Tỷ lệ người bị tăng huyết áp nguyên phát chiếm 95% trong tổng số người bị tăng huyết áp. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh này và tìm cho mình phương pháp phòng tránh, chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Mục lục
- Tăng huyết áp nguyên phát là gì?
- Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp nguyên phát:
- Các triệu chứng của tăng huyết áp nguyên phát là gì?
- Làm sao để biết mình bị tăng huyết áp?
- So sánh giữa Huyết áp bình thường và huyết áp bất thường
- Biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát
- Làm thế nào là chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát?
- Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp nguyên phát đúng cách
- Kết luận
Tăng huyết áp nguyên phát là gì?
Tăng huyết áp nguyên phát là huyết áp tăng mà không rõ nguyên nhân. Đây cũng được gọi là tăng huyết áp vô căn. Tình trạng cao huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất, áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường.
Hầu hết các trường hợp huyết áp cao được phân loại là tăng huyết áp nguyên phát. Một loại tăng huyết áp khác là tăng huyết áp thứ phát (là huyết áp cao có nguyên nhân xác định, chẳng hạn như bệnh thận)
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp nguyên phát:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, sự đàn hồi của mạch máu ít nhiều có sự ảnh hưởng, từ đó tăng nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp. Từ 40 – 60 là độ tuổi dễ bị cao huyết áp nhất. Trong đó, từ 60 tuổi trở lên, nữ giới dễ bị mắc chứng bệnh này hơn so với nam giới.
- Do gen di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc cao huyết áp thì nguy cơ bạn bị nhiễm căn bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.
- Do béo phì: Chế độ ăn uống không khoa học, lượng dầu mỡ tích tụ trong cơ thể khiến máu khó lưu thông,… Cơ thể vượt quá mức cân nặng bình thường sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
- Sử dụng quá lượng muối cho phép: khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị giữ nước nhiều dẫn đến tăng huyết áp.
Tăng huyết áp nguyên phát thường không có biểu hiện rõ ràng, kể cả khi bạn bị tăng huyết áp ở mức độ cao. Thường thì khi đi khám sức khỏe định kỳ, bạn mới có thể phát hiện ra bệnh thông qua các thay đổi ở số đo huyết áp.
Làm sao để biết mình bị tăng huyết áp?
Kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất để bạn biết tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn phải biết cách đo huyết áp và đọc kết quả.
Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng phân số, chẳng hạn như 120/80 mmHg, với mmHg là đơn vị đo huyết áp. Cách đọc chỉ số huyết áp sau khi đo như sau:
- Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể
- Số thứ hai là áp suất tâm trương, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi cơ tim giãn ra.
Chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động lên xuống trong ngày. Chúng thay đổi sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi, lúc cơ thể bị đau và khi bạn căng thẳng hoặc tức giận. Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp tăng cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn chỉ được chẩn đoán bị cao huyết áp nếu kết quả đo từ 2 – 3 lần đều vượt phạm vi lý tưởng.
So sánh giữa Huyết áp bình thường và huyết áp bất thường
Huyết áp bình thường là dưới 120/80 mm thủy ngân (mmHg).
Huyết áp tăng cao hơn huyết áp bình thường, nhưng không đủ cao để nhận định bạn bị tăng huyết áp sẽ có chỉ số:
- Huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 mmHg
- Huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
Tăng huyết áp giai đoạn 1 là:
- Huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg
- Hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg
Tăng huyết áp giai đoạn 2 là:
- Huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg,
- Hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg
Biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát
Mặc dù không xác định được cụ thể nguyên nhân của tăng huyết áp nguyên phát nhưng biến chứng của căn bệnh này vô cùng nguy hiểm. Đó là:
Gây ra tổn thương vĩnh viễn cho động mạch: Khiến các động mạch máu bị va đập mạnh, lâu dần gây ra tổn thương, ít co giãn hơn. Biến chứng này khiến thành động mạch bị xơ vữa, tăng nguy cơ tích tụ chất béo, lưu thông máu bị trì trệ,…
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim: Tăng huyết áp xảy ra càng nhiều thì tim hoạt động càng mạch. Điều này có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng cơ tim dẫn đến đau tim, trụy tim,…
Ảnh hưởng đến não bộ: Tăng huyết áp làm giảm lượng oxy cần thiết cho não. Từ đó, não hoạt động không bình thường, lâu dần sẽ khiến não bị chết dây thần kinh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe
Biến chứng nguy hiểm khác: Ngoài não, tim và thành động mạch, tăng huyết áp còn có ảnh hưởng nặng nề đến các bộ phận khác. Điển hình phải kể đến thận, mắt, trí nhớ, khả năng giao tiếp,… của con người.
