• Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Đăng bài viết

Huyetap.net

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

Chuyên trang thông tin về bệnh huyết áp

Vì một trái tim luôn khỏe mạnh

  • Trang chủ
  • Huyết áp cao
  • Huyết áp thấp
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Kinh nghiệm điều trị
  • Hỏi đáp
  • Thiết bị y tế
  • Video
Trang chủ » Thiết bị y tế » Máy đo huyết áp: Đặc điểm, tiêu chí lựa chọn

Máy đo huyết áp: Đặc điểm, tiêu chí lựa chọn

Theo thống kê, cứ 10 người trưởng thành thì trong đó có 4 người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, nặng nhất là tử vong. Chính vì thế, sử dụng thiết bị hỗ trợ là máy đo huyết áp là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu đặc điểm và tiêu chí chọn mua máy đo huyết áp qua bài viết sau.

Mục lục

  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp
  • Đặc điểm của 3 loại máy đo huyết áp phổ biến nhất hiện nay
    • Máy đo huyết áp cơ
    • Máy đo huyết áp điện tử
    • Máy đo huyết áp thủy ngân
  • Tiêu chí giúp bạn chọn máy đo huyết áp phù hợp nhất
    • Nhu cầu sử dụng
    • Độ tuổi
    • Thói quen, số lượng thành viên
    • Tính năng
    • Giá thành
    • Chế độ bảo hành
  • TOP máy đo huyết áp điện tử phổ biến nhất hiện nay

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp

Cấu tạo của máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp thông thường có cấu tạo khá đơn giản. Bao gồm:

  • 01 bơm khí
  • 01 đồng hồ dùng để đo áp lực
  • 01 túi hơi
Đối với huyết áp kế thủy ngân và huyết áp kế đồng hồ, ngoài các bộ phận trên, chúng ta cần có thêm ống nghe để nghe mạch trong quá trình đo huyết áp.

Nguyên lý làm việc máy đo huyết áp

Để tiến hành đo huyết áp, thiết bị hoạt động theo nguyên lý đo gián tiếp dao động áp lực máu ở động mạch chủ phần cánh tay:

  • Vén tay áo phần cánh tay, dùng túi hơi bao quanh cánh tay
  • Bơm phồng túi hơi đến một độ nhất định sao cho dòng máu ở động mạch qua cánh tay bị cản lại.
  • Xả hơi trong túi, áp lực trên cánh tay sẽ giảm dần. Người đo sử dụng ống nghe để đo mạch cho bệnh nhân.
  • Nghe mạch lần đầu là huyết áp tâm thu và áp lực sau khi túi hơi giảm hơn nữa là huyết áp tâm trương.

Đặc điểm của 3 loại máy đo huyết áp phổ biến nhất hiện nay

Máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ là mẫu máy đo huyết áp đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Loại máy này có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Hoạt động thủ công
  • Bền đẹp, thiết kế đơn giản
  • Giá thành rẻ hơn so với máy đo điện tử
  • Độ chính xác cao tuy nhiên người sử dụng cần định kỳ chỉnh máy bởi trong quá trình sử dụng, thông số có phần sai lệch.
  • Người có nghiệp vụ, chuyên môn mới có thể sử dụng máy đo huyết áp cơ. Bởi loại máy này cần phải nghe tiếng đập của tim.

Nhờ những đặc điểm trên mà máy đo huyết áp cơ có những ưu điểm như:

  • Độ chính xác cao.
  • Có khả năng chịu va đập tốt.
  • Giá cả phù hợp với nhiều đối tượng.

Bên cạnh những ưu điểm thì loại máy này còn tồn tại những hạn chế như:

  • Cần đào tạo để sử dụng máy.
  • Cần người hỗ trợ khi tiến hành đo huyết áp.
  • Sẽ đưa ra kết quả không chính xác nếu bị nghe sai nhịp.
  • Máy huyết áp cơ không có chức năng cảnh báo thông minh.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Máy đo huyết áp cơ có tốt không và sử dụng thế nào cho đúng?

