• Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Đăng bài viết

Huyetap.net

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

Chuyên trang thông tin về bệnh huyết áp

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

  • Trang chủ
  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Kinh nghiệm điều trị
  • Hỏi đáp
  • Thiết bị y tế
  • Video
Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ

Tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ

Theo nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật là từ 5 – 6%. Đây là 1 trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp thai kỳ. Đặc biệt, bệnh gây nên những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí tử vong nếu không biết phòng ngừa và điều trị đúng cách. Bài viết sau sẽ mang đến thông tin rõ hơn cho bạn đọc.

Mục lục

  • Tiền sản giật là gì?
  • Đối tượng dễ bị tiền sản giật
  • 7 dấu hiệu điển hình của tiền sản giật
  • Những biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật
  • Phòng ngừa tiền sản giật đúng cách
  • Phương pháp điều trị tiền sản giật
  • Một số lưu ý cho mẹ bầu bị tiền sản giật
    • Mẹ có sinh thường được không?
    • Sau khi sinh, mẹ bầu có tự khỏi bệnh không?

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có sự hiện diện của đạm trong nước tiểu người mẹ. Đây cũng là 1 trong những biến chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.

☛ Đọc thêm về bệnh tăng huyết áp thai kỳ dành cho mẹ bầu.

Tiền sản giật là gì? 1
Tiền sản giật cũng có thể xảy ra sau sinh

Đối tượng dễ bị tiền sản giật

Thai phụ có những đặc điểm sau sẽ có nguy cơ mắc hội chứng tiền sản giật cao hơn:

  • Từ 40 tuổi trở lên
  • Mang thai lần đầu
  • Có mẹ hoặc chị gái bị tiền sản giật
  • Tăng huyết áp trước khi mang thai hoặc tăng huyết áp thai kỳ
  • Từng bị tiền sản giật
  • Mắc một số bệnh nội khoa như: đái tháo đường, bệnh lý thận mạn tính hay các tình trạng rối loạn miễn dịch như lupus, hội chứng kháng thể kháng phospholipid,…

7 dấu hiệu điển hình của tiền sản giật

  1. Sưng ở mặt hoặc tay

Nếu mẹ đang có những dấu hiệu sưng ở vùng mặt, quanh mắt thì cần lưu ý hết sức, bởi đây có thể là 1 trong những biểu hiện mẹ bị tiền sản giật.

Tuy nhiên, nếu chỉ sưng ở chân, tay hay các phần khác thì mẹ không nên quá lo lắng bởi đây có thể là tình trạng phù bình thường mà bất cứ ai mang thai cũng có thể gặp.

  1. Tăng cân nhanh chóng

Nếu bạn đang trong tình trạng tăng cân quá nhanh và mất kiểm soát ( khoảng 1,5 – 2kg/tuần hoặc 5kg/tháng) mà không vì bất kỳ lý do gì, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và loại trừ khả năng bị tiền sản giật sớm nhất.

  1. Đau đầu dai dẳng

Đau đầu có thể là biểu hiện bình thường khi mang thai. Nhưng khi bạn đã uống thuốc giảm đau mà không thấy thuyên giảm thì đây chính là lúc bạn nên đến viện để khám và xét nghiệm, đưa ra kết luận chính xác nhất.

  1. Giảm hoặc mất thị lực

Tầm nhìn thay đồi hoặc không thể nhìn thấy là dấu hiệu nguy hiểm không được chủ quan. Do đó, nếu tự nhiên cơn hoa mắt, chóng mặt hoặc có những đốm sáng khi nhìn, hãy ngay lập tức nhờ người thân đưa đến bệnh viện.

  1. Buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Thông thường trong thai kỳ mẹ bầu sẽ gặp tình trạng buồn nôn do nghén. Tuy nhiên, khi đã hết giai đoạn nghén nhưng lại xuất hiện cảm giác buồn nôn hay nôn mửa đột ngột, đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu đáng chú ý của biến chứng tiền sản giật khi mang thai

  1. Đau bụng trên

Đau bụng trên có thể chỉ do ợ nóng hoặc em bé đạp trong bụng. Cũng có khả năng đó là biểu hiện cảnh báo tiền sản giật. Nếu cơn đau kéo dài và ngày càng dữ dội, hãy đến bệnh viện để được theo dõi tốt nhất.

  1. Khó thở

Cảm giác bỗng dưng thấy thở hụt hơi, thở dộc, khó thở,… có thể là 1 trong những triệu chứng ban đầu của tiền sản giật mẹ không nên chủ quan.

→ Đôi khi thai phụ không thể cảm nhận rõ ràng các dấu hiệu trên. Do đó, khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ thường xuyên yêu cầu kiểm tra huyết áp và nước tiểu vào nửa sau thai kỳ giúp phát hiện bệnh sớm hơn.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào khả nghi, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, kiểm tra trước khi chuyển lên tuyến trên.

