút trước.

Đặc biệt, để đo được một cách chính xác và tự động các mức huyết áp trong ngày bạn sẽ được sử dụng phương pháp đo huyết áp 24 giờ bằng máy đo huyết áp lưu động (ABPM= ambulatory blood pressure monitoring) 24 giờ.

Đây là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trong điều kiện ngoại trú, ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1 lần, trong điều kiện bệnh nhân làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường. Sử dụng phương pháp này giúp giảm thiểu tác động của tâm lý khi bạn đến các cơ sở y tế. Tăng huyết áp áo choàng trắng được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám ≥140/90 mmHg và trị số huyết áp trung bình cả ngày (được tính theo kỹ thuật ABPM) là <135/85 mmHg.

Huyết áp được quyết định bởi 4 yếu tố: sức bóp của tim, sức co, cường tính của mạch máu, thể tích của máu và độ nhớt của máu. Mọi nguyên nhân gây thay đổi 4 yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp, đặc biệt khi lo lắng, stress, tức giận… nhịp tim tăng lên, mạch máu co thắt lại, hậu quả là sẽ bị cơn tăng huyết áp. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, chẳng hạn như:

  • béo phì
  • thiếu hoạt động thể chất
  • lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu
  • một lối sống căng thẳng
  • ăn quá nhiều muối
  • tiền sử gia đình bị huyết áp cao
  • tuổi lớn hơn
  • rối loạn tuyến giáp
  • chứng ngưng thở lúc ngủ
  • bệnh thận
  • di truyền

Quản lý các yếu tố nguy cơ này có thể giúp một số người giữ huyết áp trong phạm vi bình thường

Tuy nhiên, tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng huyết áp cao thường chỉ xảy ra tại văn phòng bác sĩ hoặc trung tâm y tế và có thể có liên quan đến sự lo lắng hoặc hồi hộp xung quanh văn phòng.

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Hypertension lưu ý rằng khoảng 15- 30% những người bị huyết áp cao tại văn phòng bác sĩ có thể bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp áo choàng trắng.

Tăng huyết áp áo choàng trắng có nguy hiểm không?

Mặc dù tăng huyết áp áo choàng trắng có thể gây tăng huyết áp đột ngột, nhưng không phải tất cả các bác sĩ đều tin rằng đây là nguyên nhân duy nhất gây ra huyết áp cao của một người. Một số người tin rằng tăng huyết áp áo choàng trắng là tiền thân của bệnh tăng huyết áp thực tế.

Stress và lo lắng có thể đóng một vai trò quyết định huyết áp cao, vì vậy những người bị tăng huyết áp áo choàng trắng vẫn có thể có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề gây ra bởi huyết áp.

Trên thực tế, một nghiên cứu được đăng lên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người bị tăng huyết áp áo choàng trắng cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về tim mạch.

Do đó, điều cần thiết là các bác sĩ tìm ra cách chẩn đoán chính xác huyết áp của một người và bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào là cần thiết

Điều trị tăng huyết áp áo choàng trắng như thế nào?

Điều trị tăng huyết áp áo choàng trắng như thế nào? 1
Kỹ thuật thở sâu được coi là một cách cải thiện hiệu quả huyết áp áo choàng trắng( ảnh minh hoạ)

Điều trị hội chứng áo trắng có thể khó khăn, vì các bác sĩ khó có thể có được kết quả chính xác về huyết áp để xác định xem có ai bị tăng huyết áp hay không.

Thông thường, các bác sĩ không kê đơn thuốc tây y để điều trị cho người bị huyết áp cao dựa trên chỉ số cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề, chẳng hạn như hạ huyết áp , trong đó huyết áp của một người xuống quá thấp, gây ra các vấn đề riêng.

Thay vào đó, các bác sĩ sẽ muốn có nhiều kết quả đo huyết áp hơn. Họ có thể giới thiệu các cá nhân đến một phòng khám huyết áp, hoặc yêu cầu họ sử dụng máy đo huyết áp tại nhà. Một chẩn đoán thích hợp là rất quan trọng để giúp điều trị hoặc ngăn ngừa tăng huyết áp.

Một số gợi ý cải thiện tăng huyết áp áo choàng trắng:

  • Thử một số kỹ thuật thư giãn giúp bạn có thể vận dụng khi đi khám bệnh( ví dụ: kỹ thuật hít thở sâu)
  • Nhờ người thân hoặc bạn bè cùng bạn đến phòng khám bác sĩ, sẽ tạo cảm giác an tâm hơn việc đi khám một mình
  • Cố gắng hẹn gặp cùng một bác sĩ. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng gặp một gương mặt quen thuộc biết bạn và hiểu bạn có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
  • Ăn uống lành mạnh. Cắt giảm lượng muối ăn vào có thể giúp bạn giảm huyết áp. Kiểm tra các nhãn hiệu bạn đang mua sắm hay chọn những loại thực phẩm ít muối khi bạn có thể sẽ giữ huyết áp của bạn giảm xuống. Ăn nhiều trái cây và rau quả và điều chỉnh lượng bia rượu ở hạn mức cho phép.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy đặt mục tiêu ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày với cường độ vừa phải trong 5 ngày một tuần. Ban có thể chia 30 phút đó ra, ví dụ, 2 lần mỗi lần 15 phút. Cường độ tập vừa phải có thể giúp bạn cảm thấy ấm và thở gấp nhưng bạn vẫn có khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện.
  • Kiểm soát cân nặng của bạn. Nếu bạn vẫn đang ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, thì chắc chắc đây không phải vấn đề. Nếu bạn thừa cân hãy giảm bớt trọng lượng, nó có thể giúp bạn hạ huyết áp. Thay đổi lại khẩu phần ăn và tăng cường độ tập luyện để nhận thấy sự thay đổi.

Nguồn tham khảo:

What you should know about white coat syndrome

BTV Phạm Nga - 31/05/2019
★★★★★★
Chia sẻ2

Bài viết liên quan

  • Giúp bạn chữa cao huyết áp tốt hơn bằng cách bấm huyệt

  • Cơn cao huyết áp đột ngột, bạn đã xử trí đúng cách?

  • Chữa cao huyết áp tại nhà, người bệnh nào cũng áp dụng được

  • Tăng huyết áp nguyên phát và những điều cần phải biết

  • Mách bạn cách sơ cứu người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột

  • Bình luận bài viết
  • Bình luận facebook

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

    Nổi bật

  • Tự theo dõi huyết áp tại nhà

  • Tăng huyết áp thứ phát là gì? Có nguy hiểm không?

  • Nguy hiểm thầm lặng từ bệnh huyết áp cao

  • Làm thế nào để biết bạn bị cao huyết áp?

Các thông tin trên website Huyetap.net mang tính chất tham khảo.

Mọi chỉ định về điều trị bệnh, sử dụng thuốc hay dinh dưỡng cần phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Copyright © 2019 huyetap.net. All rights reserved.

↑