Huyetap.net https://huyetap.net Vì một trái tim luôn khỏe mạnh Fri, 08 Mar 2024 09:40:08 +0700 vi hourly 1 Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi trồng răng implant? https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/ https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/#respond Tue, 29 Nov 2022 02:18:11 +0000 https://huyetap.net/?p=2083 Mất răng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười mà còn làm giảm chức năng ăn nhai, xô lệch răng liền kề… . Do đó, việc trồng răng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nhưng nhiều người bị mắc bệnh lý nền tăng huyết áp lo lắng không biết có trồng răng implant được không? Cần lưu ý gì để thực hiện cấy ghép răng an toàn? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Người bị cao huyết áp cần lưu ý gì khi trồng răng implant? 1

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không?

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng cần điều trị trồng răng implant nhiều nhất. Tuy nhiên, độ tuổi này lại thường mắc nhiều bệnh lý nền đặc biệt là huyết áp cao, trong khi đó một số yếu tố của việc trồng răng có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh này.

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không? 1

Phương pháp này có một số yếu tố làm ảnh hưởng tới huyết áp như sau:

Chất gây tê sử dụng để giảm đau trong khi trồng răng implant có thể làm tăng huyết áp: Bước gây tê là một phần quan trọng trong quy trình cấy ghép nha khoa, nó giúp người bệnh thoải mái, không cảm thấy đau trong khi thực hiện từ đó việc trồng răng cũng diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc gây tê cục bộ dùng phổ biến hiện nay chứa adrenalin như epinephrine có tác dụng co mạch. Chất này khiến huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân tăng lên dẫn đến những biến chứng xơ vữa động mạch.

Cộng thêm yếu tố tâm lý khi ngồi trên ghế nha khoa, nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim. Bởi khi cơ thể căng thẳng sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenalin có tác dụng co mạch.

Việc trồng răng có thể khiến người bị cao huyết áp tăng chỉ số huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não, ngất xỉu…

Ngược lại, tăng huyết áp cũng góp phần tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của việc trồng răng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài…

Việc trồng răng implant cần một thời gian hồi phục tương đối dài để trụ implant ổn định trong xương. Ở người cao huyết áp, khả năng phục hồi và làm lành lâu hơn. Do huyết áp cao không được kiểm soát sẽ hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tĩnh mạch và mao mạch, làm giảm khả năng tái tạo và chữa lành tế bào. Trong khi đó, khoang miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Thời gian kéo dài với vết thương hở trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy và sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào máu.

Tăng huyết áp ảnh hưởng tới quá trình cầm máu trước và trong phẫu thuật. Thông thường, việc cắm implant đòi hỏi bạn phải rạch một đường dưới nướu và dùng máy khoan trong y khoa để tạo lỗ đặt trụ implant. Khi huyết áp cao tạo áp lực lớn lên thành mạch có thể phá vỡ các cục máu đông, giảm khả năng cầm máu. Vì vậy, người bị cao huyết áp thực hiện cấy ghép implant có nguy cơ chảy máu cao, dẫn đến choáng, ngất.

Ngoài ra, một số loại thuốc huyết áp như thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng phụ là tăng sản nướu có thể gây sưng nướu và phát triển của viêm quanh implant ở một số người (1).

Như vậy, cao huyết áp và trồng răng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, và những trường hợp khẩn cấp như đột quỵ, choáng, ngất, tai biến mạch máu não…

Dựa trên những thông tin này, các chuyên gia khuyến cáo như sau:

– Ở những người lớn tuổi bị cao huyết áp nên tiến hành lắp hàm răng giả, nhất là trường hợp mất nhiều răng. Hoặc có thể xem xét làm cầu răng, tuy nhiên cũng cần phải chuẩn bị trước khi thực hiện, hạn chế tình trạng gây xâm lấn như nâng xoang, cấy ghép xương…

– Ở những người trẻ tuổi mất răng bị huyết áp cao nên tiến hành cấy ghép implant để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Tuy nhiên, cần chuẩn bị tâm lý và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện, đồng thời lưu ý:

  • Huyết áp trước khi tiến hành trồng răng phải ổn định trong khoảng 140/90 mmHg. Nếu trước khi thực hiện, huyết áp tăng lên đột ngột cần phải ngừng trồng răng ngay lập tức.
  • Chống chỉ định cấy ghép implant khi huyết áp tâm trương trên 100mmHg, bất kể là trường hợp dễ như trồng răng cửa.

☛ Xem thêm: Cập nhật mới nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

1. Người bị cao huyết áp có trồng răng được không? 2

2. Những điều cần biết để trồng răng an toàn khi bị cao huyết áp

2.1. Trước khi trồng răng

2.1. Trước khi trồng răng 1

Trước khi trồng răng bạn nên chú ý những thông tin dưới đây:

– Điều được coi quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn bệnh viện hay địa chỉ nha khoa uy tín để trồng răng. Nơi có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, xử lý nhanh chóng, kịp thời những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, đó cũng phải là nơi có đầy đủ trang thiết bị tân tiến để theo dõi nhịp tim, huyết áp của bạn trong toàn bộ quá trình trồng răng.

Thông thường trước khi trồng răng bạn sẽ được thăm khám sơ bộ và thực hiện một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, chụp x-quang, đo huyết áp… để nha sĩ xác định được tình trạng răng miệng và xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện. Sau đó vài ngày, bạn sẽ được chỉ định trồng răng.

Trong những ngày này, bạn cũng cần uống thuốc huyết áp đều đặn mỗi ngày để duy trì huyết áp ổn định. Nếu là người khó ngủ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mình có thể uống như thuốc an thần có gây ảnh hưởng tới việc trồng răng không. Bạn không nên sử dụng đột ngột bất cứ loại thuốc nào trước khi trồng răng.

– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia hay chất kích thích khác, nhất là ngày trước khi trồng răng.

– Vào buổi tối trước ngày cấy ghép implant, bạn cần đi ngủ sớm, đủ giấc để ngày hôm sau luôn trong trạng thái khỏe mạnh, tỉnh táo để góp phần thực hiện cấy ghép thành công.

2.2. Trong quá trình trồng răng

2.2. Trong quá trình trồng răng 1

– Quá trình trồng răng phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ nha khoa. Ngay trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đo nhịp tim, huyết áp lại một lần nữa. Người bị tăng huyết áp thường được bác sĩ tiêm thuốc gây tê không có chất adrenalin như mepivacain 3% hoặc giảm liều thuốc tê có tác dụng co mạch trong giới hạn an toàn.

Với những người cao huyết áp, bác sĩ thường kê kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa tối đa khả năng có thể nhiễm trùng.

Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ luôn quan sát tình trạng toàn thân của bạn trong suốt quá trình trồng răng. Bạn và bác sĩ nên thỏa thuận gia hiệu như thế nào nếu trong khi thực hiện bạn cảm thấy khó chịu để xử lý kịp thời.

– Căng thẳng như đã biết là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do đó, sau khi lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bạn cần tin tưởng vào tay nghề của các y bác sĩ, vui vẻ, giữ tinh thần thoải mái trong khi thực hiện.

Thông thường, các nha sĩ cũng sẽ trò chuyện để bạn yên tâm và bớt căng thẳng hơn. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng quá mức, bạn có thể được bác sĩ kê 1 liều thuốc an thần trước khi thực hiện.

2.3. Sau khi trồng răng

2.3. Sau khi trồng răng 1

Một điều quan trọng nữa trong quy trình trồng răng là chăm sóc sau khi thực hiện. Đặc biệt là phương pháp cấy ghép implant mất tương đối nhiều thời gian từ 2 – 6 tháng để implant có thể ổn định rồi mới gắn răng sứ.

– Bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đảm bảo đánh răng 2 lần mỗi ngày, tại vị trí trồng răng cần chải nhẹ nhàng hơn. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, dung dịch súc miệng acid tranexamic 5% 4 lần/ngày trong 2 – 5 ngày để làm sạch sâu.

– Như đã nói ở trên, một số loại thuốc chống tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới viêm quanh trụ implant. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc, huyết áp tăng cao sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có chuyển loại hay dùng liều lượng thuốc thấp hơn hay không.

Ngoài ra, sau khi cấy ghép có thể bạn cũng cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… bạn nên nói với bác sĩ những thuốc đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra.

– Sau khi thực hiện trồng răng về, bạn cũng cần theo dõi xem vết khâu có còn chảy máu hay không. Nếu xuất huyết nhưng nước bọt vẫn trong thì bạn hãy khắc phục bằng cách ngậm nước đá hay chườm đá lạnh vào bên má có trồng răng. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều hoặc kéo dài cần quay lại nha khoa hoặc thông báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin cần biết trước khi quyết định trồng răng ở người cao huyết áp. Điều quan trọng là đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng để có thể thực hiện an toàn.

 

]]>
https://huyetap.net/cao-huyet-ap-trong-rang-implant-2083/feed/ 0
Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/ https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/#respond Mon, 28 Nov 2022 09:41:00 +0000 https://huyetap.net/?p=2055 Bạn đọc đâu đó thấy rằng một trong những đối tượng cần thận trọng khi nhổ răng là người cao huyết áp. Vậy thực hư là như thế nào, người bị huyết áp cao có nhổ răng được không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không?

Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa xâm lấn có nguy cơ gây ra các biến chứng. Vì vậy, bất cứ những tác động nào trong quá trình này như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… cũng làm tăng tỷ lệ xuất hiện những sự cố không đáng có. Vì vậy, nhiều người bị mắc bệnh lý nền như cao huyết áp cần đặc biệt chú ý, xem xét trường hợp của mình có thực hiện nhổ răng được không.

Để xác định một đối tượng có nhổ răng được hay không cần xác định 2 mặt lợi ích và nguy cơ. Khi lợi ích của việc nhổ răng lớn hơn nhiều so với những mối nguy có thể xảy ra thì bạn nên tiến hành nhổ răng. Ngược lại, nếu nguy cơ gây hại lớn thì bạn không nên thực hiện.

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? 1

Đầu tiên, việc nhổ răng ở người tăng huyết áp có những bất lợi nào?

– Thuốc gây tê để nhổ răng ảnh hưởng tới huyết áp: Trong khi đó, gây tê là một phần quan trọng trong nhổ răng, đặc biệt là răng hàm. Việc này ngăn ngừa mọi cơn đau giúp mang lại cảm giác thoải mái tối đa trong khi thực hiện. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc gây tê chứa adrenalin có tác dụng co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Điều này làm tăng huyết áp đột ngột có thể gây nguy hại như dẫn đến đột quỵ.

– Việc chảy máu trong khi nhổ răng có thể nguy hiểm ở người tăng huyết áp: Việc chảy máu trong nướu và xương khi nhổ răng là không thể tránh khỏi. Điều này có thể gây bất lợi ở người bị huyết áp tăng. Bởi áp lực máu cao (huyết áp tâm trương) tạo một áp lực lớn bất thường gây phá hủy cục máu đông có tác dụng cầm máu. Bên cạnh đó, khi sử dụng chất gây tê ở người tăng huyết áp, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều hơn trong khi nhổ răng.

– Căng thẳng gây tăng huyết áp: Rất nhiều trường hợp cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước và trong khi nhổ răng. Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh nhiều lượng adrenalin hơn bình thường. Loại hormon này gây co mạch khiến huyết áp tăng cao hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng khiến mạch máu co lại, tim đập nhanh hơn.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng ảnh hưởng tới việc chữa lành vết thương sau khi nhổ răng. Huyết áp không được kiểm soát sẽ hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mao mạch và tĩnh mạch, từ đó giảm khả năng tái tạo, chữa lành các tế bào. Trong khi đó, khoang miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể, nếu không lành vết nhổ răng nhanh, nó có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Từ đó, người cao huyết áp có nguy cơ xảy ra những biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, tai biến mạch máu, ngất, đột quỵ… trong khi nhổ răng cao hơn người khoẻ mạnh.

1. Người bị cao huyết áp có nhổ răng được không? 2

Thứ hai, việc nhổ răng ở người cao huyết áp có lợi gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người có mong muốn nhổ răng như răng bị bệnh lý về tủy, sâu răng nặng, răng lung lay, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây biến chứng… Bởi tình trạng này dẫn đến những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng tới việc lo lắng. Việc nhổ răng có thể chấm dứt hoàn toàn cảm giác khó chịu này.

Như vậy, những người cao huyết áp xuất hiện những cơn đau khó chịu, chấp nhận những bất lợi thì việc nhổ răng vẫn được chỉ định.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nhiều người bị cao huyết áp CÓ THỂ nhổ răng an toàn nếu kiểm soát được huyết áp trong giới hạn cho phép tuy rằng có nhiều thách thức hơn người khoẻ mạnh.

Nhổ răng được thực hiện khi mạch từ 60 – 90 lần/phút, huyết áp tâm trương từ 60 – 90 mmHghuyết áp tâm thu từ 90 – 140mmHg. Ở một số bệnh nhân lớn tuổi, đang điều trị cao huyết áp có thể chấp nhận được khi huyết áp dưới 150/90 mmHg.

Việc nhổ răng được xem là chống chỉ định nếu huyết áp tâm trương cao trên 100mmHg, ngay cả với trường hợp tiểu phẫu chỉ nhổ những răng dễ như răng cửa. Ngoài ra, nếu các bác sĩ kiểm tra huyết áp trước khi thực hiện thấy tăng đột ngột thì nhổ răng cũng phải tạm dừng ngay lập tức dù huyết áp đã được kiểm soát tốt trong những ngày trước đó. Chỉ tiếp tục thực hiện nhổ răng khi huyết áp trong giới hạn cho phép.

Tóm lại, người bị cao huyết áp có thể tiến hành nhổ răng trong khoảng huyết áp an toàn. Điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng, cả người nhổ răng và bác sĩ trước khi tiến hành để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

2. Những lưu ý cho người cao huyết áp để nhổ răng an toàn

Để ca nhổ răng ở người cao huyết áp diễn ra an toàn, cần lưu ý những thông tin dưới đây:

2.1. Lựa chọn cơ sở nhổ răng uy tín

2.1. Lựa chọn cơ sở nhổ răng uy tín 1

Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất là bạn nên chọn nhổ răng tại bệnh viện, hay cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ nha khoa kết hợp với bác sĩ tim mạch chuyên khoa phải có kế hoạch điều trị toàn diện để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong khi nhổ răng.

– Trước khi nhổ răng, đặc biệt là những chiếc răng hàm, người tăng huyết áp có thể được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật như chụp x-quang, xét nghiệm công thức máu, đo huyết áp… Đồng thời cần lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm tối đa lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhiều trường hợp có thể sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Trong quá trình nhổ răng, người tăng huyết áp được sử dụng thuốc gây tê không có chất co mạch adrenalin. Với trường hợp này có thể thay thế bằng thuốc tê mepivacain 3% (có tác dụng chống co mạch tốt hơn lidocain nhiều). Đồng thời, người nhổ răng luôn cần quan sát tình trạng toàn thân như mệt mỏi, tăng huyết áp, đau… trong khi làm thủ thuật.