Máy đo huyết áp cơ 1
Máy đo huyết áp cơ bền, đẹp. Tuy nhiên người sử dụng cần có chuyên môn mới có thể sử dụng thành thạo

Máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử là một thiết bị kiểm tra huyết áp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Loại máy này có những ưu điểm nổi bật như:

  • Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên thiết bị rất thông minh;
  • Đồng hồ hiển thị điện tử LCD tự động. Người đo huyết áp dễ dàng quan sát kết quả hơn máy đo cơ thông thường;
  • Sử dụng phương pháp dao động mạch cảm ứng điện để tiến hành đo nên độ chính xác của kết quả rất cao
  • Có chức năng thông minh giúp cảnh báo những chỉ số nguy hiểm;
  • Máy đo huyết áp điện tử rất dễ sử dụng, có thể tự đo huyết áp của mình bằng máy đo huyết áp điện tử mà không cần sự trợ giúp của ai khác;
  • Thiết kế nhỏ gọn, hiện đại, dễ bỏ túi và mang đi nhiều địa điểm khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng bất cứ lúc nào.
  • Nhiều loại máy đo huyết áp điện tử có bộ nhớ để so sánh và kiểm soát huyết áp của mỗi người;
  • Có thể đo huyết áp bắp tay và cổ tay tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì loại máy huyết áp này có giá thành cao hơn so với máy cơ thông thường. Vì thế, không phải bất cứ ai cũng có thể sở hữu loại máy thông minh này.

☛ Tham khảo thêm tại: Hiểu ngay về máy đo huyết áp điện tử và lưu ý khi lựa chọn

 

 

Máy đo huyết áp điện tử 1
Máy đo huyết áp điện tử dễ sử dụng nhưng lại có giá thành cao hơn cả

Máy đo huyết áp thủy ngân

Máy đo huyết áp thủy ngân cũng là một trong số những thiết bị đo huyết áp được ứng dụng phổ biến. Thiết kế của máy có chứa:

  • 01 thước đo có vỏ bằng thủy tinh hoặc nhựa hình trụ dài chứa thủy ngân
  • Vòng bằng hơi
  • Bóng bơm hơi

Ưu điểm của máy đo huyết áp thủy ngân chính là:

  • Đem lại kết quả chuẩn xác nhất, vượt trội hơn hẳn các loại máy đo huyết áp thông thường;
  • Bền đẹp do có huyết áp kế làm bằng thủy tinh;
  • Sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân dễ dàng, không cần phải điều chỉnh nhiều lần.

Nhược điểm của máy đo huyết áp thủy ngân là:

  • Thiết kế của thiết bị: Trái ngược với sự nhỏ gọn của máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp thủy ngân khá cồng kềnh, không tiện để mang đi xa hay sử dụng bất cứ khi nào cần.
  • Cấu tạo của thiết bị: Với cấu tạo bao gồm cột thủy ngân, người sử dụng cần phải cẩn thận khi sử dụng bởi thủy ngân rất độc với con người, nếu ống bị vỡ có thể gây hại cho người sử dụng.
Máy đo huyết áp thủy ngân 1
Máy đo huyết áp thủy ngân cồng kềnh và dễ gây hại cho người dùng

Tiêu chí giúp bạn chọn máy đo huyết áp phù hợp nhất

Nhu cầu sử dụng

Tùy vào nhu cầu sử dụng và đối tượng dùng ra sao mà chọn máy đo huyết áp cho phù hợp. Mỗi máy đo huyết áp đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng cơ bản các thiết bị này vẫn mang lại chỉ số đo huyết áp chuẩn xác cho người dùng.

Độ tuổi

  • Người dưới 50 tuổi: thường ưu tiên sử dụng loại máy có thiết kế gọn, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng như máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay.
  • Người trên 50 tuổi: thường hay chuộng máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay vì ở độ tuổi này thì hệ thống tim mạch đang bị suy yếu đi, nên đo ở vị trí bắp tay rất tiện lợi và cho kết quả chính xác hơn.
Máy đo huyết áp cơ có thể dễ dàng thay đổi vị trí cổ tay, cánh tay. Tuy nhiên nếu gia đình có người già không biết sử dụng thì nên lựa chọn máy đo huyết áp điện tử.

Thói quen, số lượng thành viên

  • Với gia đình từ 2 người trở lên: thường chọn máy đo huyết áp điện tử ở bắp tay, vì có thể sẽ có người lớn tuổi sử dụng hoặc cảm thấy vị trí đo ở bắp tay tiện lợi hơn so với cổ tay.
  • Với người sống độc thân: thường chọn máy đo huyết áp ở cổ tay vì nó có vẻ tiện lợi và cho kết quả nhanh chóng hơn.

Tính năng

Máy đo huyết áp không chỉ có chức năng mang lại thông số huyết áp, một số loại có thêm một số chức năng tiện ích khác như: có biểu tượng cảnh báo (trong trường hợp như cảnh báo bị rối loạn huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ hay rối loạn nhịp tim), biểu tượng báo dung lượng pin, có đèn chiếu sáng, cảnh báo chuyển động (để cho người dùng tránh cử động trong lúc đo huyết áp nhằm cho kết quả chính xác hơn),….

