Theo thống kê, 0.5% mẹ bầu bị tiền sản giật biến chứng thành sản giật. Nếu bạn đang bị tiền sản giật thì bạn nhất định phải biết các dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị dưới đây để chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuẩn nhất, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
Mục lục
Sản giật là gì?
Cứ 200 phụ nữ bị mang thai bị tiền sản giật thì có 1 người bị sản giật. Sản giật là một biến chứng nặng của tiền sản giật. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi huyết áp cao dẫn đến co giật khi mang thai, thậm chí gây hôm mê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và em bé.
☛ Đọc thêm về chứng tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật dành cho mẹ bầu bị cao huyết áp.
Nguyên nhân gây ra sản giật
Một vài nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:
- Tiền sản giật: Là nguyên nhân hàng đầu gây sản giật ở mẹ bầu, nếu tiền sản giật biến chứng, ảnh hưởng đến não bộ, gây co giật, hôn mê,… thì thành sản giật.
- Các vấn đề về mạch máu.
- Một số ảnh hưởng về não, hệ thần kinh.
- Do chế độ ăn uống thiếu chất của mẹ bầu.
- Do gen di truyền của mẹ bầu.
Đối tượng dễ bị sản giật
Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây, bạn có nguy cơ bị sản giật:
- Đang bị tiền sản giật
- Mẹ mang thai sớm (trước 20 tuổi) hoặc muộn (sau 35 tuổi)
- Mẹ bầu đang mang thai đôi hoặc thai ba
- Phụ nữ mang thai lần đầu
- Phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc tình trạng bệnh có liên quan đến mạch máu.
- Phụ nữ mang thai có các triệu chứng của bệnh thận
Các triệu chứng của sản giật
Biến chứng của tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật. Vì thế, bạn cần hiểu và nắm rõ tình trạng của cả hai bệnh. Mẹ bầu bị sản giật có thể có các triệu chứng giống như tiền sản giật:
- Huyết áp cao: Huyết áp cao khiến tim và thận của mẹ bầu hoạt động vô cùng căng thẳng.
- Phù nề: Mặt có dấu hiệu sưng phù khó chịu cũng là một triệu chứng của sản giật.
- Đau đầu: Cơ thể mỏi mệt, thần kinh đau nhức, cảm thấy căng thẳng và đau đầu kéo dài.
- Tăng cân không kiểm soát.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Có vấn đề về thị lực: Cảm thấy bị mờ mắt, cảm thấy khó chịu khi nhìn.
- Bị đau bụng: Đặc biệt là bụng trên và bụng phía bên phải.
Triệu chứng điển hình khi tiền sản giật biến chứng thành sản giật là:
- Co giật: Thường có các chuyển động đột ngột và cùng lúc ở tay, chân và cơ thể, có thể trải qua cảm giác kỳ lạ trước khi bị co giật.
- Mất ý thức: Không còn nhận thức được mọi việc xung quanh mình.
- Thần kinh kích động: Cảm thấy bứt rứt, khó chịu, cáu kỉnh kèm theo các hành động đập phá đồ đạc không kiểm soát.
Biến chứng nguy hiểm của sản giật
Mẹ có thể gặp các biến chứng như hội chứng tiền sản giật.
Đối với thai phụ: Mẹ có thể bị đột quỵ hoặc nặng hơn là tử vong nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
Đối với thai nhi: Thai nhi kém phát triển, sinh non hoặc chết lưu.
