Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp, 25% trường hợp đẻ non do bệnh. Trong đó tiền sản giật và sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Vậy mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ cần lưu ý những điều gì để cả mẹ và em bé sinh ra được khỏe mạnh nhất? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp.
Mục lục
- Cao huyết áp thai kỳ là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ?
- Mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ có biểu hiện gì?
- Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
- Tôi phải làm gì nếu bị tăng huyết áp thai kỳ?
- Khi nào tôi nên gặp bác sĩ ngay lập tức?
- Làm sao chắc chắn tôi không bị tiền sản giật trong thai kỳ?
- Tôi có thể sinh thường được không?
- Sau khi sinh xong, sức khỏe của tôi và em bé có ảnh hưởng gì không?
- Tôi có cho con bú được không?
Cao huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ là huyết áp cao bắt đầu từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ mà trước đó người phụ nữ có chỉ số huyết áp bình thường. 3 tháng sau khi sinh, huyết áp của người mẹ sẽ trở lại bình thường.
Tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe trong cả quá trình mang thai và sau khi sinh. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng đến cả mẹ và em bé.
Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ?
Tăng huyết áp thai kỳ có thể do:
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo (ăn quá mặn)
- Không hoạt động thể chất, dưỡng thai
- Thời tiết quá nắng nóng hoặc quá lạnh
- Người phụ nữ khi mang thai trên 35 tuổi
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh gây nên biến chứng tăng huyết áp
Mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ có biểu hiện gì?
Một số bà bầu có biểu hiện khi tăng huyết áp, trong khi số còn lại thì không. Thông thường, các biểu hiện này xuất hiện trong nửa sau của thai kỳ, bao gồm:
- Phù (sưng) chân, tay;
- Tăng cân đột ngột;
- Thay đổi thị lực, chẳng hạn như mờ hoặc nhìn đôi;
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Đau ở phía trên bên phải của bụng, hoặc đau quanh dạ dày;
Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
➤ Đối với người mẹ, huyết áp cao có thể gây nên các biến chứng sau:
- Tiền sản giật: Là tình trạng tăng huyết áp vào nửa sau thai kỳ (từ 20 tuần thai) và có sự hiện diện của đạm trong nước tiểu của thai phụ. Ngay cả khi bị tiền sản giật nhẹ cũng nên hết sức lưu ý để tránh biến chứng nặng hơn, như sản giật, phù phổi cấp .
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé sau khi sinh
- Dễ bị tăng huyết áp ở lần mang thai tiếp theo
- Dễ mắc các bệnh mãn tính như thận, tim,…
➤ Đối với thai nhi, huyết áp cao có thể gây nên các biến chứng sau:
- Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến bé phát triển chậm, có thể có cân nặng dưới chuẩn trung bình, nặng hơn là tử vong trong bụng mẹ.
- Sinh non : Ngay cả khi được điều trị, phụ nữ mang thai bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật có thể cần sinh sớm để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và em bé. Đối với những trẻ sinh quá sớm có thể dẫn tới tử vong.
Tôi phải làm gì nếu bị tăng huyết áp thai kỳ?
Nếu bị tiền sản giật nhẹ, bạn nên thường xuyên đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe 3 – 4 ngày/lần về cân nặng và huyết áp để đảm bảo chúng luôn ở mức ổn định. Mẹ bầu cũng nên tự theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày và báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý, bao gồm:
- Nên hạn chế muối, ăn 6g/ngày (Natri ≤ 2000mg/ngày).
- Nên ăn thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, thịt nạc cá và trứng…
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng (gan, tim, thận), thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, các đồ uống có cồn.
Ngoài ra, khi bị tăng huyết áp khi mang thai, bạn cần thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để có thể ghi chép lại sự thay đổi của các chỉ số huyết áp của bạn mỗi ngày. Từ đó có thể giúp bạn và bác sĩ đưa ra quyết định về việc điều trị của bạn, chẳng hạn như điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc, thay đổi lối sống phù hợp.
Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm máy đo huyết áp phù hợp, đem lại kết quả chính xác Huyetap.net khuyến nghị quý khách nên lựa chọn thương hiệu máy đo huyết áp Omron. Đây là thương hiệu số 1 về máy đo huyết áp trên Thế Giới đang được rất nhiều người dùng lựa chọn bởi nó rất dễ sử dụng và mang lại kết quả chính xác cao.
Khi nào tôi nên gặp bác sĩ ngay lập tức?
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu bạn gặp các tình trạng sau:
- Cảm thấy thai không cử động nhiều như bình thường.
- Bắt đầu có những cơn co thắt. Cơn co xuất hiện khi cơ tử cung co bóp, có thể gây đau và làm bụng của bạn trở nên cứng.
- Đau bụng.
- Chảy máu từ âm đạo.
- Bất kỳ triệu chứng tiền sản giật, có thể bao gồm:
- Đau đầu
- Thay đổi thị lực, như nhìn mờ hoặc nhìn thấy chớp sáng
- Đau bụng trên
Làm sao chắc chắn tôi không bị tiền sản giật trong thai kỳ?
Như đã thống kê ở trên, 25% người bị tăng huyết áp thai kỳ có nguy cơ bị tiền sản giật. Do đó, nếu bạn đang bị cao huyết áp thai kỳ, cần cân nhắc kỹ về nguy cơ mắc tiền sản giật.
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh lý của bạn và các thành viên trong gia đình cũng như đo huyết áp, cân nặng và chiều cao. Từ tuần thai thứ 11 đến 13, bác sĩ sẽ siêu âm, xét nghiệm và tính toán xác suất bạn có thể bị tiền sản giật. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ thấp, bạn vẫn nên tiếp tục khám thai định kỳ để được theo dõi tốt nhất.
Tôi có thể sinh thường được không?
Bạn có thể được đề nghị kích thích để chuyển dạ trước ngày sinh dự kiến để tránh biến chứng. Tại Bệnh viện Từ Dũ, gần 40% sản phụ bị tiền sản giật vẫn sinh thường khỏe mạnh, còn lại được mổ lấy thai theo chỉ định. Nếu có biểu hiện của tiền sản giật nặng hoặc các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ cân nhắc cách sinh phù hợp với mỗi sản phụ để bạn được “mẹ tròn con vuông”
Sau khi sinh xong, sức khỏe của tôi và em bé có ảnh hưởng gì không?
Đối với thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ, thông thường, huyết áp sẽ trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đau đầu kéo dài, nhìn mờ, đau giữa bụng phía trên rốn hay lệch phải, tức ngực, khó thở, phù (ứ nước) đến tay, mặt hay mi mắt; hoặc cảm giác mệt mỏi; hãy đến khám sau sinh 6 tuần.
Phụ nữ bị tiền sản giật có khả năng bị cao huyết áp hay các bệnh lý tim mạch sau này. Do đó, bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Nếu bị tăng huyết áp khi mang thai, bạn có khả năng sinh con sớm hơn bình thường. Sức khỏe có thể không bằng em bé sinh đúng ngày đúng tháng. Nhưng nếu huyết áp được kiểm soát tốt trong thai kỳ, em bé có thể sẽ khỏe mạnh hơn.
Tôi có cho con bú được không?
Rất nhiều mẹ thắc mắc rằng liệu mẹ bầu bị cao huyết áp có cho con bú được hay không. Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tăng huyết áp thai kỳ không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và bạn có thể cho bé bú mẹ trực tiếp.
Tuy nhiên, nếu bạn đang phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng để có được câu trả lời chính xác nhất.
Bạn hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia
Lời kết: Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu có thể hình dung được nguyên nhân, biến chứng của tăng huyết áp thai kỳ. Nắm được các thông tin trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm dưỡng thai kết hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh!
Tham khảo thêm tại các bài viết sau:
- https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm
- https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/cao-huyet-ap-do-thai-hoi-chung-tien-san-giat-san-giat/