Giá thành

Không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu máy đo huyết áp đắt tiền, vì thế giá thành được xem là một trong những tiêu chí quan trọng khi bạn có nhu cầu chọn mua máy đo huyết áp sắp tới.

Thông thường, các dòng máy đo huyết áp có giá dao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, rất được ưa chuộng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Máy đo huyết áp có giá bao nhiêu?

Chế độ bảo hành

Đi kèm với thương hiệu và mức độ uy tín, các sản phẩm máy đo huyết áp cần có chế độ bảo hành, để người mua cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng. Đây là lợi ích thiết yếu mà khách hàng nào cũng mong muốn, nhất là các sản phẩm có giá trị cao.

Thường máy đo huyết áp được bảo hành 12 tháng, có một số nhà sản xuất kéo dài thời gian bảo hành đến tận 3 năm và thậm chí là 5 năm.

☛ Tham khảo thêm tại: Nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay hay cổ tay?

TOP máy đo huyết áp điện tử phổ biến nhất hiện nay

Được đánh giá tốt nhất: Máy đo huyết áp bắp tay Omron

Được thiết kế nhỏ gọn với màn hình LCD lớn, nút bấm to giúp người dễ dàng sử dụng, quan sát. Bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình bất cứ lúc nào, tiện lợi cho việc sử dụng.

Với bộ nhớ lưu đến 90 kết quả đo khác nhau, bạn có thể dễ dàng theo dõi, so sánh kết quả và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để có sức khỏe tốt nhất.

➤ Tìm hiểu thêm: Tại sao nên lựa chọn máy đo huyết áp Omron

Giá tốt nhất: Máy đo huyết áp kỹ thuật số Care Touch

Nếu bạn không muốn chi quá nhiều tiền để mua máy đo huyết áp thì vòng đeo tay Care Touch Digital là một lựa chọn phù hợp.

Với màn hình LCD lớn đi kèm với đèn nền giúp bạn dễ đọc thông số. Nếu màn hình phát hiện nhịp tim không đều, nó sẽ gửi cảnh báo cho bạn ngay lập tức. Máy có thể lưu trữ 60 lần đo trước đó giúp bạn dễ dàng so sánh mức huyết áp của mình ở từng thời điểm khác nhau.

Tốt nhất cho nhiều người cùng sử dụng: Máy đo huyết áp bắp tay của A & D:

Sản phẩm khá phù hợp với những người không am hiểu về công nghệ. Thiết bị được thiết kế với độ chính xác cao, đọc kết quả tốt. Có thể lưu trữ kết quả đo của tối đa 4 người dùng, trong đó mỗi người dùng được lưu tối đa 60 lần đo.

➤ Mỗi thiết bị đo huyết áp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Thông qua những thông tin mà bài viết đã phân tích, hy vọng bạn đọc có thể chọn cho mình một thiết bị đo huyết áp phù hợp nhất về mục đích sử dụng và khả năng chi trả. Lựa chọn một chiếc máy đo huyết áp tốt sẽ giúp theo dõi tình trạng huyết áp mọi lúc, mọi nơi để phòng tránh biến chứng hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm tại bài viết sau:

  • https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/how-pick-home-blood-pressure-monitor#1
  • https://www.verywellhealth.com/best-blood-pressure-monitors-4158050
Có thể bạn quan tâm: máy đo huyết áp
Nguyễn Thúy Anh - 18/03/2022
★★★★★★
Chia sẻ13

Bài viết liên quan

  • Tìm hiểu máy đo huyết áp Omron JPN1 – sản xuất tại Nhật

  • Máy đo huyết áp Omron Hem 8712 – Giá rẻ cho mọi nhà

  • Tìm hiểu và đánh giá máy đo huyết áp tự động Omron HEM-7121

  • Cách đo huyết áp đúng có thể bạn chưa biết

  • Máy đo huyết áp Omron JPN600 – Chất lượng Nhật Bản

  • Bình luận bài viết
  • Bình luận facebook

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

    Nổi bật

  • Tự theo dõi huyết áp tại nhà

  • Tăng huyết áp thứ phát là gì? Có nguy hiểm không?

  • Nguy hiểm thầm lặng từ bệnh huyết áp cao

  • Làm thế nào để biết bạn bị cao huyết áp?

Các thông tin trên website Huyetap.net mang tính chất tham khảo.

Mọi chỉ định về điều trị bệnh, sử dụng thuốc hay dinh dưỡng cần phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Copyright © 2019 huyetap.net. All rights reserved.

↑