Những biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Đối với người mẹ:

Sản giật: là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng của tiền sản giật.

Một số biến chứng khác như xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan, rối loạn đông máu, suy thận cấp, phù phổi và suy tim cấp,…Nặng nhất, người mẹ có thể tử vong.

Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%. 

Đối với thai nhi:

Tiền sản giật làm giảm lượng máu đến bánh nhau, lâu dài khiến cho thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm lượng ối tối thiểu, thậm chí tử vong.

Một số trường hợp trẻ sinh non hoặc tử vong ngay sau khi sinh.

Do đó, bạn nên thường xuyên theo dõi cử động của em bé và khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con. 

Phòng ngừa tiền sản giật đúng cách

Dù bạn có thuộc nhóm người dễ bị tiền sản giật hay không, bạn vẫn nên thăm khám thai đầy đủ, điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh lý, tiểu sử bệnh của bạn và gia đình để sàng lọc bệnh tốt nhất. Dựa vào các kết quả đo huyết áp, cân nặng, chiều cao của bạn và kết hợp với siêu âm, xét nghiệm máu lúc thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, bạn sẽ được xét vào nhóm có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.

Mẹ nên duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh như ăn đầy đủ các nhóm chất, hạn chế mỡ động vật, hạn chế ăn mặn, uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái để cơ thể được thư giãn nhất. Đặc biệt là vận động nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không cần nằm im tại giường, kiêng hoạt động trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu.

Phòng ngừa tiền sản giật đúng cách 1
Chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể và em bé trong bụng để thăm khám và xử lý kịp thời

Phương pháp điều trị tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh do thai nghén mang đến. Nếu tình trạng nặng, bạn có thể phải chấm dứt thai nghén.

Trường hợp không quá nặng và mẹ bầu vẫn có nhu cầu muốn sinh em bé thì cách điều trị là chủ yếu theo dõi triệu chứng của người mẹ. Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để phòng ngừa các biến chứng xảy ra.

Ngoài chế độ ăn uống giảm lượng muối, tăng lượng đạm, chất xơ hàng ngày. Tùy vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ có thể chỉ định nhập viện theo dõi để xử lý kịp thời hay không.

Không có thuốc đặc hiệu để điều trị tiền sản giật.

Một số lưu ý cho mẹ bầu bị tiền sản giật

Nếu bị tiền sản giật nhẹ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tự nghỉ ngơi và theo dõi, đo huyết áp mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp cá nhân để theo dõi chỉ số này thường xuyên tại nhà. Tùy vào khả năng cũng như mục đích sử dụng mà mỗi người sẽ lựa chọn những dòng máy đo huyết áp khác nhau. Và với huyetap.net thì dòng máy đo huyết áp Omron vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 trên thị trường với mức giá phù hợp và độ chính xác cao.

Nếu tình trạng nặng, có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu, các bác sĩ sẽ cân nhắc về việc kích thích chuyển dạ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ có sinh thường được không?

Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non và khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển tới tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có cơ hội sinh thường, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ và theo dõi sát mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.

Sau khi sinh, mẹ bầu có tự khỏi bệnh không?

Tình trạng tăng huyết áp và đạm trong nước tiểu sẽ dần trở về bình thường sau sinh. Thời gian hồi phục thường không quá 12 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định việc bạn tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ và duy trì các thói quen có lợi như: ăn uống điều độ, không sử dụng các chất thích kích, luyện tập thể dục thường xuyên.

Bạn hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng mẹ bầu có thể an tâm hơn trong thai kỳ. Đừng quên khám thai định kỳ và trên hết là thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ mẹ nhé.

Tham khảo thêm tại các bài viết sau:

https://www.healthline.com/health/preeclampsia

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/tro-chuyen-cung-me-bau-ve-tien-san-giat/

Nguyễn Thúy Anh - 03/08/2020
★★★★★★
Chia sẻ0

Bài viết liên quan

  • Sản giật – biến chứng nặng của cao huyết áp thai kỳ

  • Huyết áp cao khi mang thai và những lưu ý mẹ nhất định phải biết

  • Cơn cao huyết áp đột ngột, bạn đã xử trí đúng cách?

  • Những điều cần biết về huyết áp cao khi mang thai

  • Huyết áp thấp khi mang thai – nguyên nhân và cách khắc phục

  • Bình luận bài viết
  • Bình luận facebook

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

    Nổi bật

  • Tự theo dõi huyết áp tại nhà

  • Tăng huyết áp thứ phát là gì? Có nguy hiểm không?

  • Nguy hiểm thầm lặng từ bệnh huyết áp cao

  • Làm thế nào để biết bạn bị cao huyết áp?

Các thông tin trên website Huyetap.net mang tính chất tham khảo.

Mọi chỉ định về điều trị bệnh, sử dụng thuốc hay dinh dưỡng cần phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Copyright © 2019 huyetap.net. All rights reserved.

↑