Xây dựng biện pháp tại chỗ để xử lý những biến chứng có thể xảy ra như: khâu huyệt ổ răng, chuẩn bị những chế phẩm cần thiết để cầm máu tại chỗ như nước súc miệng transamin 5%…

2.2. Uống thuốc huyết áp đều đặn trước khi nhổ răng

Sau khi thăm khám, thực hiện những xét nghiệm đầy đủ các bác sĩ sẽ hẹn lịch để nhổ răng. Trong khoảng thời gian này, những người bị cao huyết áp cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đảm bảo huyết áp trong giới hạn cho phép.

Thông thường, người cao huyết áp sẽ được chỉ định nhổ răng trong buổi sáng sau khi đã uống thuốc điều trị huyết áp và trong trạng thái khỏe mạnh, tỉnh táo.

2.3. Giữ tinh thần thoải mái trước và trong khi nhổ

2.3. Giữ tinh thần thoải mái trước và trong khi nhổ 1

Căng thẳng như đã biết là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp khiến các biến chứng có tỷ lệ xảy ra cao hơn. Vì vậy, khi lựa chọn được địa chỉ nhổ răng uy tín, uống thuốc kiểm soát huyết áp đều đặn mỗi ngày rồi thì người tăng huyết áp cũng yên tâm hơn khi nhổ răng.

Vào buổi tối trước khi thực hiện, người đi nhổ răng nên ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Không nên sử dụng đột ngột bất cứ loại thuốc an thần nào, đặc biệt với người cao tuổi nếu không ngủ được. Vì vậy, người tăng huyết áp cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc có thể sử dụng trước khi nhổ răng.

Trong khi nhổ răng, người huyết áp cao phải trấn an tinh thần, giữ tinh thần thoải mái trong khi nhổ để duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép. Đồng thời, đối tượng này cũng nên có người đi cùng để có tâm trạng tốt hơn.

Đọc thêm: 4 phương pháp cải thiện căng thẳng cho người cao huyết áp

2.4. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng, người tăng huyết áp cũng cần vệ sinh răng miệng và chăm sóc vùng nhổ răng đúng cách. Mỗi ngày, vẫn phải đảm bảo chải răng 2 lần, nhẹ nhàng ở chỗ nhổ răng. Bên cạnh đó là sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng cường bảo vệ khả năng làm sạch.

Người cao huyết áp cần theo dõi tình trạng xuất huyết. Nếu chảy máu nhưng nước bọt vẫn trong có thể giải quyết bằng cách chườm lạnh, ngậm nước đá, cám gạo… Nhưng nếu chảy máu nhổ ra cả cục máu đông, hay kéo dài, sưng đau không giảm… bạn nên thông báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Bạn có thể biết xem thêm thông tin nhổ răng ở những người có bệnh lý nền, trong đó có cao huyết áp của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hương – Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Bạch Mai trong video dưới đây:

Tài liệu tham khảo

  • https://www.ada.org/resources/research/science-and-research-institute/oral-health-topics/hypertension
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5074706/
]]>
https://huyetap.net/cao-huyet-ap-co-nho-rang-duoc-khong-2055/feed/ 0
Nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu? https://huyetap.net/nguyen-nhan-tang-huyet-ap-1994/ https://huyetap.net/nguyen-nhan-tang-huyet-ap-1994/#respond Wed, 12 May 2021 00:34:49 +0000 https://huyetap.net/?p=1994 Tăng huyết là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do đâu. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính trong đó áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được xác định là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 90mmHg trở lên.

Tăng huyết áp thường được chia làm hai thể chính là:

  • Tăng huyết áp nguyên phát (hay tăng huyết áp vô căn): Là tình trạng tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân cụ thể, chiếm khoảng 90 – 95% số ca bệnh.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Là tình trạng tăng huyết áp xác định được nguyên nhân cụ thể, thường xuất hiện sau một bệnh lý nào đó, chiếm khoảng 5 – 10%.

Nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu?

Việc xác định sớm nguyên nhân gây tăng huyết áp là vô cùng cần thiết, giúp bạn xây dựng chế độ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát thường phát triển âm thầm trong thời gian nhiều năm. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây nên tăng huyết nguyên phát, bao gồm:

✔ Tuổi tác

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát 1
Người già có nguy cơ bị tăng huyết áp nguyên phát cao hơn do quá trình lão hóa

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp mà bạn không thể thay đổi được. Khi cơ thể bạn già đi theo thời gian, hệ thống mạch máu sẽ bị lão hoá, Thành động mạch bị tổn thương, xơ vữa, phì đại và vôi hóa dẫn đến xơ cứng, không còn đủ khả năng đàn hồi gây tăng sức cản ngoại vi ở mạch máu và làm tăng huyết áp

Ngoài ra, suy giảm chức năng thận do lão hóa sẽ khiến khả năng đào thải muối của thận ở người cao tuổi giảm đi. Hậu quả là lượng muối hấp thu vào không được thải trừ sẽ tích lũy trong cơ thể, gây tăng nồng độ natri dẫn đến cơ thể tăng giữ nước và làm tăng huyết áp.

✔ Di truyền

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người sinh ra trong gia đình có tiền sử cha mẹ bị tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường.

✔ Chế độ ăn quá nhiều muối

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 1/3 số trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có mối liên hệ mật thiết với chế độ ăn quá nhiều muối của người bệnh.

Nếu bạn ăn quá nhiều muối, lượng muối đưa vào cơ thể lớn hơn khả năng đào thải của thận sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng cao, cơ thể bạn sẽ giữ nước, làm tăng thể tích máu và dẫn đến tăng huyết áp.

✔ Rối loạn lipid máu

Nồng độ mỡ máu cao (cholesterol và triglycerid máu cao) là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch và làm hẹp dần lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ trở nên cứng hơn, kém đàn hồi và từ đó làm huyết áp tăng lên.

✔ Hút thuốc lá

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát 2
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác

Khi bạn hút một điếu thuốc lá, các chất kích thích trong thuốc lá, đặc biệt là nicotin sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm gây co mạch và khiến huyết áp của bạn tăng lên ngay lập tức. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút sau đó.

Ngoài ra, các hóa chất trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của thành động mạch. Điều này có thể khiến động mạch của bạn bị thu hẹp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có tăng huyết áp.

Mối nguy hại đến từ thuốc lá sẽ không chỉ tác động trên cá nhân người hút thuốc mà ảnh hưởng xấu đến cả những người xung quanh hít phải khói thuốc, đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ có thai.

✔ Uống quá nhiều rượu

Tương tự như thuốc lá, chất cồn trong rượu cũng là một chất độc đối với hệ tim mạch của bạn. Rượu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng lipid máu, tổn thương hệ thống mạch máu. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp của bạn.

Ngoài ra, uống nhiều rượu quá mức còn gây nên bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh khác, từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.

✔ Lười vận động

Thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người lười vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, tình trạng giảm dung nạp đường tăng dẫn đến tỷ lệ đái tháo đường cũng tăng cao và gián tiếp gây ra tăng huyết áp.

✔ Căng thẳng thần kinh

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng căng thẳng thần kinh, stress có thể dẫn tới tăng nhịp tim. Ngoài ra, khi bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều chất trung gian hóa học như adrenalin, noradrenalin có tác dụng gây co động mạch, lâu dài sẽ gây tăng huyết áp.

✔ Thừa cân hoặc béo phì

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát 3
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp

Cân nặng của bạn càng cao, bạn sẽ càng cần nhiều máu hơn để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, cơ quan trong cơ thể. Khi thể tích máu trong cơ thể tăng lên, lượng máu chảy qua các mạch máu cũng tăng dẫn đến áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao gây tăng huyết áp.

✔ Chế độ ăn uống thiếu kali

Kali có vai trò giúp cân bằng lượng natri trong tế bào của bạn. Nếu bạn không cung cấp đủ kali trong chế độ ăn uống của mình hoặc bạn bị mất quá nhiều kali do mất nước hay do các tình trạng sức khỏe khác, natri có thể tích lũy trong cơ thể gây giữ nước, tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

Bên cạnh các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, một số người bị huyết áp cao là do các bệnh lý khác trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp thứ phát thường khởi phát đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, tăng huyết áp thứ phát có thể chữa khỏi nếu bạn loại trừ được hoàn toàn bệnh lý nguyên nhân gây ra nó.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp thứ phát mà bạn cần lưu ý.

✔ Bệnh thận

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát 1
Hẹp động mạch thận gây tăng sức cản mạch máu dẫn đến tăng huyết áp

Các tổn thương tại thận hoặc động mạch thận bị hẹp tắc có thể dẫn tới suy giảm lượng máu tới thận. Điều này sẽ kích thích bộ máy cận cầu thận tiết ra một loại hormon là renin gây co mạch và tăng huyết áp.

✔ Bệnh tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng, có chức năng sản xuất và điều hòa nhiều loại hormon trong cơ thể. Các bất thường tại tuyến thượng thận sẽ gây mất cân bằng hormon và có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp thứ phát:

Các bệnh lý về tuyến thượng thận gây tăng huyết áp thường gặp bao gồm:

  • U tủy thượng thận: Đây là dạng u thượng thận hiếm gặp, trong đó tuyến thượng thận tăng tiết quá mức các hormon như adrenalin và noradrenalin dẫn đến huyết áp tăng rất cao, có thể trên 200mmHg và tăng theo từng cơn. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đau ngực, đau đầu dữ dội.
  • Hội chứng Conn (cường aldosteron nguyên phát): Là tình trạng tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormon aldosteron. Đây là hormon có tác dụng khiến thận giảm thải trừ muối và nước, đồng thời tăng thải kali. Hậu quả là người bệnh bị tăng huyết áp do cơ thể tăng giữ nước làm tăng thể tích tuần hoàn.
  • Hội chứng Cushing: Là bệnh lý đặc trưng bởi nồng độ hormon cortisol tăng cao trong máu kéo dài do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận hoặc do dùng thuốc corticoid. Đây là hormon có tác dụng điều hòa chuyển hóa carbohydrat và huyết áp. Sự bất thường này sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp kèm theo một số triệu chứng khác như mặt béo tròn, bụng béo, chân tay teo, rạn da,…

✔ Bệnh cường tuyến cận giáp Tuyến cận giáp giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và điều hòa hormon PTH – hormon điều chỉnh nồng độ canxi và photpho trong máu. Bệnh cường tuyến cận giáp khiến tuyến nội tiết này tiết ra quá nhiều hormon PTH, làm tăng nồng độ canxi máu và gây kích thích dẫn đến tăng huyết áp.

✔ Bệnh tuyến giáp Các vấn đề về tuyến giáp (suy giáp hay cường giáp) đều có thể dẫn đến tăng huyết áp.

✔ Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát 2
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn không hiếm gặp nhưng thường dễ bị bỏ qua. Bệnh biểu hiện bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, sau đó động tác hô hấp sẽ trở lại và thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.

Tình trạng này dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu từng đợt, hậu quả là gây tổn thương các tế bào ở thành mạch máu, làm giảm (hoặc mất) tính đàn hồi của thành mạch và gây tăng huyết áp.

✔ Hẹp eo động mạch chủ

Khi động mạch chủ bị hẹp ở vị trí nào đó (do bẩm sinh hoặc do mắc phải) sẽ làm tăng sức cản của mạch máu, khiến tim phải hoạt động co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi qua vị trí hẹp đó, hậu quả là gây tăng huyết áp ở phía trên chỗ hẹp.

✔ Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường sau 6 tuần sau sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ về sau,…

Nguyên nhân gây tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể là do thai phụ còn quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc tuổi đã cao (trên 35 tuổi), thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

✔ Do tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai nội tiết (thuốc tránh thai), các chất chống viêm không steroid (NSAID), thuốc ăn kiêng, chất kích thích, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc thông mũi,… cũng có thể gây ra tăng huyết áp thứ phát.

Làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp?

Làm thế nào để biết mình bị tăng huyết áp? 1
Đo huyết áp tại nhà giúp xác định tình trạng tăng huyết áp và theo dõi tiến triển của bệnh

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Cách duy nhất giúp bạn biết mình có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp của mình.

Hiện nay có hai cách giúp bạn biết được huyết áp của mình là đến các cơ sở y tế để đo huyết áp và tự đo huyết áp tại nhà.

Nếu bạn đo huyết áp tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện, trạm y tế,…), bạn cần phải đến đó để đo huyết áp mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp nếu không có bệnh lý nào khác liên quan đến tim mạch hay đái tháo đường. Thời điểm tốt nhất mà bạn nên đi đo huyết áp là vào buổi sáng.

Nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp cá nhân để kiểm tra huyết áp tại nhà, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Đo huyết áp nhiều lần: Bạn nên đo ít nhất hai lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau ít nhất một phút ở tư thế ngồi.
  • Đo huyết áp 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối.
  • Bạn cần đo huyết áp tại nhà trong ít nhất 3 ngày để có giá trị huyết áp ổn định. Ngoài ra, bạn cần loại bỏ giá trị huyết áp ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình trong các lần đo còn lại để đưa ra kết quả chính xác hơn.
Đo huyết áp tại nhà đang ngày càng phổ biến và đem lại nhiều tiện lợi cho người bệnh khi theo dõi tiến triển của bệnh, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức đi lại và loại bỏ được tình trạng tăng huyết áp áo choàng trắng.

Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp như thế nào? 1
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Bên cạnh các nguyên nhân gây tăng huyết áp không thể thay đổi được như tuổi tác, di truyền, các bệnh lý,…, các yếu tố nguy cơ khác hoàn toàn có thể cải thiện được nếu bạn duy trì một lối sống lành mạnh, hợp lý. Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống giúp bạn phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế lượng muối ăn mỗi ngày (dưới 5 – 6g/ngày), ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa ít béo, bổ sung đủ kali (bơ, chuối, súp lơ xanh, rau chân vịt,…) và các yếu tố vi lượng khác, tránh các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì: Duy trì chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9, duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm.
  • Tăng cường vận động thể lực với cường độ thích hợp đều đặn 5 – 7 ngày mỗi tuần, 30 – 60 phút mỗi ngày.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Uống ít rượu bia, dưới 2 ly/ngày đối với nam và 1 ly/ngày đối với nữ. Bỏ hút thuốc lá sớm và tránh xa khói thuốc.
  • Tránh lo âu, stress, căng thẳng thần kinh kéo dài, tránh bị lạnh đột ngột.
  • Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng huyết áp.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát nếu có. Thăm khám huyết áp ít nhất mỗi năm một lần để kiểm soát bệnh.

Trên đây là những nguyên nhân gây tăng huyết áp phổ biến mà bạn cần lưu ý. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp, từ đó có các biện pháp thích hợp để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh lý nguy hiểm này, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410
  • https://www.cdc.gov/bloodpressure/risk_factors.htm
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/secondary-hypertension/symptoms-causes/syc-20350679
]]>
https://huyetap.net/nguyen-nhan-tang-huyet-ap-1994/feed/ 0
Cao huyết áp ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://huyetap.net/cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-2-714/ https://huyetap.net/cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-2-714/#respond Fri, 07 May 2021 01:07:52 +0000 https://huyetap.net/?p=714 Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những diễn biến thầm lặng của bệnh rất dễ làm người bệnh chủ quan và lơ là điều trị, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn đang có người thân lớn tuổi bị mắc chứng cao huyết áp, chưa rõ nguyên nhân do đâu và hướng điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Tổng quan về cao huyết áp ở người già

Theo Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH), tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 90 mmHg trở lên. Định nghĩa tăng huyết áp không thay đổi theo lứa tuổi, do đó, tình trạng cao huyết áp ở người già cũng sẽ được xác định dựa theo định nghĩa trên.