Phòng ngừa hội chứng sản giật đúng cách
Nếu mẹ bị tiền sản giật, cần đặc biệt lưu ý những thay đổi bất thường ở cơ thể và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nếu có triệu chứng đặc biệt nào. Ngoài ra, mẹ vẫn nên duy trì các chế độ sau:
- Thăm khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn;
- Lên thực đơn ăn uống sao cho đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và em bé;
- Nên ăn nhạt để giảm các chứng bệnh về tim mạch, phù nề tay chân, các bệnh về thận;
- Chăm sóc bản thân và sức khỏe, kiêng kỵ thời kỳ hậu sản;
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn;
- Theo dõi tình trạng huyết áp, nước tiểu, cân nặng, cử động của thai nhi hàng ngày…. và ghi lại các kết quả để báo lại với bác sĩ trong lần khám tiếp theo. Để theo dõi huyết áp chính xác, các lần đo huyết áp bạn nên sử dụng 1 loại máy đo huyết áp. Hiện nay, có rất nhiều loại máy đo huyết áp rất tiện lợi cho người sử dụng và Omron là thương hiệu hàng đầu Thế giới đang được rất nhiều người tin dùng.
- Bạn có thể tham gia các nhóm hoạt động xã hội hoặc nói chuyện với những mẹ đã hoặc đang bị sản giật. Tuy nhiên, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ vẫn là ưu tiên hàng đầu.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường để tránh những diễn biến xấu,…
Chẩn đoán và điều trị sản giật hiệu quả
Kỹ thuật chẩn đoán sản giật
- Xét nghiệm máu: Cụ thể là đo lường số lượng tế bào hồng cầu trong máu của bạn và số lượng tiểu cầu để xem máu của bạn đông như thế nào. Xét nghiệm máu cũng sẽ giúp kiểm tra chức năng thận và gan của bạn, nếu chức năng này có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc nước tiểu, dẫn đến protein trong máu có thể rò rỉ ra nước tiểu bên ngoài, dẫn đến biến chứng sản giật.
- Xét nghiệm creatinin: Creatinine là một sản phẩm thải được tạo ra bởi các cơ. Thận của người bình thường sẽ lọc hầu hết creatinine từ máu của bạn, nhưng nếu các tiểu cầu bị tổn thương, lượng creatinine dư thừa sẽ vẫn còn trong máu. Có quá nhiều creatinine trong máu có thể chỉ ra tiền sản giật, nhưng có trường hợp sẽ gây nên sản giật.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra protein và tốc độ bài tiết trong cơ thể. Lượng protein quá cao trong nước tiểu cũng là nguyên nhân khiến tiền sản giật biến chứng thành sản giật.
Phương pháp điều trị sản giật
Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn và điều trị bằng thuốc chống co giật hoặc thuốc hạ huyết áp để ngăn ngừa biến chứng thành sản giật. Bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc đến khi em bé có thể chào đời.
Nếu bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật nặng, bạn có thể phải sinh con sớm. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng thai nhi để đưa ra quyết định phù hợp. Bạn có thể sinh con sớm từ tuần thứ 32 đến 36 nếu tình trạng diễn biến nặng hoặc đã sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả.
Kết luận
Triệu chứng của tiền sản giật và sản giật có thể sẽ hết sau khi sinh từ vài ngày cho đến vài tuần. Tuy nhiên, hội chứng tiền sản giật và sản giật có thể sẽ lặp lại trong những lần mang thai sau. Vì thế, mẹ nên nhớ, khi mang thai cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi huyết áp cho đến hết thai kỳ.
Nắm được các kiến thức trên về sản giật, mẹ không nên quá lo lắng nếu luôn tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và theo dõi các trạng thái của bản thân, hoạt động của em bé trong bụng mẹ.
Khi bạn bị tiền sản giật, chắc chắn bác sĩ của bạn đã lường trước nguy cơ biến chứng thành sản giật và lên lộ trình thăm khám, kiểm tra đầy đủ. Do đó, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái để em bé trong bụng được khỏe mạnh nhất.
Trên đây là một số thông tin về sản giật mà mẹ bầu cần nắm được. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé, mẹ bầu cần tham khảo các nguồn tin chính xác để tìm hiểu về bệnh, đồng thời tìm bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để được tư vấn và thăm khám thường xuyên.
Tham khảo thêm tại các bài viết sau:
https://www.healthline.com/health/eclampsia