Làm thế nào là chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát?
Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bằng máy đo huyết áp. Nếu huyết áp của bạn cao, bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra huyết áp tại nhà trong khoảng thời gian đều đặn.
Ngoài ra, bạn cũng phải làm các xét nghiệm bao gồm soi mắt và khám nhịp tim, phổi cũng như lưu lượng máu ở cổ.
Các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt có thể cho biết liệu bạn có gặp phải võng mạc cao huyết áp – biến chứng do tình trạng tăng huyết áp lâu ngày gây ra – hay không.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận:
- Xét nghiệm cholesterol: kiểm tra mức độ cholesterol trong máu
- Siêu âm tim: sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào không
- Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): ghi lại hoạt động điện của tim bạn
- Thận và các xét nghiệm chức năng khác: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.
Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp nguyên phát đúng cách
Phòng ngừa tăng huyết áp đúng cách
Cần nắm rõ những cách phòng ngừa cơ bản như:
- Kiểm soát cân nặng: Chúng ta cần duy trì cân nặng hợp lý. Bởi đa số những người béo phì, thừa cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn những có cân nặng hợp lý.
- Có thực đơn, chế độ ăn uống phù hợp: Nên ăn rau xanh, trái cây, hạn chế tinh bột, sử dụng thực phẩm chức năng, sử dụng ngũ cốc thô để bổ sung chất xơ, ăn cá thay vì thịt đỏ bởi axit béo có trong cá không bão hòa, hạn chế hấp thụ cholesterol vào máu. Sử dụng dầu thực vật, hạn chế ăn đồ chiên rán ngập dầu mỡ.
- Không nên ăn da và nội tạng động vật, các thức ăn mặn, giàu natri, không ăn đồ ăn nhanh
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá,..
- Nên tập thể dục hàng ngày để cơ thể luôn dẻo dai, khỏe mạnh.
- Sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Đi ngủ đúng giờ, không ăn quá no, không làm việc quá nhiều gây stress, tránh bỏ bữa,..
Điều trị tăng huyết áp nguyên phát
Căn bệnh tăng huyết áp nguyên phát chưa tìm được phương pháp điều trị tận gốc. Để tình trạng bệnh phát triển với tốc độ chậm, có thể kiểm soát thì một thói quen sống lành mạnh sẽ là tốt nhất lúc này.
Hãy thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, cụ thể:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân.
- Không hút thuốc
- Hạn chế uống rượu: Không quá một ly mỗi ngày nếu là nữ giới và hai ly một ngày nếu là nam giới.
- Giảm căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
- Chế độ ăn ít natri, giàu kali và chất xơ.
Bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc giúp bạn hạ huyết áp. Các loại thuốc huyết áp phổ biến nhất bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide / HCTZ (Microzide)
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) như captopril (Capoten)
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) như losartan (Cozaar)
- Chất ức chế renin như aliskiren (Tekturna)
Kết luận
Tăng huyết áp không thể ổn định trong một vài ngày. Vì thế, khi mắc bệnh cao huyết áp, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.
Người bị tăng huyết áp phải sử dụng thuốc và các thực phẩm chức năng để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp với những loại thuốc giống nhau. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với cơ địa của mình.
Việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp tăng cần đi kèm với một lối sống lành mạnh. Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe, giảm tình trạng và diễn biến của bệnh lý, mang lại cho chúng ta cơ thể mạnh khỏe nhất.
Và cuối cùng, để hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả, bạn cần theo dõi huyết áp của mình thường xuyên, chúng tôi khuyến nghị bạn nên tự trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp điện tử, chỉ với loanh quanh 1 triệu, bạn có thể tự sắm cho mình một chiếc máy đo huyết áp Omron, là thương hiệu số 1 thế giới về máy đo huyết áp.
Tham khảo thêm tại: https://www.healthline.com/health/essential-hypertension#treatment