Tương tự như cao huyết áp ở người trẻ tuổi, người già khi bị cao huyết áp cũng thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng, chỉ một số ít trường hợp có xuất hiện các biểu hiện chủ quan như chóng mặt, mờ mắt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nóng mặt,…

Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già đang có xu hướng gia tăng rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo thống kê, trên 60% người trên 60 tuổi và 80% người trên 80 tuổi đang mắc phải bệnh lý mạn tính này.

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già 1
Sự lão hóa theo độ tuổi dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý, bệnh lý gây tăng huyết áp

Cao huyết áp là một rối loạn gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Phần lớn các trường hợp cao huyết áp ở người già (90%) không xác định được nguyên nhân cụ thể, gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Có rất ít trường hợp xác định được nguyên nhân, chiếm khoảng 10% và được gọi là tăng huyết áp thứ phát.

Cơ chế gây tăng huyết áp ở người cao tuổi đến nay vẫn chưa thật sự rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng, yếu tố chính gây nên tình trạng này là do hậu quả của quá trình lão hóa ở cơ thể người cao tuổi, đặc biệt là hệ thống tim mạch đã dẫn đến những thay đổi trong cơ chế co, giãn mạch gây cao huyết áp.

Khi tuổi tác tăng lên, quá trình lão hóa sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng các động mạch lớn. Thành mạch có thể bị phì đại, vôi hóa, tổn thương xơ vữa dẫn đến hệ thống động mạch trở nên dày hơn, cứng hơn. Những thay đổi này khiến động mạch trở nên kém đàn hồi, kém linh hoạt trước tác động của áp lực máu, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già 2
Các tổn thương về động mạch do tuổi tác là nguyên nhân chính gây cao huyết áp ở người già

Quá trình lão hóa cũng khiến chức năng thận bị suy giảm, dẫn đến hoạt động của bơm Na+/ K+ giảm dần. Kết quả là gây dư thừa canxi và natri nội bào gây co mạch, làm tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, ở người già, sự suy giảm khả năng đào thải muối của thận khiến lượng muối đưa vào cơ thể bị giữ lại, hậu quả là gây tăng huyết áp qua nhiều cơ chế như: tăng giữ nước trong cơ thể và tăng thể tích máu, giảm sản xuất nitric oxide (NO) – chất gây giãn mạch, tăng độ cứng thành động mạch.

Ngoài ra, tỷ lệ béo phì, tỷ lệ không dung nạp glucose và bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, điều này càng làm tăng tốc độ tổn thương hệ thống mạch máu và gây suy giảm chức năng thận dẫn đến tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Ngoài các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát, một phần nhỏ số người già bị cao huyết áp là do ảnh hưởng từ các bệnh lý cụ thể khác như: Bệnh thận mạn tính, cường aldosteron nguyên phát, u tủy thượng thận, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bệnh Cushing, hẹp eo động mạch chủ hay do tác dụng phụ của thuốc.

Cao huyết áp ở người già có nguy hiểm không?

Cao huyết áp ở người già có nguy hiểm không? 1
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với những người có tuổi tác cao, sức khỏe yếu. Huyết áp cao kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành, suy giảm thị lực, suy thận, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ,..

Các biến chứng trên đều có tỷ lệ tử vong cao và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người, mất khả năng lao động, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Do đó, người cao tuổi khi bị cao huyết áp cần được khám, tư vấn và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người già bị cao huyết áp nên làm gì?

Huyết áp mục tiêu

Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2015, huyết áp mục tiêu mà người cao tuổi bị tăng huyết áp cần đạt được xác định như sau:

  • Đối với người già từ 60 – 79 tuổi: Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, bao gồm cả những trường hợp tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng chuyển hóa, bệnh mạch vành, microalbumin niệu.
  • Đối với người già trên 80 tuổi: Huyết áp mục tiêu được xác định là dưới 150/90 mmHg. Nếu có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn kèm theo thì huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg.

Việc duy trì huyết áp ở mức mục tiêu trên sẽ giúp người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ, từ đó giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 1
Người cao tuổi bị tăng huyết áp cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Điều chỉnh lối sống là điều cần thiết đối với người bệnh tăng huyết áp ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là người cao tuổi. Ngay cả khi không đem lại kết quả rõ rệt, kết hợp lối sống lành mạnh và điều trị bằng thuốc cũng làm hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp thay đổi lối sống mà người cao tuổi nên áp dụng:

☛ Duy trì cân nặng hợp lý:

Thừa cân là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi và là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp ở lứa tuổi này. Do đó, người già bị cao huyết áp và thừa cân cần thay đổi chế độ ăn uống, rèn luyện phù hợp để giảm cân, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, góp phần giảm huyết áp hiện tại.

Người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả nhất, phù hợp với giới tính và tình trạng sức khỏe mình.

☛ Chế độ ăn uống hợp lý:

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình là người cao tuổi bị tăng huyết áp, việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm huyết áp đến 11mmHg.

Bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt gia cầm và đồng thời loại bỏ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu khoáng chất như kali (dưa lưới, chuối, lê, đu đủ, xoài, cà chua,…), magie (hạt bí, quả hạch, rau chân vịt, đậu đen,…), canxi (rau xanh, cá hồi,…)…

☛ Kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 2
Kiểm soát tốt lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp giảm huyết áp từ 5 – 6 mmHg

Giảm lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày, ngay cả khi chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi và giảm huyết áp khoảng 5 – 6mmHg nếu bạn bị cao huyết áp.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng natri người cao tuổi nên đưa vào cơ thể là dưới 1500mg mỗi ngày (tương đương 2/3 thìa cà phê muối).

Để giảm lượng muối trong chế độ ăn, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

  • Giảm sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn.
  • Hạn chế thêm muối vào món ăn của bạn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm hương vị cho món ăn.
  • Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn dần dần để điều chỉnh khẩu vị dần theo thời gian.

☛ Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao:

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, cải thiện tốt tình trạng cao huyết áp.

Ở người già, sức khỏe thường bị suy giảm, không tập được các bài tập nặng, cường độ cao. Do đó, người lớn tuổi nên lựa chọn cho mình những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu,… và duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.

☛ Hạn chế sử dụng rượu:

Uống nhiều rượu có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. Người lớn tuổi nếu bị cao huyết áp nên hạn chế uống rượu ở mức 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới.

☛ Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc:

Khi bạn hút thuốc lá, nicotine có trong thuốc sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn. Vì vậy, nếu chính bạn hoặc người thân trong gia đình đã lớn tuổi và bị cao huyết áp, hãy tự mình từ bỏ hoặc khuyên người thân của mình dừng việc hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá để cải thiện huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nâng cao sức khỏe cơ thể.

☛ Nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng, stress:

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 3
Người cao tuổi cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, cải thiện tình trạng tăng huyết áp

Căng thẳng có thể góp phần làm tăng huyết áp, ngay cả ở người cao tuổi. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế căng thẳng quá mức để giảm huyết áp. Bạn có thể thư giãn, giảm căng thẳng bằng cách tập thiền, thực hiện các hoạt động yêu thích như đi dạo, nấu ăn, làm vườn,…

Ngoài ra, tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ phổ biến ở người già cũng không có lợi đối với bệnh cao huyết áp. Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách không sử dụng đồ uống có cồn, caffein trước khi ngủ, giữ không gian phòng ngủ thoáng mát, thoải mái để có một giấc ngủ ngon hơn.

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đúng cách

Khi thực hiện các phương pháp thay đổi lối sống mà tình trạng tăng huyết áp chưa được kiểm soát tốt, bạn có thể được yêu cầu điều trị bằng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chính hiện nay bao gồm:

  • Thuốc chẹn kênh calci: amlodipine, nifedipin, felodipin, diltiazem và verapamil…
  • Thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: lisinopril, captopril, losartan…
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: metoprolol, bisoprolol…
  • Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu thiazide, lợi tiểu kháng aldosteron và lợi tiểu giữ kali
  • Thuốc chẹn alpha giao cảm: doxazosin, prazosin và terazosin.
  • Thuốc tác dụng theo cơ chế trung ương: clonidin, methyldopa, reserpin, guanfacin,…
  • Thuốc giãn mạch trực tiếp: hydralazin và minoxidil.
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đúng cách 1
Việc lựa chọn thuốc cao huyết áp ở người cao tuổi phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh

Ở người cao tuổi, việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp một cách an toàn có thể rất phức tạp. Không chỉ phải cẩn thận để tránh giảm huyết áp quá mức, mà một số người lớn tuổi, đặc biệt là người bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể gặp phải tác dụng phụ là hạ huyết áp tư thế đứng và dẫn đến choáng váng, té ngã. Đây là phản ứng có hại cần được lưu ý.

Do đó, việc lựa chọn nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp cho người cao tuổi sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lượng dựa trên tình trạng của người bệnh, các bệnh lý mắc kèm, các loại thuốc đang sử dụng, khả năng đáp ứng và các tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ cũng có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc điều trị nếu bạn không đáp ứng hoặc gặp phải các phản ứng có hại nghiêm trọng.

Đặc biệt, người cao tuổi cần bắt đầu dùng thuốc ở mức liều tối thiểu và tăng dần liều lên mức tối đa để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Bên cạnh đó, để việc điều trị cao huyết áp đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình sử dụng thuốc, người cao tuổi cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nghiêm túc tuân thủ theo liệu trình điều trị, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không được tự ý ngưng thuốc kể cả khi huyết áp đã về mức bình thường nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Theo dõi sát sao các tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp thường xuyên 1
Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà là việc làm cần thiết để kiểm soát cao huyết áp ở người già

Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà cho người cao tuổi bị tăng huyết áp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình và người thân, đánh giá được hiệu quả của các biện pháp thay đổi lối sống cũng như phát hiện kịp thời những bất thường về huyết áp và các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.

Bạn nên lựa chọn cho mình hoặc người thân một loại máy đo huyết áp phù hợp và chính xác nhất. Tiến hành đo huyết áp hàng ngày và ghi lại số đo huyết áp vào một cuốn sổ để dễ dàng theo dõi và báo cáo lại với bác sĩ trong các buổi thăm khám định kỳ.

Bạn nên tham khảo hướng dẫn đo huyết áp đúng cách từ các nhân viên y tế trước khi thực hiện đo huyết áp tại nhà.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám tình trạng huyết áp thường xuyên là chìa khóa để kiểm soát cao huyết áp ở người cao tuổi. Bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc thường xuyên hơn theo yêu cầu của bác sĩ.

Trong các buổi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị, các loại thuốc bạn đang sử dụng để tiến hành sự thay đổi phù hợp nhất. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các tổn thương cơ quan, biến chứng nếu có do tăng huyết áp để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cao huyết áp ở người già đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin, kiến thức bổ ích về tình trạng này, để từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  • http://timmachhoc.vn/tang-huyet-ap-o-nguoi-cao-tuoi-co-gi-khac-biet/
  • https://academic.oup.com/biomedgerontology/article/56/4/M217/619961
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974
]]>
https://huyetap.net/cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-2-714/feed/ 0
Cơ chế tăng huyết áp – Hiểu rõ để phòng ngừa và điều trị bệnh https://huyetap.net/co-che-tang-huyet-ap-1936/ https://huyetap.net/co-che-tang-huyet-ap-1936/#respond Mon, 19 Apr 2021 00:46:18 +0000 https://huyetap.net/?p=1936 Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp cũng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là về cơ chế bệnh sinh của bệnh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc không biết rằng cơ chế nào gây nên tăng huyết áp thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi trên.

Tìm hiểu chung về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính trong đó áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao một cách thường xuyên.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cùng Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) đã thống nhất xác định tăng huyết áp là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) từ 90mmHg trở lên.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, người ta có thể chia tăng huyết áp thành hai loại như sau:

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Không xác định được nguyên nhân gây bệnh, thường chiếm khoảng 90%.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp, chiếm khoảng 10% trong tổng số người bệnh.
Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tăng huyết áp hiện đang ảnh hưởng đến sức khỏe của 1/4 số người trưởng thành ở nước ta.

Cơ chế tăng huyết áp

Cơ chế hình thành huyết áp

Cơ chế hình thành huyết áp 1
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành mạch khi máu chảy trong hệ thống mạch. Do đó, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Mối quan hệ giữa huyết áp và các yếu tố này được biểu diễn qua công thức:

Huyết áp = Cung lượng tim x sức cản ngoại vi.

Trong đó, cung lượng tim là lượng máu tim bơm đi được trong một phút. Cung lượng tim sẽ phụ thuộc vào sức co bóp của tim, tiền gánh (lượng máu về tim khi tim giãn), hậu gánh (sức cản của các động mạch với sự co bóp của tim) và tần số tim.

Sức cản ngoại vi là lực chống lại dòng chảy của máu. Nó phụ thuộc vào chiều dài động mạch, bán kính động mạch và độ quánh của máu.

Tăng huyết áp sẽ xảy ra khi tăng cung lượng tim, tăng sức cản ngoại vi hoặc tăng đồng thời cả hai yếu tố trên.

Cơ chế tăng huyết áp nguyên phát

Cơ chế gây tăng huyết áp nguyên phát thường rất phức tạp và có sự tham gia đồng thời của rất nhiều yếu tố.

Nhờ sự nỗ lực của các nhà khoa học, nhiều nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ hơn một số cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết được trong đó yếu tố nào là yếu tố khởi phát bệnh và yếu tố nào là yếu tố duy trì bệnh.

Cơ chế tăng huyết áp nguyên phát 1
Sơ đồ cơ chế bệnh sinh gây tăng huyết áp

Dưới đây là một số cơ chế gây tăng huyết áp nguyên phát đã được nghiên cứu và phát hiện:

☛ Vai trò của natri:

Lượng natri đưa vào cơ thể vượt quá khả năng đào thải của thận là nguyên nhân gây tăng áp suất thẩm thấu máu, dẫn đến giữ nước, làm tăng thể tích máu trong cơ thể và tăng lượng máu về tim. Điều này sẽ khiến cung lượng tim tăng lên gây tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp rối loạn vận chuyển natri qua màng tế bào do bơm Na – K bị khiếm khuyết hoặc bị ức chế hay màng tế bào tăng tính thẩm thấu với natri, ion natri sẽ được vận chuyển nhiều vào trong tế bào. Kết quả là làm tế bào nhạy cảm hơn với kích thích giao cảm cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp

☛ Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron:

Hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron (viết tắt tiếng Anh là RAAS) là một hệ thống các hormon làm nhiệm vụ điều hòa huyết áp và cân bằng natri trong cơ thể người.

Renin là một enzyme được hình thành ở bộ máy cận cầu thận. Trong một số trường hợp đặc biệt, Renin sẽ được tiết ra và xúc tác chuyển đổi Angiotensinogen thành Angiotensin I.

