Theo công bố của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng tới 80% sự ổn định huyết áp ở người bệnh tiền cao huyết áp và chiếm 30% ở người bệnh huyết áp cao (giai đoạn 2). Vậy nếu bị tăng huyết áp đột ngột người bệnh nên uống gì? Huyết áp cao nên uống gì cho hạ nhanh?
Trên thực tế, chúng ta có thể chế biến nhiều loại thức uống hàng ngày để duy trì ổn định huyết áp. Tuy nhiên, khi huyết áp đột ngột tăng cao (tăng xông) thì không phải loại thức uống nào cũng giúp hạ huyết áp nhanh chóng. Cùng tham khảo về 4 loại “thần dược” giúp hạ huyết áp nhanh dưới đây nhé.
1.Trà nấm linh chi
Các báo cáo cho thấy trong nấm linh chi có chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt như: Germanium, sterois, acid oleic, polysaccharides, acid ganoderic, adenosin, ganodosteron.
Các dược tính này có khả năng nổi trội là làm hạ huyết áp nhanh, giúp ổn định huyết áp ở người bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, nấm linh chi còn có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu hỗ trợ người bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… Ngoài ra, việc sử dụng trà linh chi hàng ngày còn giúp tăng cường sức khỏe, làm đẹp da và kéo dài tuổi thanh xuân ở phụ nữ.
Cách dùng: Dùng 20g hãm với nước nóng và sử dụng trong ngày. Ngày uống 2 – 3 lần.
2. Nước râu ngô
Râu ngô là nguồn nguyên liệu rất phổ biến ở nước ta. Theo Đông y, râu ngô là vị thuốc có tính hàn quy vị, có vị ngọt mát đặc trưng.
Việc sử dụng râu ngô đun nước uống hàng ngày không chỉ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, thanh nhiệt giải độc cơ thể rất tốt mà râu ngô còn có thể coi là “thượng dược” trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp. Trong đó râu ngô đặc biệt có khả năng giúp hạ huyết áp nhanh chóng ở khi người bệnh tăng huyết áp đột ngột, giúp người bệnh ổn định huyết áp và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Cách làm 1: Có thể dùng râu ngô đã phơi khô và tươi. Lấy khoảng 200 – 300 gram râu ngô rửa sạch, cho vào đun cùng 1 lit nước. Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ liu diu và tiếp tục đun thêm từ 7 – 10 phút. Uống nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày.
- Cách làm 2: Có thể kết hợp uống râu ngô cùng với các vị thuốc: câu đằng, hoa hòe, ngưu tất, cỏ ngọt để tác dụng ổn định huyết áp đạt hiệu quả nhanh hơn.
3.Trà khổ qua
Trái khổ qua hay ở miền Bắc còn gọi là mướp đắng là loại rau củ có khả năng giải nhiệt, giải nhiệt, giúp sáng mắt và đặc biệt còn có khả năng làm hạ mức đường huyết và nồng độ natri trong máu – 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, trái khổ qua còn có khả năng phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não và giúp chỉ số huyết áp hạ nhanh khi người bệnh tăng huyết áp.
Cách dùng: Người bệnh có thể tự chế trà khổ qua dùng uống hàng ngày bằng cách thái lát trái khổ qua, phơi khô và dùng hãm trà uống mỗi sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng mướp đắng tươi trị bệnh cao huyết áp bằng cách ép nước mướp đắng uống.
Cách làm: Lấy 1 – 2 quả mướp đắng tươi (tùy theo khả năng dùng của người bệnh), rửa sạch và bỏ hạt. Sau đó cho vào máy ép lấy nước cốt. Có thể hòa thêm nước lọc và hòa thêm chút đường để dễ uống hơn.
4. Trà Giảo cổ Lam
Giảo cổ Lam được biết đến là dược liệu giúp ổn định huyết áp đã được chứng minh lâm sàng. Khi uống trà Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra oxit nitric. Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông máu, kiểm soát chỉ số huyết áp và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Chính vì lý do này, Giảo cổ lam có tác dụng bình ổn huyết áp cho người bị huyết áp cao.
Cách dùng: Có thể mua sẵn trà túi lọc để pha hoặc sử dụng lá Giảo cổ lam khô hãm trà uống.
Cách làm:
- Với trà túi lọc: Cho trà túi lọc vào cốc và hãm với 400ml nước sôi, uống từ 2 – 4 gói vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
- Với lá Giảo cổ lam khô: Lấy khoảng 20g dược liệu khô cho vào bình trà đã chuẩn bị từ trước. Sau đó đổ một ít nước sôi vào để rửa qua và đổ nước đó đi. Tiếp tục cho khoảng 400 ml nước sôi vào bình, đợi khoảng 15 phút để các hoạt chất ngấm ra bên ngoài là có thể sử dụng được.
Hiện nay để thuận tiện cho người dùng, vừa đảm bảo lá Giảo cổ lam sạch được kiểm định chất lượng an toàn cho người dùng, thì lựa chọn hàng đầu chính là Giảo cổ lam Tuệ Linh, sản phẩm liên tiếp đạt 14 năm Hạng Vàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu tiêu biểu vì người dùng.
5.Nước ép rau cần tây
Rau cần tây chứa nhiều các khoáng chất như: Canxi, phốt pho, sắt, chất xơ và nhiều loại acid amin tự do khác nên rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, trong rau cần tây chứa apigenin – hoạt chất có khả năng giúp hạ huyết áp nhanh và làm giãn nở mạch máu. Không chỉ vậy, cần tây còn là thực phẩm giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác như: bệnh máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não và giúp bổ thận khi thường xuyên sử dụng.
Cách dùng:
- Cách 1: Dùng khoảng 100g cần tây tươi sửa sạch cho vào sắc với 3 bát con nước. Sắc nhỏ lửa còn 1 bát con nước thì chắt ra uống. Ngày uống 2 – 3 lần.
- Cách 2: Dùng khoảng 200g – 250g cần tây tươi (bỏ lá), rửa sạch. Sau đó cho vào máy ép lấy nước uống. Ngày làm 2 lần sáng, chiều. Có thể pha một chút mật ong để thức uống ngon hơn.
☛ Tham khảo thêm về những món ăn dành cho người bị cao huyết áp: Người bị cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?
Chúc các độc giả của Huyetap.net thưởng thức những thức uống thật ngon lành và bổ dưỡng!