Nhân sâm từ lâu đã được biết đến như một thảo dược quý với tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nhiều người bị cao huyết áp lo lắng không biết có uống sâm được không không? Liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Công dụng của sâm đối với sức khỏe
Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu nhóm bổ khí và được đánh giá cao về tác dụng cải thiện sức khỏe. Loại thảo dược này có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều hòa chức năng nội tạng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Không chỉ thế, sâm còn có tác dụng tích cực trong việc giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và căng thẳng, làm chậm lão hóa, tăng tuổi thọ.
Với nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy, người dân đều có mong muốn sử dụng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên những đối tượng đặc biệt như người cao huyết áp có sử dụng được không, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm để đảm bảo an toàn.
Huyết áp cao có uống được sâm không?
Để trả lời cho câu hỏi: Huyết áp cao có uống được sâm không?, chúng ta hãy cùng xem xét qua 2 khía cạnh y học cổ truyền và y học hiện đại như sau:
Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng nhân sâm cho người bị cao huyết áp. Có chuyên gia cho rằng không nên dùng vì nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện nhưng cũng chính vì thế nên nó khiến huyết áp tăng, gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng ở một số người cao huyết áp việc sử dụng sâm lại là điều cần thiết. Cụ thể là những người bị huyết áp cao kèm theo các triệu chứng như thiếu khí, thiếu âm, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, nhân sâm sẽ giúp cải thiện tốt những vấn đề này. Người cao huyết áp sử dụng đúng cách, sâm giúp tăng cường khí huyết và giảm thiểu các triệu chứng suy nhược.
Y học hiện đại
Hiện nay các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu hiện đại để làm rõ về vấn đề này. Kết quả cho thấy nhân sâm không chỉ có nhiều lợi ích gián tiếp mà còn có tác dụng trực tiếp lên người bị huyết áp cao.
– Lợi ích gián tiếp:
- Cải thiện sức co bóp của cơ tim và hỗ trợ tăng cường tuần hoàn huyết mạch.
- Làm giảm mỡ máu và đường huyết, từ đó ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch.
- Ức chế kết tập tiểu cầu.
Những tác dụng này rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nó giúp ngăn ngừa các biến chứng do tăng huyết áp gây nên.
– Lợi ích trực tiếp:
- Theo nghiên cứu nhân sâm có thể làm tăng huyết áp, nhưng tác dụng này thường chỉ xảy ra ở những người bị huyết áp thấp, giúp đưa huyết áp về mức bình thường. Còn với những người bị huyết áp cao, sâm có tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp.
- Trong nghiên cứu “Nhân sâm đỏ Hàn Quốc (Panax ginseng) có thể hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp: một thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên” của Vladimir Vuksan và cộng sự (năm 2006) cho thấy nhân sâm đỏ Hàn Quốc có tác dụng hạ huyết áp, dường như liên quan đến lượng ginsenosides trong nhân sâm thấp hơn chứ không phải lượng cao.
- Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra một cơ chế khác giúp hạ huyết áp thông qua việc thúc đẩy tiết oxit nitric (NO) từ các tế bào nội mô mạch máu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sâm đều có tác dụng lên huyết áp. Chẳng hạn như nhân sâm Bắc Mỹ, theo nghiên cứu cho thấy loại nhân sâm này không ảnh hưởng đến huyết áp ở người bị tăng huyết áp.
Những lưu ý khi sử dụng sâm cho người bị cao huyết áp
Khi sử dụng sâm cho người bị huyết áp cao, cần lưu ý các yếu tố sau:
Loại sâm phù hợp: Hiện nay, có rất nhiều loại sâm với hàm lượng hoạt chất khác nhau. Người bị cao huyết áp cần tìm hiểu kỹ về các loại sâm, thành phần dinh dưỡng, công dụng đối với sức khỏe. Theo khuyến cáo, người có huyết áp cao nên lựa chọn những loại sâm có hàm lượng ginsenosides thấp, như nhân sâm đỏ Hàn Quốc hoặc nhân sâm Bắc Mỹ. Tránh sử dụng các loại sâm có hàm lượng ginsenosides cao tác động tới huyết áp nhiều hơn các loại sâm khác.
Thời điểm sử dụng:
- Nên dùng sâm vào buổi sáng hoặc trưa trước các bữa ăn để cơ thể dễ hấp thu các dưỡng chất và tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không nên uống sâm gần với thời gian sử dụng thuốc hạ huyết áp do có thể ảnh hưởng tới tác dụng điều trị của các loại thuốc này.
- Không uống khi đói để tránh gây tụt huyết áp.
Lượng dùng: Sử dụng sâm với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng uống lượng lớn để tránh tác dụng phụ. Thông thường, liều lượng được khuyến cáo là 2 – 6g/ngày.
Cách dùng: Có thể sử dụng nhân sâm dưới nhiều dạng khác nhau như sâm tươi, sâm khô, sâm tẩm mật ong, rượu sâm hoặc cao sâm. Tùy vào nhu cầu và điều kiện sức khỏe mà lựa chọn loại chế phẩm sâm phù hợp. Một số cách sử dụng sâm phổ biến hiện nay như:
- Ngậm: cho vào miệng ngậm các lát sâm thái mỏng, nhấm từng ít một rồi nhai nuốt cả nước và bã.
- Hãm nước uống: sâm sau khi thái mỏng cho vào ấm hay chén sứ, thêm nước, đun cách thủy, lấy nước uống. Sau đó làm lại như vậy đến khi hết mùi vị thì thôi.
Không sử dụng với các thực phẩm tương kỵ: Không dùng chung với cà phê, củ cải, chè và các loại chất kích thích thần kinh khác để tránh làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Bên cạnh đó, trong khi sử dụng, người bị cao huyết áp nên lắng nghe có thể mình, chú ý đến các dấu hiệu khác thường để điều chỉnh liều lượng, cách dùng, loại sâm cho phù hợp.
Lời khuyên cho người huyết áp cao
Bên cạnh việc chú ý đến những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới huyết áp, những người bị cao huyết áp cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khám để duy trì huyết áp ổn định, cho sức khỏe tốt nhất:
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Những người bị cao huyết áp được khuyên rằng nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn, bổ sung thêm nhiều rau củ quả, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Thường xuyên tập thể dục: Tập luyện thể thao như aerobic, đi bộ… sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh cao huyết áp.
– Theo dõi huyết áp tại nhà: Việc kiểm tra huyết áp tại nhà là cần thiết để có thể theo dõi và kiểm tra được những phương pháp điều trị huyết áp cao có hiệu quả hay không, và phát hiện sớm những cơn tăng huyết áp bất ngờ. Hiện nay có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử từ các thương hiệu nổi tiếng và lâu đời như máy đo Omron. Người dùng có thể dễ dàng đo huyết áp tại nhà mà không đòi hỏi có kiến thức chuyên môn về y.
– Khám sức khỏe định kỳ: Việc này giúp bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị, phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được sâm không?. Câu trả lời là có thể, tuy nhiên người bệnh cần phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ để cho kết quả tốt nhất.