Đến lượt mình, Angiotensin I sẽ được chuyển hóa thành Angiotensin II nhờ enzyme tương ứng. Angiotensin II là một chất gây tăng huyết áp mạnh theo các cơ chế sau:

  • Gây co mạch máu mạnh làm tăng sức cản ngoại vi.
  • Kích thích vỏ thượng thận bài tiết aldosteron là hormone có tác dụng tăng tái hấp thu natri và nước ở ống lượn xa và ống góp của thận, làm tăng thể tích máu và dẫn đến tăng huyết áp do tăng cung lượng tim.
  • Kích thích vùng dưới đồi bài tiết hormone ADH có tác dụng tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận gây tăng huyết áp do thể tích máu tăng.
  • Gây cảm giác khát để uống nước bổ sung, từ đó làm tăng thể tích máu, tăng cung lượng tim và tăng huyết áp.

Ngoài cơ chế gây tăng huyết áp do thiếu máu thận, hệ RAAS này còn tác động tới tim, mạch, thận qua việc kích hoạt một số yếu tố vận mạch và yếu tố tăng trưởng gây co mạch và phì đại tế bào thành mạch.

Cơ chế tăng huyết áp nguyên phát 2
Cơ chế gây tăng huyết áp của các hormone trong hệ RAAS

☛ Vai trò của hệ thần kinh giao cảm:

Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ làm tăng sản xuất catecholamin (bao gồm các hormone: epinephrine (adrenaline), dopamine và norepinephrine (noradrenaline)). Các chất hóa học này sẽ gây tăng huyết áp thông qua hai cơ chế:

  • Gây tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim dẫn đến tăng cung lượng tim.
  • Gây co tĩnh mạch, tiểu động mạch đi và phì đại thành mạch máu. Kết quả là sức cản ngoại vi tăng lên.
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát ở người trẻ tuổi đều có tăng catecholamin huyết tương.

☛ Vai trò của lớp nội mạc:

Bình thường, tế bào nội mạc mạch máu sản xuất ra các yếu tố giãn mạch (NO,…) và yếu tố co mạch (endothelin,…). Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế tăng huyết áp. Rối loạn nội mạc gây tăng tiết các chất co mạch hay giảm tiết chất giãn mạch đều có thể gây tăng huyết áp do tăng sức cản ngoại vi.

NO có tác dụng giãn mạch, ức chế tiểu cầu ngưng tụ, ức chế phì đại cơ trơn thành mạch, bảo vệ thành mạch chống vữa xơ và huyết khối. Người ta nhận thấy rằng, ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát thường giảm rõ rệt mức sản xuất NO, dẫn đến bất thường trong sự giãn mạch phụ thuộc nội mạc.

Ngược lại, Endothelin gây co cơ trơn thành mạch, đồng thời làm phì đại những tế bào này. Ở một số bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, người ta phát hiện có sự tăng hàm lượng endothelin.

☛ Vai trò của stress:

Stress kích thích trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết catecholamin dẫn đến tăng huyết áp.

Cơ chế tăng huyết áp nguyên phát 3
Stress là gây kích thích hệ giao cảm dẫn đến tăng huyết áp
Tuy nhiên, vai trò của stress tâm lý đối với tăng huyết áp chưa thật sáng tỏ. Các tác động của chúng lên huyết áp dường như phụ thuộc vào tác động qua lại của ít nhất 3 yếu tố: Nguồn gốc stress, nhận thức của mỗi người, tính nhạy cảm tâm lý của từng người.

☛ Trạng thái béo phì:

Béo phì có liên quan đến sự tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng lưu lượng máu ở mô và cung lượng tim, kích hoạt RAAS, giảm bài tiết natri và tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Tất cả những thay đổi này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng huyết áp liên quan đến tăng cân.

Hơn nữa, sự tích tụ chất béo xung quanh thận gây chèn ép lên thận và sự tăng áp lực vùng bụng cũng được coi là một cơ chế quan trọng khác dẫn đến tăng huyết áp do béo phì.

☛ Kháng insulin:

Insulin tăng cao trong máu ở những người mắc phải tình trạng kháng insulin có thể gây tăng huyết áp thông qua những cơ chế sau:

  • Làm tăng tái hấp thu natri và nước ở thận, thay đổi vận chuyển ion qua màng tế bào (tích Ca++ ở nội bào).
  • Tăng sản xuất các yếu tố sinh trưởng tế bào và co cơ trơn thành mạch.
  • Kích thích hệ thần kinh giao cảm.
  • Tăng tiết endothelin (yếu tố gây co mạch).

Cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao do một bệnh lý cụ thể trong cơ thể gây ra. Do đó, cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát cũng phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh.

Sau đây là cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát của một số nguyên nhân thường gặp:

☛ Tăng huyết áp do xơ vữa động mạch:

Là tình trạng cholesterol dư thừa trong máu đọng lại ở thành mạch tạo thành mảng, dẫn đến thoái hóa vách mạch, gây nên xơ hóa. Đồng thời với đó là hiện tượng lắng đọng canxi làm thành mạch của bạn trở nên dày và cứng, khả năng đàn hồi của thành mạch giảm. Kết quả là sức cản ngoại vi tăng lên gây tăng huyết áp.

Cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát 1
Xơ vữa động mạch khiến thành mạch máu dày và cứng gây tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp

☛ Các bệnh lý thận gây thiếu máu thận:

Thiếu máu thận dẫn đến thiếu oxy đến thận. Điều này tác động lên bộ máy cận cầu thận làm nó tăng tiết renin. Renin có tác dụng hoạt hóa angiotensinogen và các phản ứng tiếp theo để tăng tổng hợp angiotensin II, là chất có tác dụng làm tăng huyết áp.

☛ Tăng huyết áp do bệnh nội tiết:

  • U tủy thượng thận: Làm nồng độ catecholamine tăng cao trong máu gây tăng huyết áp.
  • Hội chứng Conn: U vỏ thượng thận làm tăng tiết aldosteron nguyên phát.
  • Hội chứng Cushing: tăng tiết glucocorticoid và mineralocorticoid dẫn đến ứ natri và giữ nước, làm tăng huyết áp.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau, dẫn đến biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành mạn tính, tổn thương thận và mắt…

Do đó, nếu bạn đang có một trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp dưới đây, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là huyết áp thường xuyên để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, tránh để bệnh diễn biến nghiêm trọng:

  • Di truyền: Tăng huyết áp là bệnh lý có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bạn bị tăng huyết áp, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ tăng huyết áp càng tăng lên.
  • Rối loạn mỡ máu.
  • Thừa cân, béo phì: Người có chỉ số BMI từ 23kg/m2 trở lên có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.
  • Chế độ ăn mặn, nhiều muối.
  • Hút thuốc lá.
  • Người uống nhiều bia rượu.
  • Lười vận động.
  • Stress kéo dài.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp? 1
Ăn mặn là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cần làm gì?

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên và kiên trì điều trị suốt đời. Để đem lại hiệu quả cao nhất, việc điều trị tăng huyết áp cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện chế độ ăn uống, chế độ vận động lành mạnh và sử dụng thuốc điều trị đúng cách:

Chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn hợp lý, tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc và gạo chế biến thô, thực phẩm nhiều xơ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, cá,..,hạn chế thức ăn giàu cholesterol và acid béo no.
  • Giảm ăn muối, chỉ nên dùng 1 thìa cà phê muối (tương đương 5g muối) mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng nếu thừa cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI dưới 23 kg/m2, duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

>> Xem chi tiết hơn trong bài: Cao huyết áp nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ vận động, nghỉ ngơi

  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Chế độ tập luyện tối ưu là tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần với cường độ tập đủ mạnh. Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp nhất.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài. Cần ngủ đủ giấc, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh bị lạnh đột ngột.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định 1
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc cần duy trì lâu dài để đạt hiệu quả tối ưu

Nếu huyết áp của bạn tăng quá cao, trên giới hạn cho phép hoặc khi bạn có những nguy cơ tim mạch đi kèm thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp.

Hiện nay, dựa trên cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp, khoa học đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại thuốc hạ huyết áp có hiệu quả tốt với các cơ chế tác dụng khác nhau như làm giảm dịch và muối, gây giãn mạch, ngăn cản sự co mạch,… từ đó làm giảm huyết áp.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn cũng như các bệnh lý đi kèm mà bác sỹ sẽ kê cho bạn loại thuốc tăng huyết áp phù hợp nhất. Một số nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn là: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta giao cảm.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tăng huyết áp:

  • Không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm về bình thường.
  • Duy trì điều trị lâu dài.
  • Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định, uống thuốc đều đặn, đúng giờ.
  • Lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp cũng nên theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp cá nhân và đi khám sức khỏe thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm với cơ chế sinh bệnh vô cùng phức tạp. Hiểu được phần nào cơ chế tăng huyết áp sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh một cách có hiệu quả nhất để có thể chung sống hòa bình và lâu dài với căn bệnh này.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.msdmanuals.com/professional/cardiovascular-disorders/hypertension/hypertension
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1120075/
  • https://oxfordmedicine.com/view/10.1093/med/9780198784906.001.0001/med-9780198784906-chapter-563
]]>
https://huyetap.net/co-che-tang-huyet-ap-1936/feed/ 0
Cập nhật mới nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp https://huyetap.net/tieu-chuan-chan-doan-tang-huyet-ap-1831/ https://huyetap.net/tieu-chuan-chan-doan-tang-huyet-ap-1831/#respond Wed, 31 Mar 2021 08:48:34 +0000 https://huyetap.net/?p=1831 Tăng huyết áp hiện đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại với số lượng người mắc phải ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp cũng được cập nhật liên tục nhằm đáp ứng việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để cải thiện tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.

Tổng quan về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường.

Phần lớn tăng huyết áp không có nguyên nhân (chiếm 95%), còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Tăng huyết áp có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát) chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 5%.

Dù không có triệu chứng và dấu hiệu điển hình nhưng tăng huyết áp lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong năm 2015, đã có tới 10 triệu người tử vong do bệnh lý này, trong đó có 4,9 triệu trường hợp là do biến chứng thiếu máu cơ tim cục bộ và 3,5 triệu người do đột quỵ. Tăng huyết áp cũng có thể gây bệnh thận mạn và bệnh động mạch ngoại biên.

Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bị tăng huyết áp, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán bệnh sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tăng huyết áp là bệnh gì? Những lưu ý cần biết

Chẩn đoán xác định tăng huyết áp bằng cách nào?

Tăng huyết áp được chẩn đoán xác định thông qua việc đo huyết áp của người bệnh. Đo huyết áp có thể tiến hành tại phòng khám hay ngay tại nhà của bạn.

Chẩn đoán xác định tăng huyết áp bằng cách nào? 1
Đo huyết áp là điều kiện quan trọng để xác định chẩn đoán tăng huyết áp

Đo huyết áp tại phòng khám

Đo huyết áp tại phòng khám hay trên lâm sàng được thực hiện phổ biến nhất để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi tình trạng tăng huyết áp.

Việc chẩn đoán tăng huyết áp sẽ không chỉ dựa vào một lần đo huyết áp tại phòng khám.

Theo khuyến cáo của ISH (Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới), để đưa ra chẩn đoán xác định tăng huyết áp, bác sĩ cần đo huyết áp của bạn trong 2 – 3 lần thăm khám trong khoảng thời gian từ 1 – 4 tuần (phụ thuộc vào mức huyết áp của bạn), mỗi lần khám cần đo ít nhất 2 lần.

Chẩn đoán tăng huyết áp có thể được thực hiện chỉ trong 1 lần khám nếu huyết áp của bạn lớn hơn 180/110 mmHg và có bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, những người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, người có các nguyên nhân khác gây tụt huyết áp tư thế cần đo thêm huyết áp sau khi người bệnh đứng dậy từ 1 – 3 phút.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách đo huyết áp đúng có thể bạn chưa biết

Đo huyết áp ngoài phòng khám

Bên cạnh đo huyết áp tại phòng khám, các số đo huyết áp ngoài phòng khám cũng là yếu tố cần thiết trong việc chẩn đoán cao huyết áp.

Cách đo huyết áp này còn giúp xác định các hiện tượng tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu, theo dõi tổn thương cơ quan đích, nguy cơ biến chứng tim mạch và có thể hữu ích trong đánh giá đáp ứng với điều trị bằng thuốc cao huyết áp.

Đo huyết áp ngoài phòng khám bao gồm tự đo huyết áp tại nhà bởi người bệnh và theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ.

Việc lựa chọn phương pháp đo huyết áp ngoài phòng khám sẽ được xem xét tùy vào chỉ định, tính khả dụng, tiện dụng, giá thành và ý kiến của người bệnh.
Đo huyết áp ngoài phòng khám 1
Theo dõi huyết áp liên tục 24h giúp bác sĩ kiểm tra được sự dao động của huyết áp trong cả ngày

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2020, Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới (ISH) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo cách đo như sau:

✔ Huyết áp đo tại phòng khám: Huyết áp tối đa (Huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg.

✔ Theo dõi huyết áp liên tục 24h:

  • Trung bình 24h:  Huyết áp tối đa ≥ 130 mmHg và huyết áp tối thiểu ≥ 80 mmHg.
  • Trung bình ban ngày ( hoặc lúc mới ngủ dậy): Huyết áp tối đa ≥ 135 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 85 mmHg.
  • Trung bình ban đêm ( hoặc lúc đi ngủ): Huyết áp tối đa ≥ 120 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 70 mmHg.

✔ Theo dõi huyết áp tại nhà (tự đo): Huyết áp tối đa ≥ 135 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 85 mmHg.

Phân độ tăng huyết áp

Sau khi được chẩn đoán, dựa vào số đo huyết áp do bác sĩ đo được tại phòng khám, bạn có thể xác định được mức độ tăng huyết áp của mình theo tiêu chuẩn phân loại tăng huyết áp sau:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tối đa < 130 mmHg huyết áp tối thiểu < 85 mmHg.
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tối đa 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 85 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tối đa 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tối đa ≥ 160 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 100 mmHg.

Lưu ý: Nếu huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu không cùng một mức phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để phân loại.

Phân độ tăng huyết áp 1
Số đo huyết áp tại phòng khám là cơ sở để phân loại các mức độ tăng huyết áp

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến một số thể tăng huyết áp đặc biệt sau:

  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tối đa > 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg. Thể tăng huyết áp này thường gặp ở người lớn tuổi. Độ chênh giữa huyết áp tối đa và tối thiểu sẽ dự báo nguy cơ và hướng điều trị bệnh.
  • Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: Thường xảy ra ở người trung niên, là tình trạng huyết áp tối đa < 140 mmHg và huyết áp tối thiểu > 90 mmHg.
  • Tăng huyết áp áo choàng trắng: Là tình trạng số đo huyết áp của bạn tại phòng khám cho thấy có tăng huyết áp (≥ 140/90 mmHg) nhưng số đo huyết áp ngoài phòng khám lại không phù hợp chẩn đoán tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc phải tình trạng này khá cao, khoảng 10 – 30% số người khám tăng huyết áp.
  • Tăng huyết áp ẩn giấu: Là trường hợp số đo huyết áp bình thường khi đo tại phòng khám nhưng huyết áp đo ngoài phòng khám lại tăng cao. Tăng huyết áp ẩn giấu có thể phát hiện nhờ theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ.
  • Cơn tăng huyết áp: Xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cao trên 180/120mmHg.
Nếu bạn nhận được kết quả đo trên 180/120 mmHg khi tự đo huyết áp tại nhà, hãy đợi 5 phút rồi kiểm tra lại. Nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức cao này, bạn cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ y tế kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Các bước đánh giá tình trạng tăng huyết áp khác

Nhằm thiết lập chẩn đoán đầy đủ, toàn diện, ngoài việc chẩn đoán xác định bằng đo huyết áp, bạn cần thực hiện một số bước đánh giá tình trạng tăng huyết áp khác bao gồm: Thăm hỏi bệnh chi tiết, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Việc đánh giá này giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân tăng huyết áp, ngưỡng điều trị, mục tiêu điều trị và lựa chọn các loại thuốc cao huyết áp phù hợp với bạn.

Hỏi bệnh chi tiết

Hỏi bệnh chi tiết 1
Hỏi bệnh giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chính xác hơn

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để đánh giá, khai thác tiền sử gia đình và bản thân như:

  • Tiền sử gia đình về các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch máu ngoại biên.
  • Tiền sử các bệnh lý tim mạch: bệnh động mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não của bạn.
  • Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn nhiều muối hay nhiều chất béo, stress tâm lý.
  • Các thuốc điều trị tăng huyết áp đã dùng, liều lượng, mức độ đáp ứng, tác dụng phụ của thuốc.

Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá được các dấu hiệu gợi ý tăng huyết áp thứ phát, các triệu chứng tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp nếu có và xem xét bệnh nhân có bị béo phì hay không.

Khám lâm sàng có thể bao gồm: khám toàn trạng chung (đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, tính BMI), khám hệ tim mạch (nghe nhịp tim, tiếng thổi ở tim,…), khám đáy mắt, khám bụng,…

Xét nghiệm cận lâm sàng

Đối tượng cần thực hiện các xét nghiệm này thường là người bệnh tăng huyết áp trẻ tuổi, tăng huyết áp nặng hay tăng huyết áp tiến triển nhanh.

Các xét nghiệm cơ bản gồm:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Đường máu (tốt nhất nên làm lúc đói), thành phần lipid máu (Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C, LDL-C), điện giải máu (Kali, Natri), acid uric máu, creatinin máu.
  • Xét nghiệm huyết học: Hemoglobin and hematocrit.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Điện tâm đồ.
Ngoài các xét nghiệm trên, khi nghi ngờ có tổn thương cơ quan đích, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm khác như: Siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm bụng, đo chỉ số huyết áp mắt cá chân/ cánh tay, soi đáy mắt, nghiệm pháp dung nạp glucose,…
Xét nghiệm cận lâm sàng 1
Các xét nghiệm cận lâm sàng rất cần thiết để tìm nguyên nhân tăng huyết áp

Những lưu ý khi đi khám tăng huyết áp

Đo huyết áp là việc làm cần thiết khi thăm khám tăng huyết áp. Do đó, để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và kết quả chẩn đoán được chính xác nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Tránh mặc áo có phần ống tay áo bó chặt vào cánh tay có thể dẫn đến kết quả sai lệch.
  • Tránh ăn, uống các loại đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia và hút thuốc trước khi đo huyết áp 2 giờ.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress trước khi đo.
  • Đi vệ sinh trước khi tiến hành đo huyết áp.

Bạn cũng nên chuẩn bị trước một số thông tin mà bác sĩ có thể hỏi trong buổi thăm khám. Việc này sẽ giúp bạn không bỏ quên bất kỳ thông tin quan trọng nào:

  • Các triệu chứng bạn đang gặp phải và thời gian xảy ra.
  • Các thông tin cá nhân quan trọng như tiền sử gia đình về các bệnh lý tim mạch, những căng thẳng hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây.
  • Danh sách các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng.
  • Các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ.

Bên cạnh đó, ngay cả khi không có các dấu hiệu của tăng huyết áp, bạn vẫn nên thăm khám huyết áp thường xuyên để kiểm soát tốt sức khỏe của mình. Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn nên thăm huyết áp ít nhất 2 năm một lần. Nếu bạn từ 40 tuổi trở lên, hoặc bạn trong độ tuổi 18 – 39 tuổi nhưng nguy cơ tim mạch cao, bạn nên khám huyết áp định kỳ mỗi năm.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và một số lưu ý trong quá trình khám bệnh tăng huyết áp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417
  • https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.15026
  • https://www.ejinme.com/article/S0953-6205(20)30346-0/fulltext
]]>
https://huyetap.net/tieu-chuan-chan-doan-tang-huyet-ap-1831/feed/ 0
Tăng huyết áp kháng trị: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị https://huyetap.net/tang-huyet-ap-khang-tri-1881/ https://huyetap.net/tang-huyet-ap-khang-tri-1881/#respond Mon, 29 Mar 2021 02:48:50 +0000 https://huyetap.net/?p=1881 Tăng huyết áp kháng trị đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong điều trị nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Do vậy, việc hiểu đúng để nhận biết chính xác, chẩn đoán sớm và điều trị tăng huyết áp kháng trị là hết sức cần thiết nhằm giảm số người mắc phải tình trạng này.

Đại cương về tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp kháng trị được định nghĩa là khi huyết áp của bệnh nhân không đạt được mục tiêu, mặc dù người bệnh đã sử dụng đồng thời ít nhất ba loại thuốc hạ huyết áp thuộc các nhóm thuốc khác nhau ở liều dung nạp tối đa và một trong số đó phải là thuốc lợi tiểu.

Đại cương về tăng huyết áp kháng trị 1
Ngưỡng huyết áp mục tiêu cần đạt được trong điều trị

Bệnh nhân có huyết áp đạt mức mục tiêu khi sử dụng đồng thời bốn loại thuốc hạ huyết áp trở lên sẽ được coi là “tăng huyết áp kháng trị có kiểm soát”.

Bên cạnh đó, khi chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị, cần phân biệt giữa tăng huyết áp kháng trị thật sự và các trường hợp “kháng trị giả”.

Kháng trị giả” là các yếu tố làm huyết áp tăng giả tạo ở những bệnh nhân sử dụng từ ba loại thuốc hạ huyết áp trở lên như: Đo huyết áp sai cách, tăng huyết áp áo choàng trắng, sai sót trong lâm sàng, điều trị dưới mức và người bệnh không tuân thủ thuốc.

Tăng huyết áp kháng trị hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới, chiếm khoảng 25 – 30% trong tổng số các bệnh nhân tăng huyết áp và có xu hướng ngày càng gia tăng theo thời gian.

Tăng huyết áp kháng trị về lâu dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh do làm tăng yếu tố nguy cơ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm như phì đại thất trái, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, tổn thương mắt và suy thận mạn,…

Nghiên cứu cho thấy việc điều trị thành công tăng huyết áp kháng trị sẽ làm giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch và tỷ lệ tử vong.

Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp kháng trị thường gặp ở những bệnh nhân có đặc điểm sau:

  • Người cao tuổi (>75 tuổi).
  • Giới tính nữ.
  • Béo phì.
  • Bệnh thận mạn.
  • Đái tháo đường.
  • Người da đen.
  • Dùng quá nhiều muối.
  • Huyết áp nền cao.
  • Phì đại thất trái.
Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị 1
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp kháng trị

Nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị

Tăng huyết áp kháng trị có thể do rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây nên:

Quá tải thể tích tuần hoàn

  • Chế độ ăn nhiều muối.
  • Giữ nước trong bệnh thận.
  • Dùng thuốc lợi tiểu không thích hợp.

Nguyên nhân do thuốc

Nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể góp phần vào việc gây tăng huyết áp kháng trị:

  • Thuốc giảm đau không gây nghiện: Thuốc chống viêm phi steroid, kể cả aspirin, thuốc ức chế chọn lọc COX-2.
  • Các thuốc chẹn giao cảm: Chống ngạt mũi, thuốc giảm ăn, cocain.
  • Các thuốc kích thích: methylphenidate, dexmethylphenidate, dextroamphetamine, amphetamine, methamphetamine, modafinil,…
  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Cyclosporin và Tacrolimus.
  • Erythropoietin.
  • Cam thảo.
  • Thức ăn bổ sung và thuốc mua không cần kê đơn (ví dụ Ephedra, ma hoàng, cam đắng).

Nguyên nhân do lối sống

  • Ít hoạt động thể chất.
  • Ăn ít chất xơ, nhiều chất béo.
  • Sử dụng nhiều rượu bia.

Các nguyên nhân thứ phát

  • Cường aldosteron nguyên phát (Hội chứng Conn).
  • Hẹp động mạch thận.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
  • Bệnh thận mạn.
  • U tủy thượng thận (Pheocromocytome).
  • Bệnh loạn sản cơ sợi.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Hội chứng Cushing.
  • Cường tuyến cận giáp.

Đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị

Việc đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị cần hướng đến:

  • Xác định có phải tăng huyết áp kháng trị thực sự hay không?
  • Tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị.
  • Đánh giá mức độ tổn thương các cơ quan và các nguy cơ tim mạch khác để có thái độ tiên lượng và điều trị hợp lý.

Để đạt được các mục tiêu này cần thực hiện các bước đánh giá sau:

Khai thác bệnh sử

Khai thác bệnh sử 1
Hỏi bệnh chi tiết để khai thác tiền sử dùng thuốc và mức độ tuân thủ điều trị

Hỏi bệnh chi tiết để đánh giá:

  • Tiền sử gia đình về bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.
  • Thời gian mắc, mức độ nặng và sự tiến triển của bệnh tăng huyết áp.
  • Các thuốc điều trị tăng huyết áp đã và đang dùng, liều lượng, mức độ đáp ứng, tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Các dấu hiệu, triệu chứng của tăng huyết áp thứ phát: ngưng thở lúc ngủ, bệnh mạch máu ngoại biên, xơ vữa động mạch (dấu hiệu hẹp động mạch thận), cơn tăng huyết áp kèm với hồi hộp hoặc tái xanh (dấu hiệu u tủy thượng thận),…
  • Các yếu tố nguy cơ như béo phì, béo bụng, hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia, ăn mặn, ăn nhiều chất béo,…

Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường gặp nhiều khó khăn do nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và tiếp xúc của người bệnh. Trong lâm sàng, thường chỉ có thể biết được sự tuân thủ điều trị thông qua việc tự báo cáo của người bệnh.

Cần hỏi bệnh nhân cụ thể về các loại thuốc hạ áp đã sử dụng, thời gian, cách dùng thuốc, liều lượng thuốc dùng, tác dụng không mong muốn và thời gian bỏ thuốc (nếu có).

Nếu người bệnh khó tiếp cận, cần hỏi người nhà bệnh nhân để có thêm các thông tin đánh giá chính xác và khách quan hơn về sự tuân thủ của người bệnh. Tuy nhiên, việc này cần diễn ra khi có sự có mặt của bệnh nhân.

Đo huyết áp

Đo huyết áp là việc làm cần thiết để chẩn đoán chính xác tăng huyết áp kháng trị. Đo huyết áp cần thực hiện theo đúng quy chuẩn và phải kết hợp giữa đo huyết áp tại cơ sở y tế và theo dõi huyết áp tự động 24h.

Đo huyết áp 1
Đo huyết áp là kỹ thuật cần thiết trong chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị

Đo huyết áp tại cơ sở y tế:

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác nhất, cần lưu ý:

  • Tránh khiến bệnh nhân căng thẳng, cần để người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trước khi đo huyết áp.
  • Để người bệnh ngồi trên ghế tựa, tay đặt trên bàn sao cho nếp gấp khuỷu tay ngang với mức tim.
  • Sử dụng dụng cụ thích hợp để đo huyết áp cho bệnh nhân. Băng quấn huyết áp phải có kích thước phù hợp, không quá lớn hay quá nhỏ so với kích thước tay người bệnh. Kiểm tra kỹ dụng cụ đo huyết áp trước khi tiến hành.
  • Cần thực hiện đo huyết áp nhiều lần, tối thiểu là hai lần cách nhau ít nhất 1 phút và lấy giá trị trung bình.
  • Đo huyết áp ở các tư thế nằm, ngồi, đứng và đo huyết áp tứ chi nếu cần.

➤ Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp 24h (Holter huyết áp):

Theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tự động 24h là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị. Phương pháp này cho phép loại trừ trường hợp “kháng trị giả” do tăng huyết áp áo choàng trắng (số đo huyết áp tại phòng khám luôn lớn hơn số đo huyết áp tại nhà).

Nếu chỉ số huyết áp của người bệnh không đạt mức mục tiêu điều trị, kết hợp với tiền sử dùng thuốc đã khai thác ở trên thì có thể chẩn đoán bệnh nhân có mắc tăng huyết áp kháng trị hay không.

Chi tiết hơn: Cách đo huyết áp đúng chuẩn

Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng 1
Khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp kháng trị

Mục đích của khám lâm sàng là để xem xét các dấu hiệu của tăng huyết áp thứ phát (nếu có) và các triệu chứng của tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.

Khám lâm sàng bao gồm:

  • Khám toàn trạng chung: Cân nặng, chiều cao, vòng bụng.
  • Khám hệ tim mạch: Nghe tim, bắt mạch,…
  • Khám vùng bụng, đùi để phát hiện khối u, hẹp động mạch thận.
  • Soi đáy mắt: Xác định mức độ tổn thương đáy mắt (nếu có).
  • Chẩn đoán hội chứng Cushing nếu có biểu hiện mặt tròn, bụng lớn và da có nhiều vết rạn, tụ mỡ quanh xương vai.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích cung cấp một số thông tin về nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị và đánh giá tổn thương cơ quan đích (nếu có).

Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng:

 Xét nghiệm sinh hóa:

  • Xét nghiệm: Creatinin, Kali, Natri, Kali, Chloride, Bicarbonat, Glucose và HbA1c.
  • Tổng phân tích nước tiểu.
  • Xét nghiệm aldosterone, renin huyết tương hay hoạt tính renin huyết tương (buổi sáng), đo tỷ số aldosterone/renin ngay cả khi đang dùng thuốc hạ áp (ngoại trừ thuốc lợi tiểu giữ Kali, đặc biệt là thuốc lợi tiểu kháng aldosterone) nếu nghi ngờ cường Aldosteron tiên phát.
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ cho bệnh nhân với chế độ ăn bình thường của người bệnh nhằm định lượng Na+ và K+ trong 24 giờ, độ thanh thải creatinin và độ bài tiết Aldosteron.
  • Xét nghiệm đo catecholamine trong máu và nước tiểu nếu nghi ngờ có u tủy thượng thận.

 Đa ký giấc ngủ: Chẩn đoán, đánh giá chứng ngưng thở khi ngủ.

 Điện tâm đồ.

 Chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn: Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, cơ sở y tế và kinh nghiệm của bác sĩ.

  • Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh loại trừ hẹp động mạch thận ở những bệnh nhân nghi ngờ, bao gồm những người trẻ tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ có các dấu hiệu loạn sản xơ cơ và người lớn tuổi có nguy cơ xơ vữa động mạch cao. Ưu tiên lựa chọn siêu âm mạch máu thận đầu tiên.
  • Bệnh nhân bệnh thận mạn nên ưu tiên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không dùng iod. Không chụp động mạch thận nếu không có dấu hiệu nghi ngờ trên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn.
  • Không chụp CT vùng bụng nếu các xét nghiệm sinh hoá cho thấy có thể không phải u tuyến thượng thận.
Xét nghiệm cận lâm sàng 1
Ghi đa ký giấc ngủ để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn

Điều trị tăng huyết áp kháng trị

Điều trị tăng huyết áp kháng trị cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp kháng trị bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát.
  • Điều trị không dùng thuốc.
  • Dùng thuốc điều trị.

Chế độ điều trị không dùng thuốc

Đây là phương pháp điều trị bắt buộc dù có sử dụng thuốc hay không.

Các biện pháp thay đổi lối sống được khuyến cáo thực hiện:

  • Giảm cân.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 – 7 ngày 1 tuần.
  • Hạn chế ăn muối (dưới 100 mEq/24h).
  • Uống rượu vừa phải, không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ hoặc người nhẹ cân.
  • Chế độ ăn giảm chất béo, tăng chất xơ: Ăn nhiều trái cây và rau quả, các sản phẩm sữa ít béo, thực phẩm giàu kali, magie và canxi và hạn chế mỡ động vật.

Điều trị các nguyên nhân thứ phát

Đối với người bệnh nghi ngờ hay đã được chẩn đoán xác định là tăng huyết áp thứ phát, bên cạnh tăng huyết áp kháng trị, người bệnh cần được điều trị loại bỏ các nguyên nhân cụ thể đó. Để việc điều trị các bệnh lý này đạt hiệu quả, có thể yêu cầu chuyển bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên khoa thích hợp.

Điều trị nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát có thể gồm:

  • Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng thở áp lực dương liên tục.
  • Điều trị các bệnh lý: hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, cường aldosteron nguyên phát,…

Biện pháp điều trị dùng thuốc

Biện pháp điều trị dùng thuốc 1
Lợi tiểu spironolactone liều thấp thường được dùng làm thuốc thứ 4 trong điều trị tăng huyết áp kháng trị

✔ Ngừng hoặc giảm liều các thuốc gây tương tác, ảnh hưởng đến việc điều trị: Cần bắt đầu từ việc sử dụng liều thấp nhất, giảm liều từ từ nếu có thể được. Trong trường hợp phải sử dụng cần theo dõi huyết áp chặt chẽ trong suốt quá trình dùng, điều chỉnh các thuốc hạ huyết áp (tăng liều, thêm thuốc mới) và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.

✔ Sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide tác dụng kéo dài (ví dụ chlorthalidone), trừ các trường hợp đặc biệt như suy thận hay cần hạ huyết áp nhanh,…

✔ Nên sử dụng thuốc lợi tiểu quai cho những bệnh nhân bệnh thận mạn ( thanh thải creatinin < 30mL/phút), bệnh nhân suy tim, sử dụng thuốc giãn mạch trực tiếp.

✔ Cân nhắc sử dụng thêm các thuốc lợi tiểu kháng aldosteron, ví dụ như spironolactone liều thấp.

✔ Phối hợp các thuốc hạ huyết áp có cơ chế tác động khác nhau để nâng cao hiệu quả hạ áp, thường được khuyến cáo bao gồm các nhóm thuốc:

  • Ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II.
  • Thuốc chẹn kênh Calci.
  • Lợi tiểu thiazide.

✔ Trường hợp tăng huyết áp kháng trị nặng cần phải đến cơ sở y tế để truyền thuốc hạ huyết áp bằng đường tĩnh mạch.

Tăng huyết áp kháng trị thường có các nguyên nhân thứ phát hoặc bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, bệnh thận mạn, u tủy thượng thận, hẹp động mạch thận, chứng ngưng thở khi ngủ… Do đó, việc lựa chọn thuốc cần dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân để đạt được huyết áp mục tiêu, phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp và các bệnh mắc kèm, đồng thời hạn chế được các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/circulationaha.108.189141
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15601-resistant-hypertension
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4408700/
]]>
https://huyetap.net/tang-huyet-ap-khang-tri-1881/feed/ 0
Những loại thuốc cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay https://huyetap.net/thuoc-cao-huyet-ap-1812/ https://huyetap.net/thuoc-cao-huyet-ap-1812/#respond Sat, 27 Mar 2021 00:39:50 +0000 https://huyetap.net/?p=1812 Sử dụng thuốc cao huyết áp là một trong những phương pháp điều trị quan trọng đối với người mắc phải bệnh lý huyết áp cao. Vì vậy, việc hiểu rõ về các nhóm thuốc này rất cần thiết để giúp bạn sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả mong muốn.

Những loại thuốc cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay 1
Các nhóm thuốc cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay

Tại sao cần sử dụng thuốc cao huyết áp?

Tăng huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp tối đa lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 90 mmHg.

Tăng huyết áp là bệnh lý rất nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó thường không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tổn thương mạch máu, đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận,… Các biến chứng này có thể cướp đi mạng sống của người bệnh một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc cao huyết áp là rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh huyết áp cao. Thuốc giúp duy trì huyết áp ổn định, tránh được các cơn tăng huyết áp đột ngột, từ đó giúp phòng ngừa lâu dài các biến chứng cũng như hạn chế tối đa tiến triển của bệnh trên những bệnh nhân đã xảy ra biến chứng.

Khi nào cần dùng thuốc cao huyết áp?

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH) năm 2018, việc điều trị tăng huyết áp bằng thuốc cần bắt đầu trong các trường hợp sau:

Đối với người có huyết áp bình thường cao (Huyết áp tối đa 130 – 139 mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu 85 – 89 mmHg): Cần xem xét điều trị bằng thuốc ở người bệnh nguy cơ rất cao có bệnh tim mạch (đặc biệt là bệnh mạch vành).

Đối với người bệnh tăng huyết áp độ 1 (Huyết áp tối đa 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 90 – 99 mmHg):

  • Dùng thuốc ngay khi nguy cơ tim mạch cao, rất cao (Có tổn thương cơ quan đích, có bệnh /biến cố tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn).
  • Bệnh nhân trên 80 tuổi, còn khỏe cần điều trị bằng thuốc khi huyết áp trên 160/90mmHg.
  • Bệnh nhân từ 65 – 80 tuổi cần dùng thuốc khi huyết áp trên 140/90 mmHg.

Đối với trường hợp tăng huyết áp độ 2 trở lên (Huyết áp tối đa trên 160mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu trên 100 mmHg): Dùng thuốc cao huyết áp ngay từ đầu để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Các nhóm thuốc cao huyết áp phổ biến hiện nay

Thuốc cao huyết áp thường dùng trong điều trị hiện nay gồm 6 nhóm thuốc dưới đây:

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu 1
Furosemide là thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến trong điều trị cao huyết áp

Thuốc lợi tiểu được coi là nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu trong điều trị cao huyết áp.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc lợi tiểu giúp làm giảm khối lượng máu trong lòng mạch, do đó, tim bạn sẽ phải bơm ít máu hơn trong mỗi nhịp đập, dẫn đến giảm huyết áp. Ngoài ra, một số thuốc lợi tiểu (Indapamide) còn có tác dụng gây giãn mạch nhẹ.

Các thuốc lợi tiểu thường dùng trong điều trị:

Thuốc lợi tiểu được chia làm 3 nhóm chính:

  • Lợi tiểu Thiazide: Hydrochlorothiazide, Indapamide.
  • Lợi tiểu quai: Furosemide.
  • Lợi tiểu giữ Kali: Spironolactone.

Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu có thể khác nhau tùy vào nhóm thuốc bạn sử dụng. Đối với thuốc lợi tiểu thiazide và lợi tiểu quai, tác dụng phụ thường gặp của chúng là gây mất kali. Vì vậy, khi dùng nhóm lợi tiểu này, bạn cần chú ý bổ sung kali cho cơ thể.

Thuốc lợi tiểu giữ kali có thể khắc phục được tác dụng không mong muốn của hai nhóm trên. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tình trạng tăng kali máu ở một số bệnh nhân.

Thuốc tác động lên thần kinh giao cảm

Dựa vào đích tác dụng mà nhóm thuốc này được chia thành nhiều nhóm nhỏ: Thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm, thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Thuốc chẹn beta giao cảm

☛ Tác dụng: Thuốc chẹn beta giao cảm gây hạ huyết áp bằng cách ngăn chặn tác động của các chất dẫn truyền thần kinh lên thụ thể beta trên tế bào cơ tim, từ đó làm tim đập chậm hơn gây giảm huyết áp.

☛ Các loại thuốc chẹn beta giao cảm thường dùng hiện nay:

  • Chẹn beta chọn lọc: Atenolol, Bisoprolol, Metoprolol, Acebutolol.
  • Chẹn beta không chọn lọc: Propranolol.

☛ Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn cương dương, khó thở, mất ngủ và giảm khả năng chịu đựng khi tập thể dục.

Thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây hiệu ứng tăng huyết áp bùng phát nếu bạn ngừng thuốc đột ngột.

☛ Chống chỉ định: Bạn cần lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này trong các trường hợp sau:

  • Nhịp tim chậm, đặc biệt là block nhĩ thất độ cao.
  • Suy tim nặng.
  • Mắc các bệnh phổi co thắt: Hen phế quản, COPD.
  • Thận trọng khi dùng cho người bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máu do thuốc có thể ức chế các biểu hiện của tai biến hạ đường huyết và làm tăng triglyceride trong máu.

Thuốc tác động lên thần kinh giao cảm 1
Thuốc chẹn beta giao cảm là một trong các thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị cao huyết áp

Thuốc chẹn alpha giao cảm

☛ Tác dụng: Thuốc chẹn alpha giao cảm có tác dụng tương tự như thuốc chẹn beta, nhưng chúng tác động lên các thụ thể alpha ở mạch ngoại vi, gây giãn động mạch và tĩnh mạch dẫn đến giảm huyết áp.

☛ Tác dụng phụ: Nhóm thuốc này có thể gây hạ huyết áp, tim đập nhanh, chóng mặt, nghẹt mũi, nhức đầu và khô miệng.

Do có thể dẫn đến tụt huyết áp nên khi bắt đầu sử dụng thuốc chẹn alpha giao cảm, bạn cần dùng với liều rất thấp và theo dõi chặt chẽ. Thuốc cũng được chống chỉ định cho người bị tụt huyết áp tư thế.

☛ Các thuốc chẹn alpha giao cảm: Doxazosin mesylate, Prazosin hydrochloride.

Thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm

☛ Tác dụng: Do chẹn cả hai loại thụ thể ở mạch ngoại vi nên các thuốc nhóm này có được cả hai cơ chế gây hạ huyết áp của hai nhóm thuốc trên.

☛ Các thuốc thường dùng: Labetalol, Carvedilol.

Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương

☛ Cơ chế tác dụng của thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh kích thích hệ thần kinh giao cảm trung ương, nhờ đó giảm sự co mạch máu, dẫn đến giảm huyết áp.

☛ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là hạ huyết áp tư thế, khô miệng, trầm cảm, rối loạn cương dương và buồn ngủ.

☛ Các thuốc thường dùng: Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương bao gồm ClonidineMethyldopa. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc huyết áp khác.

Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế men chuyển 1
Các thuốc ức chế men chuyển thường dùng

Tác dụng của thuốc ức chế men chuyển:

Angiotensin II là chất hóa học được hình thành từ angiotensin I, có tác dụng gây tăng huyết áp do gây giữ nước, muối và gây co mạch. Các thuốc ức chế men chuyển sẽ vô hiệu hóa men chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II, kết quả là thận giảm giữ muối nước và giãn mạch, gây hạ huyết áp.

Các thuốc trong nhóm này có hiệu quả trên hầu hết các bệnh nhân và ít gây tác dụng phụ hơn so với nhiều loại thuốc cao huyết áp khác. Chúng không ảnh hưởng đến nhịp tim và sức co bóp cơ tim, không gây rối loạn về đường máu hay mỡ máu khi sử dụng kéo dài.

Thuốc ức chế men chuyển đặc biệt có giá trị ở người bệnh cao huyết áp có kèm theo suy tim.

Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc là gây ho khan (10 – 20%). Một số trường hợp cần phải ngưng thuốc vì tác dụng phụ này.

Chống chỉ định:

Thuốc ức chế men chuyển chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai.
  • Tăng kali máu: Thuốc có thể gây giữ kali, do đó cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận, đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali hay đang bổ sung kali.
  • Hẹp động mạch thận hai bên: Thuốc ức chế men chuyển có thể gây suy thận đột ngột ở những bệnh nhân mắc bệnh lý trên.

Các thuốc thường dùng: BenazeprilCaptopril (Capoten, Lopril), Enalapril (Renitec), Imidapril, Lisinopril (Zestril), Perindopril (Coversyl), Quinapril, Ramipril.

Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin

Nhóm thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin đã được đưa vào điều trị tăng huyết áp từ năm 1995.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn không cho angiotensin II gắn vào thụ thể của nó trên thành mạch, nhờ đó làm mất tác dụng của angiotensin II, gây giãn mạch và giảm huyết áp.

Tác dụng không mong muốn:

Thuốc ức chế thụ thể AT1 được dung nạp tốt ở hầu hết người bệnh cao huyết áp và ít gây tác dụng phụ trầm trọng. Đặc biệt, thuốc không gây ho khan như khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Do đó, chúng thường được chỉ định dùng thay thế cho các trường hợp không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.

Chống chỉ định:

Tương tự như thuốc ức chế men chuyển.

Các thuốc thường được dùng: Candesartan (Atacand), Irbesartan (Avapro), Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis), Valsartan (Diovan).

Thuốc chẹn kênh Canxi

Thuốc chẹn kênh Canxi 1
Thuốc chẹn kênh Canxi làm giảm huyết áp bằng cách gây giãn mạch ngoại vi hoặc làm chậm nhịp tim

Các loại thuốc thường dùng:

Thuốc chẹn kênh Canxi gồm hai nhóm chính:

  • Nhóm Dihydropyridin (DHP): Nifedipin (Adalat), Amlodipin (Amlor), Felodipin (Plendil).
  • Nhóm không phải Dihydropyridin: Diltiazem, Verapamil.

Cơ chế tác dụng:

Thuốc chẹn kênh canxi làm chậm sự di chuyển của canxi vào trong tế bào cơ trơn thành mạch (nhóm Dihydropyridin) và tế bào cơ tim (nhóm không phải Dihydropyridin). Điều này gây giãn mạch và làm giảm sức co bóp của tim, gây tác dụng giảm huyết áp.

Tác dụng không mong muốn:

Thuốc chẹn kênh canxi có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, phù nề, ợ chua. Ngoài ra, Nifedipin có thể gây ra đánh trống ngực, Diltiazem và verapamil có thể gây táo bón và tim đập chậm.

Chống chỉ định:

Thuốc chẹn kênh canxi không được dùng trong các trường hợp:

  • Block nhĩ thất độ 2 và 3 với Verapamil/ Diltiazem.
  • Có thể chống chỉ định: Suy tim sung huyết với Verapamil hoặc Diltiazem.

Thuốc giãn mạch trực tiếp

Tác dụng của thuốc giãn mạch trực tiếp:

Thuốc giãn mạch trực tiếp làm giảm huyết áp bằng cách gây giãn các động mạch. Nhóm thuốc này thường có tác dụng nhanh và thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

Thuốc giãn mạch trực tiếp có thể gây giữ nước và nhịp tim nhanh, do đó, chúng thường được sử dụng kết hợp với thuốc cao huyết áp khác làm chậm nhịp tim, ví dụ như thuốc chẹn beta giao cảm để bảo vệ tim.

Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng thuốc bao gồm: Nhức đầu, đánh trống ngực, suy nhược, đỏ bừng, buồn nôn. Minoxidil có thể gây mọc tóc, giữ nước và tăng đường huyết.

Các thuốc thường dùng trong điều trị: Hydralazine (Apresoline) và Minoxidil (Loniten).

Thuốc giãn mạch trực tiếp 1
Hydralazine là thuốc cao huyết áp phổ biến thuộc nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp

Nguyên tắc sử dụng thuốc cao huyết áp

Để đạt được hiệu quả tối ưu và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, khi sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

☛ Không tự ý dùng hay thay đổi thuốc điều trị

Bạn cần dùng thuốc cao huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý lựa chọn và mua thuốc về sử dụng vì việc làm này rất nguy hiểm, có thể gây ra tác dụng không mong muốn hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả, bạn cần báo với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi thuốc điều trị khác. Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

☛ Bắt đầu sử dụng thuốc từ liều thấp và phối hợp các nhóm thuốc nếu cần

Khi bạn mới bị tăng huyết áp, bạn có thể dùng một thuốc trong số các nhóm: Lợi tiểu thiazide liều thấp, chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài, ức chế men chuyển, chẹn beta giao cảm.

Nếu thuốc sử dụng đầu tiên không mang lại hiệu quả thì bạn mới cần dùng hai nhóm thuốc khác nhau. Ngoài ra, theo khuyến cáo của JNC 7, nếu bạn mới bị bệnh nhưng huyết áp cao hơn mức mục tiêu khá nhiều (huyết áp tối đa cao hơn 20mmHg, huyết áp tối thiểu cao hơn 10 mmHg), bạn cần điều trị bằng 2 thuốc phối hợp, thường có thuốc lợi tiểu.

Đối với người bệnh tăng huyết áp từ độ 2 trở lên, có nguy cơ tim mạch cao thì cần phối hợp 2 thuốc ở liều thấp ngay từ ban đầu.

Nguyên tắc sử dụng thuốc cao huyết áp 1
Phối hợp thuốc trong điều trị cao huyết áp
Khi bắt đầu dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên sử dụng với liều thấp để tránh hạ huyết áp nhanh, nhiều gây nguy hiểm. 

☛ Uống đủ liều, đều đặn, đúng giờ

Thuốc cao huyết áp chỉ có thể có tác dụng khi đạt đến một ngưỡng nhất định. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc đúng liều, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều thuốc trong quá trình điều trị.

Bạn cũng cần duy trì khoảng cách giữa các lần uống thuốc huyết áp. Đối với thuốc chỉ dùng 1 lần trong ngày, bạn nên uống vào 1 giờ cố định. Đối với thuốc uống nhiều lần trong ngày thì nên chia đều trong 24 giờ.

☛ Duy trì sử dụng thuốc suốt đời

Cao huyết áp là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất khi dùng thuốc cao huyết áp là cần duy trì sử dụng lâu dài, không tự ý bỏ thuốc ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường. Việc ngừng điều trị có thể khiến huyết áp tăng đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe.

☛ Lưu ý chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc.

Khi thăm khám bệnh, bạn cần báo rõ cho bác sĩ các thông tin cần thiết như: tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng… để bác sĩ cân nhắc lựa chọn thuốc phù hợp, hạn chế tối đa sự tương tác của thuốc.

Các loại thuốc cao huyết áp đều có tác dụng không mong muốn dù ít hay nhiều. Do vậy, bạn cần cẩn trọng khi dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong quá trình điều trị.
Nguyên tắc sử dụng thuốc cao huyết áp 2
Bạn cần sử dụng thuốc cao huyết áp theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Sản phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Hiện nay, bên cạnh các loại thuốc cao huyết áp dùng trong điều trị kể trên, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh cao huyết áp được nghiên cứu và đưa ra thị trường. Các sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng có hại.

Dưới đây là một số sản phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiện nay:

Viên uống cao huyết áp Apharin

Apharin là sản phẩm viên uống hỗ trợ điều trị cao huyết áp được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Dược Nesfaco. Sản phẩm đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được kiểm nghiệm bởi Bộ y tế.

Với thành phần hoàn toàn tự nhiên như: hoa hòe, địa long, thục địa, hạ khô thảo, hoài sơn… Apharin giúp ổn định huyết áp một cách an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện mỡ máu, sức bền thành mạch và cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả.

Apharin được khuyên dùng cho người bệnh huyết áp cao, rối loạn tiền đình, hay hồi hộp, tức ngực, mất ngủ, người bị thiếu máu cơ tim.

VIên uống Hapanix

VIên uống Hapanix 1
Hapanix là viên uống hỗ trợ ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp

Hapanix là sản phẩm có nhiều công dụng hiệu quả, một trong số đó là hỗ trợ ổn định huyết áp ở người bệnh cao huyết áp. Sản phẩm là sự kết hợp nhiều loại thảo dược quý hiếm như cao rễ nhàu, giảo cổ lam, xạ đen, hoa tam thất, ba gạc… và đã được Bộ y tế và Cục An toàn thực phẩm cấp phép lưu hành trên thị trường

Không chỉ hữu hiệu với người gặp phải các vấn đề về huyết áp, Hapanix còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, mỡ máu và tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.

Định Áp Vương

Với thành phần chính là cao cần tây kết hợp cùng nhiều thảo dược quý như: cao hoàng bá, cao lá dâu tằm, chiết xuất tỏi, nattokinase,…, Định Áp Vương là giải pháp hỗ trợ hạ cơn tăng huyết áp và ổn định huyết áp hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

Bên cạnh đó, Định Áp Vương còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu và dưỡng tâm. Do đó, sản phẩm được khuyên dùng cho người bệnh cao huyết áp, người có nguy cơ cao huyết áp, người thường xuyên căng thẳng tâm lý, mỡ máu cao, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, người thừa cân hay ít hoạt động thể lực.

Lưu ý: Các sản phẩm trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế các thuốc điều trị cao huyết áp chính. Vì vậy, bạn vẫn cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp áp dụng các biện pháp can thiệp tại nhà để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh. ☛ Bạn có thể thao khảo các phương pháp chữa cai huyết áp tại nhà trong bài viết: Chữa cao huyết áp tại nhà, người bệnh nào cũng áp dụng được

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.health.harvard.edu/heart-health/medications-for-treating-hypertension
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure-medication/art-20046280
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4106550/
]]>
https://huyetap.net/thuoc-cao-huyet-ap-1812/feed/ 0
Tăng huyết áp thứ phát là gì? Có nguy hiểm không? https://huyetap.net/tang-huyet-ap-thu-phat-461/ https://huyetap.net/tang-huyet-ap-thu-phat-461/#respond Wed, 24 Mar 2021 07:53:26 +0000 https://huyetap.net/?p=461 Tăng huyết áp hiện đang là vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tăng huyết áp ở người trưởng thành phần lớn không có nguyên nhân, chỉ có một số ít là có căn nguyên, hay còn gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng tăng huyết áp thứ phát lại rất nguy hiểm và có thể gây các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Thế nào là tăng huyết áp thứ phát?

Thế nào là tăng huyết áp thứ phát? 1
Tăng huyết áp thứ phát chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại nguy hiểm không kém tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao gây ra bởi một số bệnh lý khác trong cơ thể.

Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), số bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát chiếm khoảng 5 – 10% tổng số ca tăng huyết áp hiện nay.

Giống như tăng huyết áp vô căn, tăng huyết áp thứ phát có thể gây biến chứng xấu trên tim, thận, não, mạch máu. Tuy nhiên, người mắc phải loại tăng huyết áp này có cơ hội chữa khỏi bệnh dứt điểm rất lớn nếu phát hiện, điều trị sớm và đúng cách nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp thứ phát?

Tăng huyết áp thứ phát có thể do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây ra:

Các bệnh lý liên quan đến thận

Các bệnh lý liên quan đến thận 1
Bệnh thận là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp do bệnh lý mạch thận dù chỉ chiếm 2 – 3% các ca tăng huyết áp nhưng lại là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng huyết áp thứ phát.

Dưới đây là một số bệnh lý tại thận gây tăng huyết áp:

  • Bệnh thận do đái tháo đường: Trong cơ thể, thận có chức năng chính là lọc máu và đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương hệ thống lọc này, gây xơ hóa cầu thận, lâu ngày dẫn đến suy thận kèm theo tăng huyết áp.
  • Bệnh thận đa nang: Đây là bệnh lý di truyền đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều nang thận ở cả hai thận và có thể ở cả gan. Các nang thận này làm phá vỡ cấu trúc của thận, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của thận. Hậu quả là gây ứ đọng muối và nước dẫn đến tăng huyết áp.
  • Bệnh cầu thận: Quá trình lọc của thận diễn ra chủ yếu ở cầu thận. Do đó, cầu thận bị viêm sẽ dẫn đến chức năng lọc máu của thận bị cản trở. Viêm cầu thận nếu không được điều trị tốt có thể khiến bạn bị cao huyết áp.
  • Tăng huyết áp tuần hoàn: Loại tăng huyết áp này thường được gây ra bởi tình trạng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa có thể làm hỏng động mạch, làm thành mạch dày lên và xơ cứng. Theo đó dòng máu đến thận bị cản trở, kích thích thận tăng cường sản xuất hormone renin gây co mạch và tăng huyết áp.

Các bệnh lý nội tiết

Các bệnh lý nội tiết 1
U tủy thượng thận cũng có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp

Bệnh tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở trên đầu mỗi quả thận, có vai trò sản xuất và điều hòa nhiều loại hormone trong cơ thể như adrenaline, aldosteron và cortisol. Một số bệnh lý tại tuyến thượng thận có thể gây mất cân bằng các hormone này và dẫn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm:

  • U tủy thượng thận: Là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng hormone adrenaline và noradrenaline tăng cao trong máu, dẫn đến huyết áp tăng rất cao, có thể lên tới trên 200 mmHg và thường tăng theo từng cơn.
  • Hội chứng Conn (Cường aldosteron nguyên phát): Là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormon aldosteron. Đây là hormon gây giữ muối nước và tăng thải kali qua thận. Kết quả là gây tăng huyết áp.
  • Hội chứng Cushing: Đây là một bệnh lý nội tiết gây ra do chức năng vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn, dẫn đến tăng nồng độ hormone cortisol trong máu. Cortisol giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng với stress. Do đó, khi lượng hormon này tăng cao trong máu có thể gây tăng huyết áp thứ phát.

➤ Cường tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có kích thước rất nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nồng độ calci và phospho trong máu của bạn. Khi mắc bệnh cường tuyến cận giáp, hormon PTH sẽ tăng tiết làm tăng lượng calci trong máu. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp.

➤ Các vấn đề về tuyến giáp: Rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể dẫn đến huyết áp cao.

Nguyên nhân khác

➤ Thai kỳ

Tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, xảy ra ở khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai.

Tăng huyết áp thai kỳ (tăng huyết áp do thai nghén hoặc tiền sản giật) có thể gây nhiều bệnh tật và biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như nhau bong non, suy đa cơ quan, đông máu nội mạch lan tỏa, thai nhi chậm phát triển, sinh non,…

Do đó, phát hiện và kiểm soát sớm tăng huyết áp thứ phát ở phụ nữ có thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân khác 1
Tăng huyết áp thứ phát trong thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Huyết áp cao khi mang thai và những lưu ý mẹ nhất định phải biết

➤ Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Là những cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần trong khi ngủ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.

Tình trạng này gây tổn thương niêm mạc thành mạch máu do thiếu oxy, lâu ngày khiến mạch máu yếu dần dẫn đến huyết áp khó kiểm soát. Ngoài ra, nó còn khiến hệ thần kinh của bạn hoạt động quá mức và giải phóng một số chất gây tăng huyết áp.

➤ Hẹp eo động mạch chủ

Đây là một bệnh lý bẩm sinh và là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp trong nhóm nguyên nhân tim mạch. Động mạch chủ bị thu hẹp làm tăng sức cản mạch máu và tăng huyết áp.

Ngoài ra, hẹp eo động mạch chủ cũng khiến lượng máu chảy trong động mạch giảm, gây thiếu máu tại thận và khiến tình trạng cao huyết áp nghiêm trọng hơn.

➤ Béo phì

Béo phì có thể gây tăng nhịp tim và tăng lượng máu chảy trong cơ thể, từ đó làm tăng áp lực của dòng máu lên thành động mạch và khiến huyết áp của bạn tăng cao.

Bên cạnh đó, các chất béo tích tụ trong cơ thể khi bị béo phì cũng giải phóng ra một số chất hóa học gây tăng huyết áp.

➤  Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai đường uống (đặc biệt là thuốc chứa estrogen), thuốc chống viêm phi steroid, thuốc ăn kiêng (phenylpropanolamine, sibutramine,…), các chất kích thích (amphetamine, cocaine,…), thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin A và steroid),… có thể gây ra tác dụng phụ là tăng huyết áp.

Triệu chứng tăng huyết áp thứ phát

Tương tự như tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng ngay cả khi huyết áp của bạn tăng cao ở mức nguy hiểm.

Tuy nhiên, tăng huyết áp thứ phát thường do một nguyên nhân xác định. Do vậy, ở người bệnh tăng huyết áp có thể xuất hiện một số triệu chứng của các bệnh lý đi kèm, ví dụ như:

  • U tủy thượng thận: Đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu, lo lắng…
  • Hội chứng Cushing: Tăng cân, suy nhược, mọc lông bất thường trên cơ thể hoặc mất kinh (ở phụ nữ), các vết (đường) màu tím trên da bụng…
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Mệt mỏi, tăng cân hoặc giảm cân, không chịu được nóng hoặc lạnh…
  • Hội chứng Conn: Suy nhược cơ thể do lượng kali trong máu giảm thấp.
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: mệt mỏi quá mức hoặc buồn ngủ vào ban ngày, ngáy, ngưng thở khi ngủ…
Triệu chứng tăng huyết áp thứ phát 1
Tình trạng cao huyết áp khởi phát dưới 25 tuổi phần lớn là tăng huyết áp thứ phát

Ngoài ra, nếu bạn bị cao huyết áp kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn rất có thể đang mắc phải bệnh lý tăng huyết áp thứ phát:

  • Huyết áp tăng rất cao, trên 180/110 mmHg lúc khởi bệnh.
  • Tình trạng tăng huyết áp khởi phát trước 25 tuổi hoặc sau 55 tuổi.
  • Tăng huyết áp khởi phát đột ngột, từ huyết áp bình thường đến tăng huyết áp nặng trong thời gian dưới 1 năm.
  • Xuất hiện tổn thương ở nhiều cơ quan đích khi mới phát hiện tăng huyết áp.
  • Tiền sử gia đình không có người bị huyết áp cao.
  • Không béo phì.
  • Các biện pháp điều trị tăng huyết áp trước đây có hiệu quả, bây giờ không còn hiệu quả.
  • Tăng huyết áp kháng trị: Không đáp ứng với các loại thuốc hạ huyết áp.

Chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát

Để chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát, trước tiên bác sĩ sẽ xác định tình trạng huyết áp cao bằng cách đo huyết áp.

Việc xác định tăng huyết áp không chỉ dựa vào một lần đo mà cần mất khoảng 3 – 6 lần đo để chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn theo dõi huyết áp tại nhà hoặc theo dõi huyết áp suốt 24h bằng holter huyết áp để xem nó có giảm tại các thời điểm khác nhau trong ngày hay không.

Bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp khi:

  • Đo huyết áp tại phòng khám: Huyết áp  ≥ 140/90 mmHg.
  • Theo dõi huyết áp bằng máy Holter: Huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85 mmHg và huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg.
  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: Huyết áp ≥ 135/85 mmHg.

Sau khi chẩn đoán được bệnh tăng huyết áp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp của bạn:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường được thực hiện để kiểm tra nồng độ kali, natri, creatinin, đường huyết, cholesterol toàn phần và triglycerid,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện những bất thường trong nước tiểu.
  • Siêu âm thận: Kiểm tra kích thước và lưu lượng máu qua thận.
  • Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra bất thường ở tuyến thượng thận.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Bạn có thể phải làm xét nghiệm này nếu bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát là do vấn đề tim mạch.
Chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát 1
Bạn cần đo điện tâm đồ để xác định nguyên nhân tim mạch gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp thứ phát có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng huyết áp cao kéo dài mà không được kiểm soát, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan khác trong cơ thể.

Các biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp thứ phát là:

  • Các biến chứng về tim mạch: Đau tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh động mạch vành…
  • Các biến chứng về não: Tai biến mạch máu não (nhũn não và xuất huyết não), bệnh não do tăng huyết áp
  • Biến chứng trên thận: Suy thận, đái ra protein,…
  • Các biến chứng mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng phình tách thành động mạch chủ có nguy cơ tử vong cao.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Các biến chứng về mắt: Xuất huyết võng mạc, phù gai thị…
Các biến chứng do tăng huyết áp ở mắt tiến triển theo các giai đoạn và làm giảm thị lực người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Các vấn đề sức khỏe mà tăng huyết áp thứ phát gây ra đều rất nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, phát hiện sớm, điều trị bệnh đúng cách và phòng ngừa các biến chứng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.

Điều trị tăng huyết áp thứ phát như thế nào?

Điều trị tăng huyết áp thứ phát như thế nào? 1
Điều trị tăng huyết áp thứ phát bằng cách dùng đồng thời thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc cao huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát sẽ kéo dài cho đến khi nguyên nhân gây bệnh biến mất. Do đó, việc điều trị tăng huyết áp thứ phát phải bao gồm cả điều trị nguyên nhân gây tăng huyết ápkiểm soát tốt huyết áp.

Tùy theo nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Khi các bệnh lý cơ bản được điều trị khỏi, huyết áp của bạn có thể giảm hoặc trở lại bình thường.

Bạn cũng có thể cần tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị huyết áp để tránh huyết áp tăng cao không kiểm soát trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ lựa chọn nhóm thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý mắc kèm của bạn.

Bạn cần dùng thuốc đầy đủ, liên tục, tuân thủ đúng theo chỉ định và báo cáo ngay với bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng, hạn chế rượu bia, thuốc lá…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo huyết áp cá nhân và báo cáo với bác sĩ trong các lần thăm khám định kỳ. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bạn cũng như đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị đang sử dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21128-secondary-hypertension/outlook–prognosis
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/secondary-hypertension/diagnosis-treatment/drc-20350684
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4876411/
]]>
https://huyetap.net/tang-huyet-ap-thu-phat-461/feed/ 0
Nâng cao cảnh giác trước nguy hiểm từ tiền cao huyết áp https://huyetap.net/tien-cao-huyet-ap-1846/ https://huyetap.net/tien-cao-huyet-ap-1846/#respond Wed, 24 Mar 2021 03:04:48 +0000 https://huyetap.net/?p=1846 Tiền cao huyết áp là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Nó có thể tiến triển thành tăng huyết áp thực sự cũng như làm gia tăng các nguy cơ tim mạch khác. Vậy tiền cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? Người bị tiền cao huyết áp cần phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiền cao huyết áp là gì?

Tiền cao huyết áp là tình trạng huyết áp lớn hơn mức bình thường nhưng lại không đủ cao để chẩn đoán tăng huyết áp.

Khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam quy định, huyết áp bình thường ở người trưởng thành là khi huyết áp tối đa < 120 mmHg và huyết áp tối thiểu < 80 mmHg. Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg.

Theo đó, bạn sẽ được chẩn đoán tiền cao huyết áp khi huyết áp tối đa của bạn nằm trong khoảng 120 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu từ 80 – 89 mmHg, dựa trên ít nhất 2 kết quả đo đúng cách trong 2 lần thăm khám trở lên tại phòng khám.

Cùng với tăng huyết áp, tiền cao huyết áp đang ảnh hưởng đến khoảng 25 – 50% số người trưởng thành trên toàn thế giới và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng được nhiều người quan tâm hiện nay.

Tiền cao huyết áp là gì? 1
Chẩn đoán tiền cao huyết áp theo chỉ số huyết áp

Nguyên nhân nào dẫn đến tiền cao huyết áp?

Trên thực tế, huyết áp của bạn có thể tăng cao dần qua nhiều năm và tiến triển thành tiền cao huyết áp mà không có nguyên nhân cụ thể nào.

Tuy nhiên, tiền cao huyết áp có thể xảy ra do một số bệnh lý trong cơ thể như:

  • Xơ vữa động mạch.
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Bệnh thận.
  • Bệnh tuyến thượng thận.
  • Đái tháo đường.
  • Chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc cảm, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, một số thuốc kê đơn cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp của bạn tăng cao.

Đặc biệt, nguy cơ mắc phải tiền cao huyết áp sẽ tăng lên khi bạn có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, người trẻ tuổi, giới tính (nam có tỷ lệ mắc cao hơn nữ), lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn nhiều muối,…

Trong trường hợp nguyên nhân gây tiền cao huyết áp là do một bệnh lý cụ thể, bạn cần điều trị dứt điểm bệnh sớm và đúng cách. Điều này sẽ giúp kiểm soát và cải thiện tốt huyết áp của bạn.

Có thể nhận biết tiền cao huyết áp bằng cách nào?

Tiền cao huyết áp không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, do đó rất khó để phát hiện tình trạng này. Cách duy nhất để biết mình có bị tiền cao huyết áp hay không là kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Để phát hiện sớm tiền cao huyết áp, bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần kể từ khi đủ 18 tuổi. Đối với người trên 40 tuổi hay người trong độ tuổi từ 18 – 39 tuổi nhưng có các yếu tố nguy cơ của tiền cao huyết áp, việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên hơn, ít nhất mỗi năm một lần.

Tiền cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tiền cao huyết áp thực tế không phải là một căn bệnh, nhưng nó lại là cảnh báo quan trọng rằng bạn đang có nguy cơ gặp phải các bệnh tật thực sự trong tương lai.

Tiền cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? 1
Tiền cao huyết áp có thể tiến triển thành tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tiền cao huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể phát triển thành tăng huyết áp – một bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm. Nó có thể âm thầm tàn phá sức khỏe của bạn, gây ra các biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh thận mạn, tổn thương ở mắt,…

Qua nghiên cứu Framingham Heart Study năm 2005, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người ở giai đoạn tiền cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp hai lần so với người bình thường.

Bên cạnh đó, bản thân tiền cao huyết áp cũng làm tăng nguy cơ tim mạch khác. Các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do các biến cố tim mạch sẽ tăng lên gấp đôi ở những người bị tiền cao huyết áp.

Nguy cơ tim mạch thậm chí còn lớn hơn đối với người bệnh tiền cao huyết áp đồng thời với bệnh đái tháo đường hoặc béo phì.

Tương tự, một khảo sát khác cũng chỉ ra rằng những người đàn ông bị tiền cao huyết áp có nguy cơ bị đau tim cao gấp 3,5 lần so với bình thường. Đáng ngạc nhiên là trong nghiên cứu này, tiền tăng huyết áp lại không làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Có thể thấy rằng, tiền cao huyết áp tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người khi được chẩn đoán tiền cao huyết áp vẫn rất chủ quan, không chú ý theo dõi và thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát huyết áp, dẫn đến nhiều hậu quả và biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Người bị tiền cao huyết áp có cần điều trị bằng thuốc không?

Người bị tiền cao huyết áp có cần điều trị bằng thuốc không? 1
Hầu hết những người bị tiền cao huyết áp không cần dùng thuốc, trừ người có bệnh tim mạch và đái tháo đường

Đối với người đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp, mục tiêu điều trị cần đạt được là giảm huyết áp về mức bình thường, ngăn ngừa tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch liên quan.

Trong đa số các trường hợp, để đạt được mục tiêu này, người bị tiền cao huyết áp chỉ cần thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống tại nhà theo tư vấn của bác sĩ mà không cần phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán tiền cao huyết áp kèm theo bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh động mạch vành hoặc bệnh động mạch ngoại biên, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc hạ huyết áp với mục tiêu giảm huyết áp của bạn xuống mức bình thường.

Việc lựa chọn loại thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ xem xét dựa vào tình trạng sức khỏe, mức huyết áp hiện tại cũng như tiến triển các bệnh lý mắc kèm của bạn. Nếu phải sử dụng thuốc hạ huyết áp, bạn cần chú ý tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng giờ và lưu ý theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.

Thay đổi lối sống ở người bị tiền cao huyết áp

Một khi bạn đã được chẩn đoán là tiền cao huyết áp, bạn nên bắt đầu thực hiện các liệu pháp thay đổi lối sống dưới đây. Thực hiện lối sống khoa học sẽ giúp bạn ngăn chặn tiến triển thành cao huyết áp cũng như phòng ngừa nhiều nguy cơ tim mạch khác.

Chế độ ăn hợp lý

Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp, chế độ dinh dưỡng phòng ngừa tăng huyết áp (Dietary Approaches to Stop Hypertension – DASH) sẽ là chế độ ăn được khuyến cáo dành cho bạn. Chế độ ăn này có thể giúp huyết áp tối đa của bạn giảm xuống khoảng 10 – 22 mmHg.

Chế độ ăn kiêng DASH nhấn mạnh đến việc giảm tiêu thụ các loại mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, nước uống có ga và các loại thịt đỏ. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá và thịt gia cầm.

Chế độ ăn hợp lý 1
Chế độ ăn kiêng DASH được khuyến cáo cho người bị tiền cao huyết áp

Ngoài ra, khi bị tiền cao huyết áp, bạn cũng nên chú ý đến lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày. Bạn có thể giảm số đo huyết áp xuống 2 – 8 mmHg khi giảm lượng muối trong chế độ ăn của mình.

Giới hạn muối được khuyên dùng mỗi ngày là dưới 2.300 mg ( tương đương với 1 thìa cà phê muối). Đối với người trên 50 tuổi, giới hạn này có thể thấp hơn, khoảng 1.500 mg/ ngày (tương đương khoảng 2/3 thìa cà phê).

Tập luyện thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp huyết áp tối đa của bạn giảm khoảng 4 – 9 mmHg. Việc này đem lại lợi ích to lớn đối với những người đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thực sự.

Bên cạnh đó, tập thể dục còn hỗ trợ điều hòa lượng cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nâng cao sức bền thành mạch, nhờ đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn.

Bạn không nên tập luyện quá nhiều hay tập các bài tập nặng, tốn sức mà nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ… Bạn nên cố gắng dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, đều đặn 5 – 7 ngày một tuần và duy trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đang bị tiền cao huyết áp và thừa cân, bạn cần lên kế hoạch giảm cân để ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp thực sự cũng như các bệnh lý tim mạch khác như máu nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.

Bạn nên duy trì chỉ số BMI của mình ở khoảng 20 – 25 kg/m2, vòng eo dưới 90 cm đối với nam và dưới 80 cm đối với nữ. Đối với những người bị thừa cân hay béo phì, việc giảm 10 kg cân nặng có thể khiến huyết áp tối đa của bạn giảm từ 5 – 10 mmHg.

Kiểm soát cân nặng 1
Giảm cân là phương pháp quan trọng để ngăn ngừa tiền cao huyết áp tiến triển thành cao huyết áp thực sự

Việc kiểm soát cân nặng không phải biện pháp dễ dàng và cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Nó đòi hỏi bạn phải kiên trì trong cả việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ tập luyện hàng ngày của mình.

Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Một lượng nhỏ rượu bia thường ít gây ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Tuy nhiên, nó có thể tăng cao nếu bạn uống rượu bia nhiều và thường xuyên trong thời gian dài.

Do đó, nếu bạn đã được chẩn đoán tiền cao huyết áp, bạn nên hạn chế việc sử dụng bia rượu. Bạn chỉ nên uống tối đa 1 ly mỗi ngày đối với nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam. Việc giảm sử dụng rượu bia có thể khiến huyết áp tối đa giảm xuống từ 2 – 4 mmHg.

Ngoài ra, bạn cần ngừng hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Thuốc lá có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao sau khi hút và là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.

Hạn chế căng thẳng

Stress mạn tính có thể khiến tình trạng tiền cao huyết áp tiến triển khó kiểm soát. Vì vậy, bạn nên tránh hoặc giải quyết triệt để các vấn đề, tình huống gây stress trong cuộc sống hàng ngày.

Việc kiểm soát căng thẳng khó có thể đặt ra những mục tiêu cố định. Bạn có thể thử bắt đầu với thiền hay yoga, chúng sẽ đem lại nhiều lợi ích trong việc quản lý huyết áp cũng như sức khỏe của bạn.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp thường xuyên 1
Đo huyết áp thường xuyên giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình

Tiền cao huyết áp có thể tiến triển thành tăng huyết áp thực sự trước khi nó tạo ra bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy, cách duy nhất để bạn kiểm soát được tiến triển của tiền cao huyết áp là dựa vào số đo huyết áp.

Bạn có thể theo dõi huyết áp của mình ngay tại nhà bằng máy đo huyết áp cá nhân hoặc đi khám huyết áp tại các nhà thuốc, cơ sở y tế.

Ngoài ra, người bệnh tiền cao huyết cũng nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng một lần. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng huyết áp của bạn đang được kiểm soát tốt cũng như nhận được thêm tư vấn của bác sĩ về các biện pháp thay đổi lối sống bạn đang thực hiện.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.health.harvard.edu/heart-health/prehypertension-does-it-really-matter
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538313/
  • https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.hyp.0000167152.98618.4b
]]>
https://huyetap.net/tien-cao-huyet-ap-1846/feed/ 0